11. DỊCH VỤ TÀI CHÍNH
11.1. Bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm
11.1.1. Cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực bảo hiểm và các dịch vụ liên quan
đến bảo hiểm
Phạm vi của nghĩa vụ và cam kết cụ thể
Những phân ngành bao chùm lĩnh vực này bao gồm tất cả các phân ngành được liệt kê trong Phụ lục của WTO về lĩnh vực dịch vụ tài chính:
- Bảo hiểm gốc, được chia làm 2 nhóm: bảo hiểm nhân thọ (ngoại trừ bảo hiểm y tế) và bảo hiểm phi nhân thọ.
Dịch vụ bảo hiểm nhân thọ bao gồm:
o Dịch vụ bảo hiểm bảo đảm việc thanh toán tiền khi đối tượng bảo hiểm chết hoặc thời hạn thỏa thuận của hợp đồng bảo hiểm kết thúc có hoặc khơng kèm theo yếu tố lợi nhuận;
o Dịch vụ bảo hiểm bảo đảm cung cấp các khoản thu nhập (trợ cấp hàng năm) sau khi đối tượng bảo hiểm về hưu căn cứ trên những đóng góp cho hệ thống hưu trí trong thời kỳ cịn hoạt động kinh tế. Dịch vụ quản lý quỹ lương hưu cũng bao gồm trong nhóm này;
Dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm dịch vụ bảo hiểm tai nạn và y tế:
o Dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới;
o Dịch vụ bảo hiểm hàng hải, hàng không và các phương tiện vận chuyển khác;
o Dịch vụ bảo hiểm kho vận;
o Các dịch vụ bảo hiểm hỏa hoạn và thiệt hại tài sản khác;
o Dịch vụ bảo hiểm thiệt hại về tiền;
o Các dịch vụ bảo hiểm trách nhiệm pháp lý nói chung;
o Các dịch vụ bảo hiểm đảm bảo bảo vệ đối tượng bảo hiểm trước các nguy cơ rủi ro khác;
- Tái bảo hiểm và nhượng bảo hiểm;
- Trung gian bảo hiểm (như môi giới bảo hiểm và đại lý bảo hiểm);
- Các dịch vụ hỗ trợ bảo hiểm (như tư vấn, tính tốn, đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường) trong đó bao gồm:
o Dịch vụ mơi giới bảo hiểm và đại lý bảo hiểm
o Dịch vụ tư vấn bảo hiểm và hưu trí
o Dịch vụ giám định mức tổn thất bảo hiểm
o Dịch vụ tính tốn
o Dịch vụ hành chính liên quan đến cứu hộ
o Các dịch vụ khác hỗ trợ cho bảo hiểm và chi trả lương hưu, như dịch vụ quản lý và điều hành các khoản bồi thường bảo hiểm
Cam kết
Việt Nam chỉ cam kết tự do hóa lĩnh vực này đối với Phương thức cung cấp qua biên giới ở 1 số phân ngành như:
- Dịch vụ bảo hiểm cung cấp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (một phần hoặc toàn bộ) và cho người nước ngồi cơng tác tại Việt Nam;
- Dịch vụ bảo hiểm trong vận tải quốc tế, trong đó bao gồm bảo hiểm rủi ro liên quan đến một số lĩnh vực liệt kê trong Phụ lục về dịch vụ tài chính như:
o Vận tải biển quốc tế và vận tải hàng không thương mại quốc tế: đối với những lĩnh vực này, các doanh nghiệp nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa vận chuyển, phương tiện vận chuyển hàng hóa và bất kỳ trách nhiệm pháp lý phát sinh nào
o Hàng hóa đang vận chuyển quá cảnh quốc tế - Dịch vụ môi giới bảo hiểm và môi giới tái bảo hiểm;
- Dịch vụ tư vấn, tính tốn, đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường Đối với Phương thức 2 khơng có hạn chế nào.
Phương thức hiện diện thương mại được cam kết đầy đủ ngoại trừ là đến cuối năm 2007 thì các doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài mới được phép kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc (bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba, bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, bảo hiểm các cơng trình dầu khí và các cơng trình dễ gây nguy hiểm đến một ninh cộng đồng và môi trường).
Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ sẽ được phép thành lập chi nhánh theo các quy định quản lý thận trọng kể từ ngày 11/1/2012.
Ngoài ra, Việt Nam cũng cam kết bỏ hình thức tái bảo hiểm bắt buộc 1 năm sau ngày gia nhập WTO.
11.1.2. Hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam đối với kinh doanh bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã thu thập được những văn bản pháp luật sau nằm trong phạm vi áp dụng của GATS:
- Luật Doanh nghiệp Bảo hiểm, 9/12/2000
- Nghị định 45/2007/NĐ-CP hướng dẫn việc thực hiện một số điều khoản của Luật Doanh nghiệp Bảo hiểm, 27/3/2007
- Thơng tư 98/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 19/10/2004
- Chiến lược phát triển của Thị trường Bảo hiểm Việt Nam từ 2003-2010, ban hành cùng với Quyết định 175/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng ngày 29/8/2003
- Nghị định 118/2003/NĐ-CP quy định việc xử phạt đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, ngày 13/10/2003
- Thông tư 31/2004/TT-BTC hướng dẫn việc thực hiện Nghị định 118/2003/NĐ-CP, ngày 12/4/2004
- Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 42/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 1/8/2001 cụ thể việc thực hiện một số điều khoản của Luật Doanh nghiệp Bảo hiểm VI, ngày 28/8/2001
- Nghị định 46/2007/NĐ-CP quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, ngày 27/3/2007
- Dự thảo sửa đổi Nghị định 42/2001 và Nghị định 43/NĐ-CP của Chính phủ ”Hướng dẫn việc thực hiện Luật Doanh nghiệp Bảo hiểm” (đang chờ Chính phủ phê duyệt)
- Nghị định 130/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 8/11/2006 “Quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc”
Tiếp cận thị trường
Các công ty bảo hiểm và mơi giới bảo hiểm nước ngồi có thể được cấp phép kinh doanh đầy đủ ở Việt Nam dưới hình thức 100% FOE hay JVE. Việc cấp phép sẽ do Thủ tướng phê duyệt, không phụ thuộc vào vốn đầu tư (cho dù trong Nghị định 108 có quy định việc thực hiện Luật Đầu tư, lĩnh vực bảo hiểm không nằm trong số các lĩnh vực do Thủ tướng phê duyệt). Theo chiến lược 2003-2010, việc cấp phép cho các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam sẽ phải phù hợp với quy mô và yêu cầu phát triển thị trường, phụ thuộc vào lộ trình hội nhập và các cam kết quốc tế của Việt Nam. Việt Nam sẽ dành ưu tiên cho các doanh nghiệp bảo hiểm có khả năng tài chính, trình độ chun nghiệp và kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, những doanh nghiệp sẽ đóng góp cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam, và đến từ các quốc gia có quan hệ thương mại và đầu tư với Việt Nam. Các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngồi đầu tư nguồn tài chính bảo hiểm tích lũy của mình ở Việt Nam sẽ được hưởng các cơ chế và chính sách đầu tư đang dành cho doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, được mở rộng nội dung và phạm vi kinh doanh của mình cũng như tăng vốn điều lệ nếu họ đáp ứng được các điều kiện luật định. Các văn phòng đại diện có thể được thành lập nhưng sẽ khơng được phép hoạt động kinh doanh.
Điều 6 của Nghị định 45 liệt kê các điều kiện mà cả các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài (FIE) và các doanh nghiệp mơi giới bảo hiểm nước ngồi (FIBE) đều phải đáp ứng nếu muốn thành lập một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh ở Việt Nam.
Đối với các FIE, các điều kiện đó là:
(a) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cấp phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm mà họ hoạt động kinh doanh ở Việt Nam;
(b) Tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký cấp phép, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngồi phải hoạt động hợp pháp trong ít nhất 10 năm theo các quy định của nước nơi đặt trụ sở chính; (điều này là phù hợp với GATS)
(c) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngồi phải có tổng tài khản tối thiểu là 2 tỷ đô la Mỹ tại thời điểm năm trước khi nộp hồ sơ đăng ký cấp phép;
(d) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngồi phải chưa có bất kỳ vi phạm nghiêm trọng nào đối với Luật Doanh nghiệp bảo hiểm hay các luật khác của nước nơi đặt trụ sở chính trong khoảng thời gian 3 năm liên tiếp tính đến năm nộp hồ sơ đăng ký cấp phép.
Đối với các FIBE các điều kiện a) b) và d) cũng được áp dụng, các điều kiện trong điểm b) được thay thể bởi yêu cầu là doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngồi phải kinh doanh có lời trong khoảng thời gian 3 năm liên tiếp tính đến năm nộp hồ sơ đăng ký cấp phép; Nghị định này cũng quy định các văn phòng đại diện của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngồi hoặc doanh nghiệp mơi giới bảo hiểm nước ngoài chỉ là các “cơ sở phụ của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài hoặc doanh nghiệp mơi giới bảo hiểm nước ngồi” (điều
34) Điều 35 quy định văn phòng đại diện của một FI hoặc FIB có thể hoạt động như một văn phòng liên lạc, thực hiện các chức năng nghiên cứu, xúc tiến xây dựng các dự án đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài hoặc doanh nghiệp mơi giới bảo hiểm nước ngồi, triển khai và điều hành việc triển khai tại Việt Nam các dự án do các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài hoặc doanh nghiệp mơi giới bảo hiểm nước ngồi tài trợ và thực hiện các chức năng hoạt động khác phù hợp với luật pháp Việt Nam, các văn phòng đại diện này không được phép hoạt động kinh doanh.
Các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài chưa được phép thành lập chi nhánh ở Việt Nam (lưu ý là trong cam kết, bên nước ngoài phải được phép thành lập các chi nhánh bảo hiểm nhân thọ và sẽ được phép thành lập các chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ kể từ 11/1/2012)79. Phương thức cung cấp qua biên giới trong bảo hiểm chỉ được cho phép đối với những lĩnh vực mà các doanh nghiệp bảo hiểm của Việt Nam khơng cung cấp loại hình bảo hiểm đó hoặc có những quy định khác trong điều ước mà Việt Nam đã ký kết. Quy định này tạo điều kiện cho việc cung cấp qua biên giới các loại hình bảo hiểm: tuy nhiên, việc triển khai các quy định này còn thiếu và nên được triển khai càng sớm càng tốt.
Quy định trong nước
Theo Luật Bảo hiểm, các hình thức kinh doanh bảo hiểm gồm có doanh nghiệp nhà nước, liên doanh, liên kết và doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài. Để được Bộ Tài chính cấp phép, tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm (trong nước và có vốn đầu tư nước ngồi) phải: (1) trả đủ vốn điều lệ khơng kém hơn mức vốn điều lệ luật định (cụ thể là, tối thiểu 10 triệu đơ la Mỹ); (2) có đội ngũ nhân sự quản lý có chứng chỉ và kinh nghiệm; và (3) có kế hoạch hoạt động cho 5 năm đầu, trong đó là rõ những lợi ích kinh tế của việc thành lập doanh nghiệp mới. Phạm vi loại hình bảo hiểm được phép cung cấp được quy định chặt chẽ.
Có hiệu lực từ 1/1/2005, Thơng tư 98 quy định:
− Người xin cấp phép không được phép dùng tải sản cố định của mình để chứng minh khả năng tài chính.
− Đơn giản hóa việc đăng ký các quy định, điều khoản, điều kiện và mức bồi thường trong bảo hiểm, theo đó, Bộ Tài chính sẽ khơng tự động kiểm tra nội dung các nội dung này, tuy nhiên các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải có trách nhiệm pháp lý đối với tính hợp pháp của các nơi dung này.
− Có những yêu cầu nặng hơn về mặt giấy tờ đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm được cấp phép đối với các loại hình bảo hiểm nhân thọ, y tế và tai nạn cá nhân trước khi làm hợp đồng.
− Lần đầu tiên ở Việt Nam, việc chỉ định cơ quan thống kê (với yêu cầu phải thỏa mãn được các điều kiện theo quy định và được Bộ Tài chính chấp thuận) đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trở thành một yêu cầu kể từ 1/1/2006 nhằm tăng tính chuyên nghiệp của giai đoạn hình thành gói bảo hiểm nhân thọ và nâng cao chất lượng quản lý tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Theo ghi nhận, bản thảo yêu cầu đối với việc cơ quan thống kê được chỉ định phải có tư cách cơng dân Việt Nam đã không được thông qua.
79 Tham khảo thêm Danh mục cập nhật các văn bản pháp luật của USVTC, Cơ chế Chính sách Thương mại của Việt Nam, 15/9/2006, được cập nhật nhằm tham khảo xét đến những điều chỉnh mới nhất.
− Các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có thể hoạt động trong lĩnh vực tái bảo hiểm ở nước ngồi với các cơng ty đáp ứng được các tỷ lệ tín dụng quốc tế; và các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có thể giữ lại khoản trách nhiệm pháp lý đối với mỗi rủi ro tối đa lên đến 10% giá trị tài sản của chủ bảo hiểm.
Cơ chế tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp bảo hiểm được quy định tại Nghị định 46/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/3/2007.
Điều 4 của Nghị định 46 quy định về vốn pháp lý của doanh nghiệp bảo hiểm như sau:
− Kinh doanh lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ: ba trăm tỷ đồng (300,000,000,000);
− Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ: sáu trăm tỷ đồng (600,000,000,000);
− Mức vốn pháp lý của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: bốn tỷ đồng (4,000,000,000).
Những vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm được quy định tại Nghị định 118/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/10/2003. Các doanh nghiệp bảo hiểm có thể bị phạt tới 30 triệu đồng đối với những vi phạm về giới hạn vốn đầu tư và những yêu cầu về khả năng thanh tốn và có thể bị phạt tới 70 triệu đồng đối với các doanh nghiệp bảo hiểm khơng đảm bảo được khả năng thanh tốn trong kinh doanh. Trong Thông tư 31/2004/TT-BTC “hướng dẫn việc triển khai Nghị định 118”, trong số các hoạt vi bị coi là “vi phạm hành chính trong cam kết trong lĩnh vực bảo hiểm” có việc chấp nhận dịch vụ môi giới bảo hiểm do doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngồi khơng được cấp phép kinh doanh tại Việt Nam cung cấp.
Trong năm 2005, các quy định triển khai cần thiết nhằm cho phép thành lập của doanh nghiệp bảo hiểm liên kết ở Việt Nam được ban hành trong Nghị định 18/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/2/2005. Hướng dẫn chi tiết đối với việc thành lập, tổ chức và vận hành doanh nghiệp bảo hiểm liên kết trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp được ban hành trong Thông tư 52/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 20/6/2005.
11.1.3. Triển khai tiếp theo về pháp lý
Theo Chiến lược 2003-2010, việc cấp phép cho các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngồi ở Việt Nam phải xét đến tính phù hợp với quy mô thị trường và yêu cầu phát triển thị trường, phù hợp với lộ trình hội nhập và các cam kết quốc tế của Việt Nam. Ưu tiên sẽ được dành cho các doanh nghiệp bảo hiểm có khả năng tài chính, trình độ chun nghiệp và kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, những doanh nghiệp sẽ đóng góp cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam, và đến từ các quốc gia có quan hệ thương mại và đầu tư với Việt Nam. Ngoài ra, giấy phép sẽ do Thủ tướng phê duyệt.
Điều kiện “các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngồi ở Việt Nam phải phù hợp với quy mô và yêu cầu phát triển thị trường” gây nên một số lo ngại về sự phù hợp giữa điều kiện này và các cam kết GATS.
Theo cam kết GATS, Việt Nam không được giới hạn việc tiếp cận của các cơng ty bảo hiểm nước ngồi (đối với các hoạt động được nêu ở trên, trong “phạm vi của cam kết”): nếu có việc giới hạn tiếp cận thị trường đối với các cơng ty bảo hiểm nước ngồi, Việt Nam sẽ phải làm rõ sự phù hợp giữa quy định này và điều XVI của GATS (điều XVI cũng được áp