5. CÁC DỊCH VỤ KINH DOANH
5.9. Dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ (CPC 883)
5.9.1 Cam kết của Việt Nam về dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ
Nhóm này bao gồm các hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực dầu và khí cung ứng trên cơ sở hợp đồng hoặc thu phí bao gồm: khoan có định hướng và khoan lại, khoan dập; xây giàn
57 Tham khảo tài liệu cập nhập pháp lý của USVTC, cit. trang 69. 58 Tham khảo báo cáo, cit., trang 86.
khoan, sửa chữa và tháo lắp; gắn xi măng cho vỏ bao giếng dầu và khí; giếng bơm; giếng bịt kín và giếng bỏ hoang; và các hoạt động dịch vụ khác.
Cam kết của Việt Nam không bao gồm cung ứng trang thiết bị, vật tư và hóa phẩm, dịch vụ căn cứ, dịch vụ tàu thuyền, dịch vụ sinh hoạt đời sống, dịch vụ bay. Chính phủ Việt Nam chỉ thị rõ các cam kết này không làm ảnh hưởng đến quyền của Chính phủ Việt Nam trong việc đưa ra các quy định và thủ tục cần thiết để quản lý các hoạt động có liên quan tới dầu và khí trong phạm vi lãnh thổ và quyền tài phán của Việt Nam.
Phương thức 1 không hạn chế, ngoại trừ các cơng ty khơng có hiện diện thương mại có thể phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định có liên quan của Việt Nam.
Phương thức 2 không hạn chế.
Hiện diện thương mại: Kể từ ngày gia nhập, cho phép hiện diện thương mại dưới hình thức liên doanh với tỷ lệ vốn góp của phía nước ngồi khơng vượt quá 49% (và 51% sau tháng 1/2010). Kể từ tháng 1/2012, cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngồi.
5.9.2 Khn khổ pháp lý của Việt Nam về kinh doanh dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ
- Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996, sửa đổi ngày 14/6/2005 (Luật sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/10/2005)
- Nghị định 76/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 - Nghị định 160/2005/NĐ-CP
Như báo cáo của chuyên gia trong nước đã chỉ ra, theo Luật Khoáng sản (20/3/1996), sửa đổi năm 2005, mọi hoạt động thăm dị, khai thác, xử lý và sử dụng khống sản phải tuân theo:
(i) Quy hoạch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn; (ii) Đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp;
(iii) Phối hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên khác, cảnh quan tự nhiên và di tích văn hóa - lịch sử;
(iv) Tạo điều kiện cho phát triển cơ sở hạ tầng, ổn định và cải thiện điều kiện sống của người dân địa phương trên địa bàn khai thác, xử lý khống sản và đảm bảo quốc phịng, an ninh, trật tự xã hội và an toàn.
Theo Luật Đầu tư, các loại dịch vụ này được xếp vào loại dịch vụ “có điều kiện” và có thể được cung ứng trước khi cấp phép đầu tư. Cơ quan cấp phép đầu tư có thẩm quyền phải xin ý kiến bằng văn bản của cơ quan cấp phép khai thác mỏ theo quy định tại Điều 46 Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005.
5.9.3 Triển khai tiếp theo về pháp lý
Theo chuyên gia trong nước, Việt Nam cần phải xem xét lại quy hoạch tổng thể về lĩnh vực khai thác mỏ và công bố ra công chúng. Danh sách dự án kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải bao gồm các dự án khai thác mỏ với thơng tin chi tiết có thể giúp nhà đầu tư xem xét việc đầu tư. Thủ tục cấp phép cho dự án khai thác mỏ yêu cầu phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan cấp phép khai thác mỏ gây ra quan ngại đối với các nhà đầu tư. Việc cải thiện thủ tục này chủ yếu phụ thuộc tiến độ cải cách hành chính đang diễn ra trên phạm vi cả nước. Một vấn đề khác là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khai thác mỏ tại Việt Nam
chủ yếu là doanh nghiệp sở hữu Nhà nước. Kế hoạch cổ phần hóa các doanh nghiệp này như thế nào?59
Việc sửa đổi quy hoạch tổng thể cho lĩnh vực khai thác mỏ cần được hoàn tất càng sớm càng tốt. Ngoài ra, bản chất pháp lý của yêu cầu lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan cấp phép khai thác mỏ trong thủ tục cấp phép cần được làm rõ. Cuối cùng, thủ tục cấp phép cần phải rõ ràng và dễ đoán định hơn.