3. CÁC NGHĨA VỤ CHUNG TRONG GATS
3.2. Quan điểm “thương mại dịch vụ” trong hệ thống pháp lý của Việt Nam
Hệ thống pháp lý của Việt Nam bao gồm rất nhiều các văn bản pháp lý phức tạp liên quan đến thương mại dịch vụ - từ luật, pháp lệnh của Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đến nghị định, quyết định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, thơng tư và thậm chí là các quyết định của các bộ. Các văn bản pháp luật liên quan đến nhiều lĩnh vực áp dụng khác nhau, bao gồm không chỉ thương mại dịch vụ và đầu tư nước ngoài, cạnh tranh, xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú của người nước ngoài ở Việt Nam. Các văn bản pháp lý đặc biệt chỉ điều chỉnh một vài ngành dịch vụ cụ thể, ví dụ Luật Bảo hiểm, Pháp lệnh Bưu chính Viễn thơng.
Luật Thương mại (Điều 3.9) đưa ra định nghĩa về “cung cấp dịch vụ” trong hệ thống luật của Việt Nam. Cung cấp dịch vụ bao gồm các hoạt động thương mại trong đó một bên (dưới đây gọi là nhà cung cấp dịch vụ) cung cấp một dịch vụ cho một bên khác và nhận được tiền thanh toán. Bên sử dụng dịch vụ (dưới đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ phải trả cho nhà cung cấp dịch vụ và có quyền sử dụng dịch vụ mà hai bên thống nhất. Điều 75 của Luật Thương mại đề cập các Phương thức cung cấp dịch vụ như sau:
29 Tham khảo sách xuất bản bởi MUTRAP và Bộ Thương mại, Hưóng dẫn các cam kết của Việt Nam về thương mại dịch vụ trong WTO, Hà Nội, 2006
“(1) Trừ khi được quy định khác trong luật hoặc điều ước mà Việt Nam là một bên tham gia, các thương nhân sẽ có các quyền cung cấp những dịch vụ sau đây:
a/ Cung cấp dịch vụ cho những người cư trú ở Việt Nam để sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam;
b/ Cung cấp dịch vụ cho những người không cư trú ở Việt Nam để sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam
c/ Cung cấp dịch vụ cho những người cư trú ở Việt Nam đế sử dụng ở lãnh thổ nước ngoài;
d/ Cung cấp dịch vụ cho những người không cư trú ở Việt Nam đế sử dụng ở lãnh thổ nước ngoài.
(1.2). Trừ khi được quy định khác trong luật hoặc điều ước mà Việt Nam là một bên tham gia, các thương nhân sẽ có các quyền sử dụng những dịch vụ sau đây:
a/ Sử dụng các dịch vụ được cung cấp trong lãnh thổ Việt Nam bởi những người cư trú ở Việt Nam;
b/ Sử dụng các dịch vụ được cung cấp ở Việt Nam bởi những người không cư trú ở Việt Nam;
c/ Sử dụng các dịch vụ được cung cấp ở lãnh thổ nước ngoài bởi những người cư trú ở Việt Nam;
d/ Sử dụng các dịch vụ được cung cấp ở lãnh thổ nước ngoài bởi những người không cư trú ở Việt Nam;
Mặc dù định nghĩa này không thể hiện được quan điểm tại Điều 1 GATS về đàm phán cam kết tiếp cận thị trường đối với các dịch vụ được cung cấp theo thẩm quyền của Chính phủ nhưng Định nghĩa này nhìn chung phù hợp với định nghĩa tại Điều 1.2 GATS. Tuy nhiên, điều này không phải là một vấn đề đối với hoạt động hiện tại của Dự án MUTRAP bởi vì định nghĩa pháp lý về thương mại dịch vụ nêu trên không tạo nên bất kỳ quyền lợi hoặc nghĩa vụ GATS nào có thể phải thực hiện. Thật đáng hoan nghênh là hệ thống pháp lý của Việt Nam về cơ bản đã tuân theo định nghĩa về thương mại dịch vụ của GATS và cách thức phân chia 4 Phương thức cung cấp dịch vụ theo GATS. Trên thực tế, định nghĩa này cũng được sử dụng trong hầu hết các hiệp định thương mại song phương và khu vực, bao gồm Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ.