Dịch vụ thuế

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các cam kết và nghĩa vụ của việt nam theo hiệp định GATs (Trang 64 - 68)

5. CÁC DỊCH VỤ KINH DOANH

5.3.Dịch vụ thuế

5.3.1 Cam kết của Việt Nam về dịch vụ thuế Phạm vi nghĩa vụ và các cam kết cụ thể

Các cam kết về dịch vụ thuế (CPC 863) bao gồm dịch vụ lập kế hoạch và tư vấn thuế kinh doanh (CPC 86301), dịch vụ chuẩn bị và kiểm tra thuế kinh doanh (CPC 86302), các dịch vụ lập kế hoạch và chuẩn bị thuế cá nhân (CPC 86303) và các dịch vụ khác liên quan đến thuế (CPC 86309), được định nghĩa là “các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch và quản lý thuế trừ thuế thu nhập và chuẩn bị các tài liệu theo yêu cầu của pháp luật”.

Các cam kết

Cam kết đầy đủ về Phương thức 1 và 2. Điều này nghĩa là công ty kiểm tốn nước ngồi có thể cung ứng mọi dịch vụ thuế cho cá nhân Việt Nam mà không phải thiết lập hiện diện thương mại trong nước.

Không hạn chế hiện diện thương mại không hạn chế, ngoại trừ hai điểm sau:

- Trong vòng 1 năm kể từ ngày gia nhập (đến ngày 11/1/2008), việc cấp phép được thực hiện theo từng trường hợp cụ thể, số lượng các nhà cung ứng dịch vụ sẽ do Bộ Tài chính quyết định dựa vào tình hình phát triển của thị trường Việt Nam (kiểm tra nhu cầu kinh tế). Cụ thể là tiêu chí chính để xác định nhu cầu kinh tế bao gồm số lượng doanh nghiệp, tình hình hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường và tác động của các doanh nghiệp này tới sự ổn định của thị trường và nền kinh tế. - Cũng trong giai đoạn này, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thuế có vốn đầu tư nước ngoài được cung ứng dịch vụ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và các dự án có tài trợ của nước ngồi tại Việt Nam.

Đối với các dịch vụ pháp lý, kiểm toán và lưu sổ kế toán, các chuyên gia thuế được coi là “chuyên gia” và được hưởng ưu đãi theo các cam kết chung.

(Cung ứng qua biên giới: không yêu cầu trình độ đối với việc cung ứng dịch vụ)

5.3.2 Khuôn khổ pháp lý của Việt Nam về kinh doanh dịch vụ thuế

Như báo cáo của chuyên gia trong nước đã chỉ ra53, dịch vụ thuế không phải do nhà cung ứng chuyên ngành thực hiện mà chủ yếu do các cơng ty kiểm tốn hoặc cơng ty tư vấn luật cung cấp ở mức độ nhất định. Vì vậy, dịch vụ thuế khơng thuộc phạm vi điều chỉnh của một quy định riêng lẻ mà được điều chỉnh bởi nhiều quy định:

- Nghị định 105/2004/NĐ-CP (Điều 22) cho phép công ty kiểm toán được cung ứng một số dịch vụ thuế, gồm dịch vụ quyết toán thuế, tư vấn thuế v.v.... Nghị định 129/2004/NĐ-CP (Điều 43) thi hành Luật Kế toán quy định dịch vụ kế toán bao gồm các dịch vụ như dịch vụ khai thuế.

Ngoài ra, Luật Quản lý Thuế mới được ban hành quy định về dịch vụ làm thủ tục thuế (gồm đăng ký thuế, tính thuế, kê khai thuế, nộp thuế v.v...). Luật này sắp có hiệu lực từ ngày 1/7/2007, tuy nhiên, dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật chưa đề cập đến các dịch vụ này. Như chuyên gia trong nước đã chỉ ra, “các quy định hiện hành về dịch vụ thuế có phần phức tạp, chưa hồn chỉnh và không rõ ràng”. Như đã chỉ ra54, Nghị định 105 cấm cơng ty kiểm tốn nước ngồi cung ứng các dịch vụ kế toán, kiểm toán và lưu sổ kế tốn qua biên giới mà khơng đề cập đến dịch vụ thuế; tuy nhiên, Luật Kế toán đảm bảo các cam kết quốc tế phải được ưu tiên thực hiện trước pháp luật trong nước. Ngồi ra, khơng có quy định rõ ràng về vấn đề này trong Luật Quản lý Thuế: ví dụ, Điều 20 quy định nhà cung ứng dịch vụ làm thủ

53 Báo cáo đánh giá tác động các cam kết và nghĩa vụ của Việt Nam theo GATS (Dự thảo số 1), trang 52 54 Ibid.

tục thuế là các công ty được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Do thiếu luật thi hành, có khả năng các nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài phải thiết lập hiện diện thương mại tại Việt Nam cho dù họ muốn cung ứng dịch vụ thuế qua biên giới. Khác với Luật kế toán (và Điều 8 của Nghị định 105), Luật Quản lý Thuế khơng có các quy định như Điều 3 Luật Kế toán và Điều 8 Nghị định 105/2004/NĐ-CP bảo vệ các cam kết nước ngoài trước các quy định pháp luật trong nước không phù hợp.

Báo cáo của tư vấn trong nước chỉ ra Luật Quản lý Thuế (Điều 19) yêu cầu mỗi công ty dịch vụ làm thủ tục thuế tại Việt Nam phải có ít nhất 2 người được cấp chứng chỉ hành nghề làm thủ tục thuế. Bộ Tài chính được Luật này giao quyền hướng dẫn chi tiết tiêu chuẩn cấp chứng chỉ và ban hành các quy định hướng dẫn về lĩnh vực dịch vụ này. Do Nghị định hướng dẫn thi hành Luật này chưa được ban hành, chưa có thơng tin rõ ràng về chi tiết các điều kiện và liệu các điều kiện này có được áp dụng khác nhau đối với cơng ty trong nước và cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi hay khơng.

Hình thức thành lập doanh nghiệp được quy định bởi Luật Doanh nghiệp; do đó, các cơng ty cung ứng dịch vụ thuế có thể được thành lập dưới mọi hình thức pháp lý quy định trong Luật Doanh nghiệp.

Như đã phân tích ở trên, việc cung ứng dịch vụ thuế của nhà cung ứng nước ngoài chỉ được cho phép thông qua thiết lập hiện diện thương mại theo Luật Quản lý Thuế. Ngồi ra các cơng ty cung ứng dịch vụ phải có ít nhất 2 người có chứng chỉ hành nghề làm thủ tục thuế do Bộ Tài chính cấp.

5.3.3 Triển khai tiếp theo về pháp lý

Như chuyên gia trong nước đã lưu ý55, “các quy định hiện hành về dịch vụ thuế có phần phức tạp, chưa hồn chỉnh và khơng rõ ràng”; điều này gây quan ngại về tính minh bạch của khung pháp lý. Đề xuất xây dựng một “mã số đồng bộ” cho 3 loại hình dịch vụ (kiểm tốn, kế toán, tư vấn thuế và lưu sổ kế toán).

Điều 20 Luật Quản lý Thuế quy định Bộ Tài chính có quyền cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề làm thủ tục thuế và các quyền khác nói chung để điều phối hoạt động của các nhà cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực này. Do văn bản thi hành luật chưa được ban hành, đề xuất đưa các nội dung sau vào văn bản này:

- Quy định rõ việc được phép thực hiện dịch vụ luật thuế mà không cần phải thiết lập hiện diện thương mại trong nước. Phương thức cung ứng dịch vụ này hiện đang bị hạn chế bởi Điều 19 Luật Quản lý Thuế trong đó u cầu cơng ty dịch vụ làm thủ tục thuế tại Việt Nam phải có ít nhất 2 người được cấp chứng chỉ hành nghề làm thủ tục thuế. Văn bản này cần quy định rõ về cung ứng qua biên giới và đảm bảo tuân theo các cam kết quốc tế.

- Phương thức cung ứng cho tiêu dùng ở nước ngoài trên thực tế vẫn xảy ra, cho dù luật và quy định có cho phép hay khơng. Do đó, bên cạnh việc đảm bảo tuân thủ các cam kết quốc tế, văn bản thi hành luật cũng phải đảm bảo thi hành cam kết về hiện diện thương mại.

- Về việc thực hiện các cam kết trong Phương thức 3, văn bản thi hành luật phải quy định chi tiết về tiêu chuẩn chuyên môn đối với người được cấp chứng chỉ hành nghề làm thủ tục thuế. Tiêu chí chun mơn và thủ tục đối với người hành nghề kế

toán phải được soạn thảo trong các quy định/nghị định thi hành Luật Quản lý Thuế. Điều này làm tăng tính minh bạch của khung pháp lý.

- Phương thức cung ứng này đang bị hạn chế bởi Điều 19 Luật Quản lý Thuế trong đó u cầu cơng ty dịch vụ thủ tục thuế tại Việt Nam phải có ít nhất 2 người được cấp chứng chỉ hành nghề làm thủ tục thuế. Quy định này cần được rà soát để tránh nghi ngại về khả năng không phù hợp với Điều XVI và XVII của GATS.

- Như báo cáo của chuyên gia trong nước đã đề xuất, “để đảm bảo tính phù hợp với Luật Kế tốn và Nghị định 105/2004/NĐ-CP”, văn bản thi hành luật phải quy định rõ các hình thức pháp lý để thiết lập hiện diện thương mại cung ứng dịch vụ thuế. Như chuyên gia trong nước đã đề xuất, để đơn giản hóa và tăng cường tính minh bạch và khả năng đốn định của khung pháp lý, các nội dung quản lý và lập pháp được đề xuất như sau:

- Ban hành một “mã số thống nhất” cho các dịch vụ kế toán, kiểm toán, lưu sổ kế toán và thuế vì trên thực tế, các dịch vụ này đang được cơng ty kiểm tốn cung ứng. Thực ra, “người hành nghề kế tốn và kiểm tốn có chun mơn và nghiệp vụ có thể sử dụng cho mục đích khác liên quan đến kiểm tốn, vì vậy cơng ty kiểm tốn có thể cung ứng khơng chỉ các dịch vụ kế toán, kiểm tốn mà cịn các dịch vụ thuế và dịch vụ liên quan đến tài chính. Điều này dẫn đến đề xuất tập trung tất cả các quy định hành chính về dịch vụ kế tốn, kiểm toán và thuế thành một bộ văn bản điều chính hoạt động của dịch vụ kế tốn, kiểm tốn và thuế”. Đặc biệt, đề xuất sau cùng chia sẻ quan điểm của chuyên gia trong nước (trích dẫn báo cáo của chuyên gia trong nước).

- “ Ban hành Nghị định của Chính phủ thay thế Nghị định 105/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và Luật Quản lý Thuế để quản lý không chỉ các cuộc kiểm tốn độc lập mà cịn các chun ngành thuế và kế toán. Nghị định được đề xuất sẽ bao gồm nội dung chính của Nghị định 105 và các thay đổi liên quan tới Phương thức cung ứng qua biên giới và Phương thức cung ứng qua thiết lập hiện diện thương mại như đã đề xuất ở trên.

- Tất cả các quy định hướng dẫn thi hành Nghị định 105/2004/NĐ-CP cũng cần được sửa đổi theo để không chỉ bao gồm các dịch vụ kế toán, kiểm toán và lưu sổ kế toán mà cả các dịch vụ thuế, bao gồm:

o Thông tư 64 /2004/TT-BTC ngày 29/6/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 105/2004/NĐ-CP.

o Thông tư 60/2006/TT-BTC ngày 28/6/2006 của Bộ Tài chính quy định tiêu chí và điều kiện cấp phép. Thơng tư này cần phải sửa đổi theo cách thức không chỉ quy định tiêu chí cấp phép cho nhà cung ứng dịch vụ kiểm tốn mà cịn cho nhà cung ứng dịch vụ kế toán và thuế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

o Quyết định 59/2004/QĐ-BTC ngày 9/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy chế thi tuyển và cấp chứng chỉ hành nghề kiểm toán và kế toán. Quyết định này cần phải thay đổi để bao gồm việc thi tuyển và cấp chứng chỉ hành nghề làm dịch vụ thuế. Đề xuất cho phép kế tốn viên có chứng chỉ hành nghề kế toán đủ điều kiện được cung ứng dịch vụ thuế”.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các cam kết và nghĩa vụ của việt nam theo hiệp định GATs (Trang 64 - 68)