Các cam kết của Việt Nam về dịch vụ thông tin

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các cam kết và nghĩa vụ của việt nam theo hiệp định GATs (Trang 77 - 79)

6. DỊCH VỤ THÔNG TIN

6.1 Các cam kết của Việt Nam về dịch vụ thông tin

Phạm vi nghĩa vụ thực hiện

Trong phạm vi các dịch vụ thơng tin, Việt Nam có 3 nhóm cam kết chính sau đây: (1) Các cam kết về dịch vụ chuyển phát

(a) Dịch vụ chuyển phát nhanh60; và

(b) Xử lý các vật phẩm không ghi địa chỉ người nhận (non-addressed items) (2) Các cam kết về các dịch vụ viễn thông, bao gồm các dịch vụ viễn thông cơ bản và các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng; và

(3) Các cam kết về dịch vụ nghe nhìn, bao gồm dịch vụ sản xuất, phân phối và trình chiếu phim, cũng như các dịch vụ thu âm.

Nội dung nghĩa vụ thực hiện

Trong phạm vi các dịch vụ chuyển phát, Việt Nam cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh của các quốc gia thành viên WTO sở hữu đa số vốn (không quá 51% cổ phần) của các công ty liên doanh ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO, và được hoạt động dưới hình thức cơng ty 100% vốn nước ngoài sau 5 năm nữa. Thêm vào đó, theo cam kết chung về tiếp cận đối với Phương thức 3 trong Biểu cam kết, việc ký kết các hợp đồng hợp tác kinh doanh và mở các văn phòng đại diện cũng là các cách để thiết lập hiện diện thương mại.

59 Tham khảo báo cáo, cit., trang 83

60 Việt Nam có các cam kết về dịch vụ chuyển phát nhanh dưới đây:

(a) Thông tin dưới dạng văn bản , thể hiện trên bất kỳ hình thức vật lý nào, bao gồm cả: - dịch vụ có lai ghép (hybrid mail service);

- thông tin quảng cáo trực tiếp (direct mail).

Trừ việc xử lý các vật gửi là thông tin dưới dạng văn bản có giá cước dịch vụ thấp hơn: - 10 lần giá cước của một bức thư tiêu chuẩn gửi trong nước ở nấc khối lượng đầu tiên - 9 Đô-la Mỹ (USD) khi gửi quốc tế;

với điều kiện tổng khối lượng của các vật phẩm này không quá 2000 gam. (b) Các loại bưu kiện và hàng hóa khác.

Việt Nam cam kết không áp dụng bất kỳ một hạn chế nào trong lĩnh vực chuyển phát các tài liệu, bưu kiện, hàng hóa và các loại bưư phẩm khác dưới mọi hình thức cung cấp thích hợp. Việt Nam cũng “cam kết bổ sung” là tất cả các dịch vụ chuyển phát và các nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát của bất kỳ một quốc gia thành viên WTO nào cũng sẽ được đối xử ngang bằng với Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam và các cơng ty trực thuộc Tổng Công ty nhằm tạo ra một sân chơi mang tính cạnh tranh lành mạnh. Nói cách khác là khơng có phân biệt nào về đối xử giữa dịch vụ chuyển phát Việt Nam với các dịch vụ chuyển phát cũng như các nhà cung cấp dịch vụ của các quốc gia thành viên WTO.

Hơn nữa, Việt Nam đã xác nhận cụ thể trong Báo cáo của Ban Cơng tác, theo đó cam kết sẽ áp dụng các yêu cầu về cấp phép cho các dịch vụ chuyển phát nhanh theo đúng thỏa thuận WTO và các cam kết gia nhập.

Về dịch vụ viễn thông, nghĩa vụ của Việt Nam bao gồm: - Các quy định tại Phụ lục Hiệp định GATS về Viễn thông;

- Các cam kết chung và các cam kết ngành đối với các dịch vụ Viễn thông theo Biểu cam kết, bao gồm cả bản Tham khảo đính kèm.

Các cam kết cụ thể của Việt Nam về lĩnh vực dịch vụ viễn thông được chia ra thành hai phân nhóm, bao gồm phân nhóm dịch vụ cơ bản và phân nhóm dịch vụ giá trị gia tăng.

Các cam kết về việc cung cấp dịch vụ qua biên giới hạn chế ở các thỏa thuận thương mại với một doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép hoặc trường hợp cung cấp cho khách hàng kinh doanh ngoài biển hoặc các công ty quốc gia được sử dụng trạm vệ tinh mặt đất.

Về hiện diện thương mại, Việt Nam cam kết tạo điều kiện cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thiết lập các hợp đồng hợp tác kinh doanh hay liên doanh với đối tác Việt Nam đã được cấp phép61 với điều kiện tỉ lệ góp vốn của phía nước ngồi khơng vượt tỷ lệ nhất định. Đối với việc cung cấp các dịch vụ viễn thông cơ bản không kèm hạ tầng mạng là 51% kể từ khi gia nhập WTO và sẽ được tăng lên mức 65% sau 3 năm kể từ khi gia nhập; đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản kèm theo hạ tầng mạng là 49%.

Đối với các dịch vụ giá trị gia tăng không kèm hạ tầng mạng, giới hạn này được tăng lên mức 65% sau 3 năm gia nhập. Tuy nhiên, đối với các dịch vụ giá trị gia tăng kèm hạ tầng mạng, giới hạn cố định ở mức 50%.

Ngồi, Việt Nam cũng chấp thuận và có nghĩa vụ pháp lý trong việc thi hành các nguyên tắc quản lý được liệt kê trong Bản tham khảo. Các các điều khoản của Bản tham khảo có thể được tóm lược như sau:

(1) Các biện pháp đảm bảo cạnh tranh. Việt Nam phải đảm bảo rằng nhà cung cấp chính tại Việt Nam là Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam (VNPT) khơng có bất kỳ một trợ cấp chéo chống cạnh tranh nào hay sử dụng thông tin từ các đối thủ cạnh tranh với mục đích hạn chế thương mại, hay không cung cấp kịp thời các thông tin kỹ thuật về các thiết bị và hoạt động của mình mà các nhà đầu tư cần biết để tham gia thị trường.

(2) Khả năng kết nối. VNPT có trách nhiệm cho phép kết nối cho các bên gia nhập thị trường tại bất kỳ điểm kỹ thuật khả thi nào trong mạng lưới. Việc kết nối phải được cung cấp trên cơ sở không phân biệt đối xử, điều kiện, phí và chất lượng ngang bằng chất lượng

61 Trừ các dịch vụ không kèm hạ tầng mạng, sau 3 năm gia nhập sẽ khơng cịn hạn chế về lựa chọn đối tác liên doanh

dịch vụ dành cho VNPT. Ngồi ra, phí kết nối phải trên cơ sở giá thành, minh bạch và bóc tách trong khả năng có thể. Cần có một cơ chế giải quyết tranh chấp do một cơ quan độc lập đảm nhiệm để giải quyết tranh chấp về kết nối và các vấn đề khác.

(3) Dịch vụ phổ cập. Việt Nam có thể tự do đề ra các nghĩa vụ về dịch vụ phổ cập (công chúng) nhưng các nghĩa vụ này phải được quản lý một cách minh bạch, khơng phân biệt đối xử và bình đẳng về cạnh tranh, nghĩa là khơng tạo ra khó khăn hơn so với mức cần thiết để đạt được các mục tiêu chính sách.

(4) Cơng bố tiêu chuẩn cấp phép. Trong trường hợp có u cầu cấp phép, thơng tin và các thủ tục cấp phép phải hoàn toàn minh bạch.

(5) Cơ quan quản lý độc lập. Cơ quan quản lý phải hồn tồn tách biệt và khơng chịu trách nhiệm về các nhà cung cấp dịch vụ.

(6) Việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực khan hiếm. Thủ tục phân bổ và sử dụng tần số, kho số, quyền đi dây đều phải được tiến hành một cách khách quan, kịp thời, minh bạch và không phân biệt đối xử

Về dịch vụ nghe nhìn, Việt Nam chưa cam kết đối với việc cung ứng qua biên giới nhưng cho phép quyền tiếp cận thị trường đầy đủ đối với tiêu thụ ở nước ngoài, ngoại trừ việc sản xuất phim, nghĩa là việc sản xuất phim Việt Nam vẫn hạn chế.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các cam kết và nghĩa vụ của việt nam theo hiệp định GATs (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)