Khuôn khổ pháp lý của Việt Nam cho kinh doanh dịch vụ giải trí, văn hóa và thể

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các cam kết và nghĩa vụ của việt nam theo hiệp định GATs (Trang 138 - 195)

14. DỊCH VỤ GIẢI TRÍ, VĂN HÓA VÀ THỂ THAO

14.2Khuôn khổ pháp lý của Việt Nam cho kinh doanh dịch vụ giải trí, văn hóa và thể

14.1 Cam kết của Việt Nam về dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao Phạm vi nghĩa vụ và các cam kết cụ thể Phạm vi nghĩa vụ và các cam kết cụ thể

Việt Nam có cam kết về:

- Dịch vụ giải trí (bao gồm nhà hát, nhạc sống và xiếc) (CPC 9619), trong đó bao gồm

o 96191 - Dịch vụ của nhà sản xuất nhà hát, nhóm hát, ban nhạc và dàn nhạc

o 96192 - Dịch vụ của tác giả, nhà biên soạn, nhà điêu khắc, người làm công tác giải trí và các nghệ sĩ khác

o 96193 - Các dịch vụ phụ trợ

o 96194 - Dịch vụ rạp xiếc, công viên giải trí và các dịch vụ tương tự

o 96195 - Dịch vụ sàn nhảy, vũ trường và hướng dẫn nhảy

o Các dịch vụ giải trí khác - Kinh doanh trò chơi điện tử

Cam kết

Việt Nam chưa cam kết về Phương thức 1; cam kết đối với Phương thức 2. Về hiện diện thương mại:

- Chưa cam kết đối với dịch vụ giải trí; kể từ ngày 11/1/2012 các thương nhân nước ngoài có quyền hiện diện thương mại thông qua liên doanh với mức vốn góp nước ngoài không quá 49%;

- Việc kinh doanh các dịch vụ trò chơi điện tử chỉ được thực hiện thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác Việt Nam được phép cung ứng dịch vụ. Vốn góp nước ngoài không được vượt quá 49% tổng vốn pháp định của liên doanh. Chưa cam kết về Phương thức 4.

14.2 Khuôn khổ pháp lý của Việt Nam cho kinh doanh dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao và thể thao

Dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp lý sau: - Thông tư 69/2006/TT-BVHTT ngày 28/8/2006 của Bộ Văn hóa Thông tin hướng

dẫn thực hiện một số quy định về kinh doanh vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử; - Nghị định 11/2006/NĐ-CP ngày 18/1/2006 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt

động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng (bao gồm cả trò chơi điện tử);

- Thông tư 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA ngày 1/6/2006 hướng dẫn quản lý trò chơi điện tử trực tuyến.

Quy định về dịch vụ văn hóa là quy định trong nước, áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp nhưng có phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài. Đến nay, Việt Nam đã có luật và quy định riêng cho các dịch vụ vui chơi và dịch vụ kinh doanh trò chơi điện tử.

Triển khai tiếp theo về pháp lý

Theo báo cáo của chuyên gia trong nước, lĩnh vực này chịu sự điều chỉnh của các quy định được coi là “các quy định trong nước. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xác minh được tính không phân biệt đối xử trong việc áp dụng các quy định này cũng như khuôn khổ pháp lý đã đủ minh bạch hay chưa. Ngoài ra, các quy định trong nước còn phải tuân thủ Điều VI của GATS.

15 DỊCH VỤ VẬN TẢI 15.1 Dịch vụ vận tải biển

Các cam kết về dịch vụ vận tải biển bao gồm 3 lĩnh vực chính: - Dịch vụ vận tải biển

- Các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển

Cần lưu ý đối với vận tải biển, theo Đoạn 4 Quyết định về Dịch vụ vận tải biển ngày 3/7/199684, Điều II GATS và Phụ lục các miễn trừ của Điều II tạm thời chưa áp dụng đối với vận tải hàng hóa quốc tế, các dịch vụ hỗ trợ vận tải, quyền tiếp cận và sử dụng các dịch vụ cảng cho đến khi kết thúc vòng đàm phán kế tiếp về dịch vụ. Tuy nhiên, Đoạn 4 Quyết định này không áp dụng đối với các cam kết cụ thể về dịch vụ vận tải biển trong biểu cam kết cụ thể của mỗi Thành viên. Danh sách các miễn trừ MFN duy nhất không bị tạm thời chưa áp dụng là các miễn trừ mà các Thành viên duy trì trong cam kết cụ thể của mình trong lĩnh vực này.

15.1.1. Cam kết của Việt Nam về Dịch vụ vận tải biển Miễn trừđối xử tối huệ quốc (MFN)

Việt Nam được hưởng hai miễn trừ MFN sau:

- đối với vận tải biển, Việt Nam được miễn trừ MFN cho tất cả các biện pháp dựa trên những thỏa thuận về các hoạt động kinh doanh thông thường của các công ty con thuộc sở hữu toàn bộ của các hãng tàu nước ngoài; miễn trừ này có thời hạn áp dụng trong 5 năm và tác động đến tất cả các thỏa thuận song phương với các thành viên WTO trong lĩnh vực này.

- dịch vụ vận tải biển (vận chuyển hàng hóa bằng xe tải trong nội địa; kho và lưu kho hàng hoá; trạm làm hàng container) được hưởng đối xử ưu đãi theo hiệp định song phương giữa Việt Nam và Singapore. Miễn trừ này có thời hạn áp dụng 10 năm.

Phạm vi nghĩa vụ và các cam kết cụ thể

84 Tham khảo tài liệu WTO số S/L/24. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dịch vụ vận tải hành khách, trừ vận tải nội địa (CPC 7211) và Dịch vụ vận tải hàng hóa, trừ vận tải nội địa (CPC 7212) có trong cam kết. CPC 7211 được chia thành 2 phân nhóm: vận tải hành khách bằng tàu phà đi đại dương hoặc đi ven biển, bao gồm cả tàu cánh ngầm và tàu đệm không khí theo hoặc không theo lịch trình (CPC 72111), và vận tải hành khách qua biển hoặc các vùng nước ven biển bằng tàu đi biển theo hoặc khôngtheo lịch trình, bất kể hạng dịch vụ, bao gồm cả vận tải hành lý mang theo của hành khách (CPC 72119). CPC 7212 được chia thành 4 phân nhóm:

- CPC 72121 - Vận tải hàng hóa đông lạnh - CPC 72122 - Vận tải khí hoặc chất lỏng - CPC 72123 - Vận tải hàng container

- CPC 72129 - Vận tải các loại hàng hóa khác (bao gồm vận tải bằng tàu đi biển các loại hàng hóa khác không đưa được vào phân nhóm nào khác)

Tất cả các dịch vụ nêu trên đều có trong cam kết, trừ vận tải giữa các cảng trong lãnh thổ Việt Nam (vận tải nội địa).

Trong quá trình soạn thảo các cam kết về dịch vụ vận tải biển, Việt Nam đã áp dụng cái gọi là dự thảo biểu cam kết mô hình biển. Trong khi biểu này có phạm vi bao trùm rộng hơn (so với biểu khác có thể áp dụng được mô tả tại tài liệu WTO số GNS/W/120), biểu này không bao gồm việc cho phép nhà cung ứng dịch vụ của một Thành viên khác được hưởng các dịch vụ cảng85. Vì lý do này, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đã bổ sung một số hoạt động vào các cam kết cụ thể như sau:

1. Hoa tiêu; 2. Lai dắt;

3. Cung cấp lương thực, thực phẩm, nhiên liệu và nước 4. Thu gom nước và nước dằn thải;

5. Dịch vụ của cảng vụ; 6. Phao tiêu báo hiệu;

7. Các dịch vụ trên bờ cần thiết cho hoạt động của tàu, bao gồm thông tin liên lạc, cung cấp điện và nước;

8. Trang thiết bị sửa chữa khẩn cấp;

9. Dịch vụ neo đậu, cập cầu và neo buộc tàu; 10. Tiếp cận các dịch vụ đại lý hàng hải.

Cam kết

Phương thức 1 và 2.

Việt Nam chỉ cam kết đối với vận tải hàng hóa quốc tế. Điều này loại trừ tất cả các hình thức vận tải hành khách qua biên giới (CPC 7211). Không hạn chế về phương thức 2.

85 Tham khảo tài liệu WTO số S/C/W/62, Dịch vụ vận tải đường biển, Phần bối cảnh do Ban Thư ký viết, trang 19.

Phương thức 3.

Các cam kết về hiện diện thương mại có một số hạn chế sau Các hạn chế ngành

Kể từ khi gia nhập, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài86 chỉ được phép thực hiện 5 loại hoạt động, cụ thể là:

- Bán và tiếp thị dịch vụ vận tải biển qua giao dịch trực tiếp với khách hàng, từ niêm yết giá tới lập chứng từ;

- Đại diện cho chủ hàng;

- Cung cấp các thông tin kinh doanh theo yêu cầu;

- Chuẩn bị tài liệu liên quan tới chứng từ vận tải bao gồm chứng từ hải quan hoặc các chứng từ khác liên quan đến xuất xứ và đặc tính của hàng vận chuyển;

- Cung cấp dịch vụ vận tải biển bao gồm cả dịch vụ vận tải nội địa bằng tàu mang cờ Việt Nam trong trường hợp cung cấp dịch vụ vận tải tích hợp.

Sau 5 năm kể từ ngày gia nhập, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được phép thực hiện 2 loại hoạt động khác, cụ thể là:

- Thay mặt công ty tổ chức cho tàu vào cảng hoặc tiếp nhận hàng khi có yêu cầu; - Đàm phán và ký hợp đồng vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa liên

quan tới hàng hóa do công ty vận chuyển.

Hạn chế về hình thức pháp lý kết hợp với các hạn chế ngành khác

Chỉ cho phép đăng ký thành lập công ty nhằm điều hành một đội tàu mang cờ Việt Nam kể từ ngày 11/1/2009 dưới hình thức liên doanh trong đó phần vốn góp của nước ngoài không được vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh với các điều kiện sau:

- Thuyền viên nước ngoài được phép làm việc trên các tàu biển treo cờ Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam nhưng tổng số không vượt quá 1/3 định biên của tàu;

- Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chỉ cho phép việc cung ứng các dịch vụ vận tải biển quốc tế được định nghĩa trong biểu cam kết “là khả năng để các công ty vận tải biển nước ngoài thực hiện các hoạt động ở Việt Nam liên quan tới hàng hóa do các công ty đó vận chuyển và cần thiết để cung cấp dịch vụ vận tải tích hợp cho khách hàng của họ, trong đó vận tải biển quốc tế là công đoạn chính và do công ty vận tải biển liên quan cung cấp” dưới hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài kể từ ngày 11/1/2012: sau 5 năm chuyển tiếp kế tiếp, các công ty nước ngoài có thể thành lập liên doanh với 51% vốn nước ngoài.

Hạn chế về số nhà cung ứng

Kể từ khi gia nhập, Việt Nam chỉ cho phép 5 liên doanh với nước ngoài và hai năm một kế tiếp cho phép bổ sung 3 công ty. Kể từ 11/1/2012 sẽ bãi bỏ hạn chế về số lượng liên doanh. Bảng sau đây tóm tắt nội dung cam kết:

Thời hạn Số liên doanh cho phép Tổng số liên doanh cho phép 11/1/2007 5 5 11/1/2009 3 8 11/1/2011 3 11 11/1/2012 Không hạn chế Không hạn chế Cam kết bổ sung

Các lĩnh vực đánh số từ 1 đến 10 trong Đoạn “Phạm vi cam kết” mở cho các nhà cung ứng vận tải biển quốc tế theo các điều kiện và điều khoản hợp lý và không phân biệt đối xử. Liên quan đến khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ cảng vụ, mặc dù các dịch vụ đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, vận tải ven biển và trong đất liền và các dịch vụ phụ trợ không được nêu đầy đủ trong biểu cam kết, nhà điều hành dịch vụ vận tải đa Phương thức có khả năng tiếp cận các nhà cung ứng dịch vụ cảng vụ Việt Nam để thuê xe tải, toa xe

lửa, xà lan và các thiết bị liên quan để thực hiện dịch vụ giao nhận hàng quốc tế vận tải qua biển.

15.1.2 Cam kết của Việt Nam về các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển Dịch vụ xếp dỡ container

Phạm vi nghĩa vụ và các cam kết cụ thể

Dịch vụ xếp dỡ container (CPC 7411) bao gồm dịch vụ xếp dỡ hàng hóa đối với hàng vận tải trong các container đặc biệt cũng như dịch vụ sử dụng trang thiết bị của ga trên cơ sở hợp đồng hoặc trả phí, áp dụng với mọi Phương thức vận tải, kể cả dịch vụ bốc vác (cụ thể là bốc hàng, dỡ hàng và giải phóng hàng đóng container từ tàu tại cảng).

Cam kết

Chưa cam kết về Phương thức 1; về hiện diện thương mại, cho phép thành lập liên doanh trong đó tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 50%.

Dịch vụ thông quan

Phạm vi nghĩa vụ và các cam kết cụ thể

Theo ghi chú tại chân trang biểu cam kết, các dịch vụ thông quan nghĩa là “các hoạt động bao gồm việc thay mặt một bên khác thực hiện các thủ thục hải quan liên quan tới xuất khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảnh hàng hóa, dù dịch vụ này là hoạt động chính hay chỉ là một phần bổ sung thông thường trong hoạt động chính của nhà cung cấp dịch vụ”

Cam kết

Chưa cam kết về Phương thức 1; về hiện diện thương mại, cho phép thành lập liên doanh trong đó tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 51%. Hạn chế này sẽ bị bãi bỏ kể từ ngày 12/1/2012.

Dịch vụ kho bãi container

Phạm vi nghĩa vụ và các cam kết cụ thể

Như mô tả tại biểu cam kết, dịch vụ kho bãi container nghĩa là “là các hoạt động bao gồm lưu kho container, dù ở khu vực cảng hay trong nội địa, nhằm chất hàng vào/dỡ hàng ra,

sửa chữa và chuẩn bị container sẵn sàng cho việc gửi hàng.

Cam kết

Chưa cam kết về Phương thức 1; về hiện diện thương mại, cho phép nhà cung cấp nước ngoài được cung ứng dịch vụ thông qua thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam, trong đó tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 49% tổng vốn.

15.2 Dịch vụ vận tải hàng không

15.2.1 Cam kết của Việt Nam về dịch vụ vận tải hàng không Bán và tiếp thị sản phẩm hàng không

Phạm vi nghĩa vụ và các cam kết cụ thể

Dịch vụ bán và tiếp thị sản phẩm hàng không được định nghĩa là "các cơ hội cho nhà chuyên chở hàng không được bán và tiếp thị sản phẩm dịch vụ vận tải hàng không của mình một cách tự do, bao gồm mọi khía cạnh của việc tiếp thị như nghiên cứu thị trường, quảng cáo và phân phối. Các hoạt động này không bao gồm việc định giá dịch vụ vận tải hàng không hay các điều kiện áp dụng.87

Cam kết

Không hạn chế về phương thức 1 và 2. Các hãng hàng không nước ngoài được phép cung ứng dịch vụ tại Việt Nam thông qua các văn phòng hoặc đại lý bán vé của mình.

Dịch vụđặt, giữ chỗ bằng máy tính Phạm vi nghĩa vụ và các cam kết cụ thể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dịch vụ bán và tiếp thị sản phẩm hàng không được định nghĩa là "các cơ hội cho nhà chuyên chở hàng không được bán và tiếp thị sản phẩm dịch vụ vận tải hàng không của mình một cách tự do, bao gồm mọi khía cạnh của việc tiếp thị như nghiên cứu thị trường, quảng cáo và phân phối. Các hoạt động này không bao gồm việc định giá dịch vụ vận tải hàng không hay các điều kiện áp dụng"88.

Cam kết

Không hạn chế đối với các Phương thức từ 1 đến 3, ngoại trừ nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài phải sử dụng mạng viễn thông công cộng dưới sự quản lý của nhà chức trách viễn thông Việt Nam.

Dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa máy bay Cam kết

Không hạn chế đối với các Phương thức 1 và 2. Trong vòng 5 năm (đến ngày 11/1/2012) các công ty nước ngoài chỉ có thể hiện diện thương mại thông qua thành lập liên doanh, giới hạn vốn góp ở mức 51%. Sau đó các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được phép thành lập.

15.3 Dịch vụ vận tải đường sắt

15.3.1 Cam kết của Việt Nam về dịch vụ vận tải đường sắt

87 Tham khảo tài liệu WTO số S/C/W/270, trang 21. 88 Tham khảo tài liệu WTO số S/C/W/270, trang 21.

Phạm vi nghĩa vụ và các cam kết cụ thể

Bao gồm dịch vụ vận tải hành khách (CPC 7111, bao gồm vận tải liên thành, nội thành

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các cam kết và nghĩa vụ của việt nam theo hiệp định GATs (Trang 138 - 195)