10.1. Cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ môi trường Phạm vi nghĩa vụ và các cam kết cụ thể Phạm vi nghĩa vụ và các cam kết cụ thể
Việt Nam cam kết 3 trong số 4 phân ngành liệt kê trong “Lĩnh vực dịch vụ môi trường” trong tài liệu MTN.GNS/W/120.
Các phân ngành đó là: - Dịch vụ xử lý nước thải - Dịch vụ xử lý rác thải
- Dịch vụ khác: Dịch vụ làm sạch khí thải và dịch vụ xử lý tiếng ồn, và dịch vụ đánh giá tác động môi trường
Việt Nam chưa cam kết gì về dịch vụ vệ sinh và các dịch vụ tương tự.
Cam kết - Tiếp cận thị trường
Cung cấp quan biên giới (Phương thức 1), Việt Nam cam kết đầy đủ về tiếp cận thị trường đối với dịch vụ tham vấn liên quan đến dịch vụ xử lý nước thải và dịch vụ xử lý rác thải, cũng như dịch vụ đánh giá tác động môi trường.
Tiêu dùng ở nước ngoài (Phương thức 2), Việt Nam cam kết đầy đủ về tiếp cận thị trường đối với tất cả các lĩnh vực dịch vụ.
Liên quan đến hiện diện thương mại (Phương thức 3), Việt Nam cam kết đầy đủ về tiếp cận thị trường (“KHƠNG CĨ GÌ”), nhưng “khẳng định” việc bảo lưu quyền dành các dịch vụ được cung cấp để thực thi quyền hạn của Chính phủ như được quy định tại Điều I: 3(c) cho các công ty độc quyền công hoặc các đặc quyền theo như quy định của GATS.
Đối với các dịch vụ KHÔNG được cung cấp để thực thi quyền hạn của Chính phủ Việt Nam cam kết đầy đủ về tiếp cận thị trường với hạn chế duy nhất tạm thời là “Sở hữu của bên nước ngồi khơng vượt quá 51% trong 4 năm kể từ ngày gia nhập”.
Việt Nam cũng cam kết cho phép các cơng ty nước ngồi kinh doanh dưới hình thức xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) và xây dựng - chuyển giao - vận hành (BTO) trong lĩnh vực dịch vụ xử lý rác thải và nước thải.
10.2. Hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam đối với kinh doanh dịch vụ môi trường trường
Nhằm thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi đã xem xét các luật, quy định và biện pháp liên quan đến (1) các biện pháp thuộc phạm vi Điều XVI và XVII của GATS và cần được đưa vào lịch biểu để có thể duy trì các luật, quy định và biện pháp này một cách hợp pháp đối với các dịch vụ có cam kết hoặc (2) không tuân thủ các nghĩa vụ GATS.
Bảng dưới đây thể hiện một danh sách biểu kiến và tạm thời các luật và quy định có thể coi là “thích hợp” với mục đích của nghiên cứu này.
Các luật và quy định chung liên quan đến Phương thức 3
Luật Doanh nghiệp 2005
Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 về đăng ký kinh doanh
Nghị định 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định việc đăng ký lại, chuyển nhượng và đăng ký mới Chứng chỉ đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi theo các quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư
Luật Đầu tư 2005
Nghị định 108/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư
Nghị định 62-1998-NĐ-CP về đầu tư trên cơ sở các hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao, xây dựng - chuyển giao - vận hành và xây dựng - chuyển giao áp dụng đối với đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
Nghị định 72/2006/NĐ-CP quy định cụ thể việc triển khai Luật Thương mại liên quan đến vấn đề Văn phòng đại diện và chi nhánh của các cơ quan nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam
Thông tư 11/2006/TT-BTM ngày 28//9/2006, hướng dẫn thi hành Nghị định 72/2006/NĐ-CP
Các luật và quy định ngành
Khơng có Khơng có
Trong bối cảnh khơng có các quy định giành riêng cho lĩnh vực dịch vụ môi trường, khung pháp lý chung về đầu tư trở thành cơ chế pháp lý duy nhất áp dụng trong thương mại lĩnh vực này đối với Phương thức 3. Theo những thông tin thu thập được từ Nhóm chun gia trong nước thì một “thông tư” đang được soạn thảo để điều chỉnh lĩnh vực dịch vụ môi trường.
Sự thống nhất giữa luật, quy định và các biện pháp của Việt Nam và của GATS:
Để rõ hơn về sự thống nhất so với GATS của các luật và quy định chung liên quan đến Phương thức 3, đề nghị tham khảo thêm phần thảo luận
Theo hướng nghiên cứu trên, chúng tơi chưa thấy có sự khơng thống nhất nào.
10.3. Triển khai tiếp theo về pháp lý
Đảm bảo là thông tư đề cập trong đoạn 10.2 tuân thủ các nghĩa vụ và cam kết của Việt Nam trong GATS .