13.1 Các cam kết của Việt Nam về du lịch và dịch vụ liên quan Phạm vi nghĩa vụ và các cam kết cụ thể Phạm vi nghĩa vụ và các cam kết cụ thể
Việt Nam có cam kết về dịch vụ xếp chỗ ở khách sạn (CPC 64110), dịch vụ cung cấp thức ăn (CPC 642), đồ uống (CPC 643) và dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch (CPC 7471).
Khi đưa CPC Prov. 64110 vào Biểu cam kết, Việt Nam đã cam kết đối với tất cả các dịch vụ thuộc mã này liệt kê trong UN CPC. Các dịch vụ này bao gồm:
“Dịch vụ xếp chỗ ở khách sạn và các dịch vụ liên quan thường do khách sạn cung cấp. Các dịch vụ liên quan bao gồm dịch vụ thường được cung cấp và bao gồm trong giá dịch vụ xếp chỗ ở khách sạn, bao gồm dịch vụ phịng, quầy, thư tín và khn hành lý.
Các khách sạn cũng thường cung cấp các dịch vụ khác như chỗ đậu xe, đồ ăn, thức uống, giải trí, bể bơi, tiệc, phòng và các trang thiết bị hội thảo và cuộc họp. Khách sạn và khu nghỉ dưỡng 5 sao cung cấp hàng loạt các trang thiết bị vui chơi giải trí. Các dịch vụ này cũng được bao gồm nếu đã có trong giá xếp chỗ ở khách sạn. Nếu các dịch vụ này được tính riêng thì sẽ được phân loại căn cứ vào bản chất dịch vụ được cung ứng.”
Dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch (CPC 7471) bao gồm các dịch vụ sau: Dịch vụ cung ứng cho khách du lịch bởi đơn vị điều hành tour, đại lý du lịch và các dịch vụ tương tự; thông tin du lịch, tư vấn và lập kế hoạch du lịch; các dịch vụ liên quan đến việc sắp xếp tour, chỗ ở, vận chuyển khách và hành lý; phát hành vé. Các dịch vụ này được cung ứng theo Phương thức trả phí hoặc hợp đồng.
Cam kết - Tiếp cận Thị trường
Về tất cả các dịch vụ này, Việt Nam cam kết sẽ cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được hưởng đầy đủ quyền tiếp cận thị trường và đãi ngộ quốc gia đối với Phương thức
1 và 2.
Về Phương thức 3, Việt Nam cam kết không áp dụng bất cứ hạn chế nào đối với hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ xếp chỗ ở khách sạn, dịch vụ cung cấp đồ ăn, thức uống nước ngoài ngoài yêu cầu các dịch vụ cung ứng phải đi kèm với đầu tư xây dựng, cải
tạo, tu sửa hoặc mua khách sạn. Việt Nam sẽ chỉ áp dụng yêu cầu này trong thời hạn 8 năm kể từ khi gia nhập WTO.
Về đại lý du lịch và dịch vụ điều hành tour du lịch, cam kết của Việt Nam có áp dụng hạn chế là “các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ thông qua liên doanh với đối tác Việt Nam kèm theo hạn chế về vốn góp nước ngồi.
Cam kết - Đãi ngộ quốc gia
Các hạn chế đãi ngộ quốc gia mà Việt Nam được phép duy trì là các yêu cầu:
- Hướng dẫn viên du lịch làm việc cho các đại lý du lịch và điều hành tour có vốn nước ngồi phải là công dân Việt Nam; và
- Các nhà cung cấp nước ngoài về dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch chỉ có thể cung ứng các dịch vụ nội địa và du lịch trong nước cho các khách du lịch nội địa là một phần khơng tách rời của gói dịch vụ nội địa.
Luật và quy định áp dụng của Việt Nam
13.2 Khuôn khổ pháp lý của Việt Nam cho kinh doanh dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan vụ liên quan
- Nhằm thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi đã xem xét các luật, quy định và biện pháp liên quan đến (1) các biện pháp thuộc phạm vi Điều XVI và XVII của GATS và cần được đưa vào lịch biểu để có thể duy trì các luật, quy định và biện pháp này một cách hợp pháp đối với các dịch vụ có cam kết hoặc (2) không tuân thủ các nghĩa vụ GATS.
- Bảng dưới đây thể hiện một danh sách biểu kiến và tạm thời các luật và quy định có thể coi là “thích hợp” với mục đích của nghiên cứu này.
Luật và quy định chung liên quan đến Phương thức 3
Luật Doanh nghiệp 2005 Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 về đăng ký kinh doanh Nghị định 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định về tái đăng
ký, chuyển đổi và đăng ký cấp chứng chỉ đầu tư mới cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp
Luật Đầu tư 2005 Chi nhánh của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực du lịch chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp lý chuyên ngành82, và không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 7283 Luật và quy định chuyên ngành
Luật Du lịch (2005) Nghị định 59/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/6/2006 quy
82 Theo Catalog cập nhật các văn bản pháp lý của Diễn đàn giáo dục Hội đồng Thương mại Việt Mỹ: Chế độ chính sách thương mại Việt Nam, 15/9/2006. Nhóm chun gia châu Âu khơng có trong tay “văn bản pháp lý chuyên ngành”.
83 Nghị định 72/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về văn phịng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngồi tại Việt Nam
định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa và dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện
Các Nghị định thi hành (chưa có vào thời gian tiến hành nghiên cứu này)
Nghị định 59/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/6/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa và dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện phân loại:
• Dịch vụ lữ hành quốc tế
là “hoạt động kinh doanh có điều kiện cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh”, trong khi
• Dịch vụ lưu trú
• Dịch vụ kinh doanh các tòa nhà cao trên 10 tầng làm khách sạn
• Dịch vụ lữ hành nội địa
• Dịch vụ đại lý lữ hành
• Dịch vụ lưu trú du lịch
• Dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch
được phân loại là “dịch vụ có điều kiện không cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
Trong lĩnh vực du lịch và lữ hành, đầu tư nước ngồi chỉ được phép thực hiện dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc thành lập doanh nghiệp liên doanh.
Sự nhất quán của luật pháp, quy định và biện pháp của Việt Nam với GATS:
Luật Du lịch có hai điều khoản nhằm đảm bảo sự nhất quán của Luật này với các nghĩa vụ của Việt Nam trong WTO. Điều 3, Đoạn 2 quy định “Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Cụ thể đối với các dịch vụ du lịch, Điều 51, Đoạn 1 quy định “Doanh nghiệp nước ngoài được kinh doanh lữ hành tại Việt Nam theo hình thức liên doanh hoặc hình thức khác phù hợp với quy định và lộ trình cụ thể trong điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Các điều khoản này có thể coi là sự chuyển đổi trực tiếp các nghĩa vụ và cam kết của Việt Nam trong GATS về dịch vụ du lịch và lữ hành thành luật pháp trong nước trong trường hợp các nghĩa vụ và cam kết GATS cao hơn quy định trong nước. Tuy nhiên, chưa rõ quy định của các hiệp định như vậy, cụ thể ở đây là quy định của GATS và “lộ trình cụ thể” - Biểu cam kết GATS của Việt Nam đã được chuyển đổi vào luật pháp Việt Nam hay chưa.
Điều quan trọng là liệu “các điều khoản tuân thủ” như vậy có đủ để đảm bảo sự tuân thủ của quy định pháp lý trong nước với các nghĩa vụ GATS của Việt Nam hay không cũng như thi hành các điều khoản này trong thực tế.
13.3 Triển khai tiếp theo về pháp lý
Cụ thể, đảm bảo “các văn bản pháp lý chuyên ngành” điều chỉnh hoạt động của chi nhánh thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực du lịch đáp ứng yêu cầu minh bạch và tuân thủ các cam kết GATS của Việt Nam.
Xem xét lại Điều 84, Đoạn 2 của Luật Du lịch và đảm bảo thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ phù hợp với cam kết liên quan đến việc thành lập văn phòng đại diện.