Độc quyền và các nhà cung cấp dịch vụ độc quyền

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các cam kết và nghĩa vụ của việt nam theo hiệp định GATs (Trang 37 - 38)

3. CÁC NGHĨA VỤ CHUNG TRONG GATS

3.7.Độc quyền và các nhà cung cấp dịch vụ độc quyền

Điều VIII GATS yêu cầu Việt Nam đảm bảo rằng bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ độc quyền nào trong lãnh thổ Việt Nam, trong khi cung cấp dịch vụ độc quyền trong thị trường dịch vụ đó, khơng được hành động theo cách trái với nghĩa vụ của Việt Nam theo Điều II và các cam kết cụ thể của Việt Nam. Hơn thế nữa, trong trường hợp nhà cung cấp dịch vụ độc quyền của Việt Nam cạnh tranh trong việc cung cấp một dịch vụ ngoài phạm vi quyền độc quyền của mình và phải tuân theo cam kết dịch vụ của Việt Nam, Việt Nam sẽ phải đảm bảo rằng nhà cung cấp dịch vụ đó khơng lạm dụng vị trí độc quyền của mình để hành động theo cách trái với các cam kết đó. Các quy định tại Điều này cũng áp dụng cho các trường hợp các nhà cung cấp dịch vụ độc quyền.

Theo Điều 6 Luật Thương mại, Nhà nước duy trì độc quyền thương mại trong một số ngành, lĩnh vực, hàng hoá và dịch vụ phù hợp với Danh mục ngoại lệ của Chính phủ. Tuy nhiên, khơng có văn bản pháp lý nao liên quan tới Danh mục ngoại lệ này được ban hành.

Tháng 12/2004, Việt Nam ban hành Luật Cạnh tranh mới. Luật Canh tranh có hiệu lực vào ngày 01/07/2005. Luật áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp nhà nước, nhà nước kiểm sốt, cổ phần hố hoặc có vốn đầu tư nước ngồi và các hiệp hội (Điều 2). Chính phủ cũng ban hành rất nhiều nghị định trong lĩnh vực này, như Nghị định 6/2006/NĐ-CP về chức năng, nghĩa vụ, quyền hạn và cơ cấu của Cục quản lý cạnh tranh, Nghị định 120/2005/NĐ-CP về giải quyết các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Nghị định 116/2005/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thực thi một số điều của Luật Cạnh tranh.

Bản thân thống lĩnh thị trường không bị cấm. Độc quyền cũng không bị cấm. Chỉ việc lạm dụng các vị trí đó mới vi phạm pháp luật. Việc lạm dụng đó bị cấm hồn tồn, khơng có bất kỳ ngoại lệ nào. Cũng cần lưu ý rằng độc quyền của Nhà nước cũng phải tuân theo quy định cấm lạm dụng vị trí độc quyền trong Luật Cạnh tranh.40

Luật thừa nhận quyền doanh nghiệp tự do cạnh tranh và bảo về quyền cạnh tranh kinh doanh. Mặt khác, Luật cấm các hành vi chống lại cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không công bằng. Luật cũng cấm các cơ quan Nhà nước thực hiện một số hành vi như buộc các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân mua, bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp được chỉ định (ngoại trừ các lĩnh vực mà Nhà nước độc quyền hoặc trong một số trường hợp khẩn cấp); phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp; buộc doanh nghiệp hoặc hiệp hội liên minh với nhau nhằm ngăn ngừa, hạn chế các doanh nghiệp khác cạnh tranh trên thị

39 Tài liệu WT/ACC/VNM/48, Đoạn 504

trường; và thực hiện bất kỳ hành vi nào khác ngăn cản các hành vi cạnh tranh hợp pháp của các doanh nghiệp. Những nguyên tắc này liên quan đến các yêu cầu tại Đoạn 1, 2 và 5 Điều VIII GATS.

Các hành vi chống lại cạnh tranh bị cấm trong Luật bao gồm các thoả thuận chống lại cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và độc quyền và tập trung kinh tế (Điều 8). Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được định nghĩa tại Chương III của Luật. Các hành vi này bao gồm các thông tin sai lệch, vi phạm các bí mật kinh doanh; ép buộc trong kinh doanh; nói xấu doanh nghiệp khác; phá hỏng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác; quảng cáo hoặc khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; bán hàng đa cấp bất hợp pháp và các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp khác theo các tiêu chí quy định tại Đoạn 4, Điều 3 Luật Cạnh tranh và được quy định bởi Chính phủ.

Luật quy định các thủ tục tiến hành điều tra và xét xử, quyền và nghĩa vụ của các bên và các khoản tiền phạt. Các tổ chức và cá nhân có thể khiếu nại các hành vi chống lại canh tranh với Cục Quản lý Cạnh tranh (Điều 58.1).

Luật Cạnh tranh và các văn bản thực thi tuân thủ Điều VIII GATS như thế nào tuỳ thuộc vào việc các cơ quan cạnh tranh giải thích Luật Cạnh tranh và áp dụng trong thực tế như thế nào. Chỉ đến khi các cơ quan cạnh tranh cung cấp các giải thích chính thức và đưa ra quyết định đối với một số vụ kiện thì mới có thể biết được điều đó. Các quyết định về ngoại lệ theo Luật Cạnh tranh phải được công bố và các vụ xét xử cạnh tranh thường được công khai cho công chúng chứng kiến. Minh bạch hoá là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo cơ chế luật cạnh tranh của Việt Nam hoạt động hữu hiệu. Các doanh nghiệp cần theo dõi các động thái và chi tiết việc cơ chế cạnh tranh mới của Việt Nam tác động đến các điều kiện tiếp cận thị trường như thế nào.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các cam kết và nghĩa vụ của việt nam theo hiệp định GATs (Trang 37 - 38)