0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

Cam kết của Việt Nam về dịch vụ phân phối

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CAM KẾT VÀ NGHĨA VỤ CỦA VIỆT NAM THEO HIỆP ĐỊNH GATS (Trang 87 -89 )

8. DỊCH VỤ PHÂN PHỐI

8.1 Cam kết của Việt Nam về dịch vụ phân phối

Phạm vi các nghĩa vụ và cam kết cụ thể

Trong lĩnh vực dịch vụ, Việt Nam đưa ra 2 cam kết: 1) đối với “dịch vụ đại ký hoa hồng”, “các dịch vụ bán buôn”, và “các dịch vụ bán lẻ”; 2) “các dịch vụ nhượng quyền thương mại”.

Phạm vi của các dịch vụ được cam kết được nêu cụ thể trong Phụ lục. Tuy nhiên, thương mại hàng hoà và các dịch vụ phân phối liên quan được đề cập trong tiêu đề Chương không được cam kết.

Cam kết - Tiếp cận thị trường

“Dịch vụ đại lý hoa hồng”, “Dịch vụ bán buôn” và “Dịch vụ bán lẻ”;

Về cung cấp dịch vụ qua biên giới (Phương thức 1): Việt Nam cam kết “tiếp cận thị trường đầy đủ” (nghĩa là cam kết không hạn chế đối với tiếp cận thị trường) trong việc

- Phân phối các sản phẩm sử dụng cá nhân;

- Chưa cam kết về tiếp cận thị trường của tất cả các dịch vụ khác.

Về tiêu dùng nước ngoài (Phương thức 2), Việt Nam cam kết tiếp cận thị trường đầy đủ và khơng có ngoại trừ.

Về hiện diện thương mại (Phương thức 3), Việt Nam cam kết không hạn chế đối với tiếp cận thị trường ngoại trừ:

- Loại hình hiện diện phải là liên doanh với một hoặc nhiều đối tác Việt Nam. - Tham gia vốn của nước ngồi trong liên doanh khơng được quá 49% tính đến

31/12/2007 và mức này sẽ được bãi bỏ từ ngày 01/01/2008.

Cam kết tiếp cận thị trường đối với Phương thức 3 ở Mục B cần tham chiếu với Phần A. Theo đó, Việt Nam cam kết cho phép hiện diện thương mại ở Việt Nam dưới hình thức văn phòng đại diện.

Phạm vi quyền phân phối:

Việt Nam chưa cam kết đối với các sản phẩm dưới đây trong lĩnh vực phân phối: thuốc lá và xì-gà, sách, tạp chí, báo, băng đĩa video trên mọi phương tiện trung gian, kim loại và đá quý, các sản phẩm dược phẩm và thuốc67, thuốc nổ, dầu chế biến và dầu thơ, gạo, đường mía và đường củ cải.

Trong Phương thức 3, Việt Nam cam kết tăng mạnh phạm vi sản phẩm tới - “các cơng ty có vốn đầu tư nước ngoài” tham gia vào dịch vụ phân phối.

(a) Kể từ khi gia nhập WTO, quyền phân phối được cấp cho các đại lý hoa hồng, các dịch vụ bán buôn và dịch vụ bán lẻ đối với tất cả “các sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm sản xuất trong nước” ngoại trừ xi măng và clinke; lốp (bao gồm cả lốp máy bay); giấy; máy kéo; xe gắn máy; xe ô tô và xe máy; sắt và thép; các thiết bị nghe nhìn, rượu vang và rượu mạnh và phân bón.

(b) Kể từ ngày 1/1/2009, quyền phân phối được cấp cho các đại lý hoa hồng, các dịch vụ bán buôn và dịch vụ bán lẻ máy kéo, xe gắn máy, ô tô và xe máy.

c) Tất cả các hạn chế liên quan đến sản phẩm, ngoại trừ phân phối hàng hoá và các dịch vụ phân phối liên quan được đề cập theo tiêu đề Chương sẽ phải được bãi bỏ trong vòng 3 năm kể từ khi gia nhập.

Mở rộng các điểm bán lẻ: Việt Nam cam kết cho phép - kể từ ngày gia nhập (11/01/2007) - thành lập các điểm bán lẻ, tuy nhiên việc thành lập các điểm bán lẻ ngoài điểm thứ nhất sẽ trên cơ sở Kiểm tra Nhu cầu Kinh tế (ENT) phù hợp với thủ tục tiền thành lập, công khai và phê chuẩn và các tiêu chí khách quan, bao gồm số các nhà cung cấp dịch vụ hiện tại trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và khu vực địa lý. Việt Nam có nghĩa vụ cho phép - kể từ ngày 11/01/2007 - mỗi nhà cung cấp dịch vụ bán lẻ có sự tham gia của nước ngoài được thành lập một điểm bán lẻ mà không áp dụng bất cứ ENT nào hoặc thủ tục cấp phép/phê chuẩn khác được quy định tại Điều XVI GATS.

DỊCH VỤ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI:

Đối với Phương thức 1 và 2: Việt Nam cam kết “tiếp cận thị trường đầy đủ”;

67 dược phẩm và thuốc không bao gồm các chất bổ dưỡng phi dược phẩm trong thuốc dưới dạng viên, con nhộng hoặc bột.

Đối với Phương thức 3:

Về loại hình hiện diện và tỷ lệ vốn của nước ngồi, Việt Nam đưa ra cam kết giống như với dịch vụ phân phối. Do đó, tham khảo phần trên.

Thêm vào đó, việc thành lập chi nhánh được phép sau 3 năm kể từ ngày gia nhập.

Cam kết đối xử quốc gia

Theo Biểu cam kết trong GATS, các biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia mà Việt Nam muốn duy trì cần phải được đưa vào cột Tiếp cận thị trường. Do đó, chỉ đọc cột đối xử quốc gia sẽ không đủ để xác định những hạn chế thực sự của đối xử quốc gia .

Đối với Phương thức 1: Việt Nam chưa cam kết đối với đại lý hoa hồng, dịch vụ bán buôn và dịch vụ bán lẻ, ngoại trừ những gì được đề cập đối với Tiếp cận thị trường. Đối với dịch vụ nhượng quyền thương mại, Việt Nam cam kết cấp đối xử quốc gia đầy đủ cho các nhà cung cấp nước ngoài.

Đối với Phương thức 2: Việt Nam cam kết đối xử quốc gia đầy đủ cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.

Đối với Phương thức 3: yêu cầu về liên doanh, góp vốn của nước ngồi và hạn chế liên quan đến sản phẩm cũng là những hạn chế đối với đối xử quốc gia .

Về nguyên tắc, ENT áp dụng cho việc thành lập các điểm bản lẻ từ thứ 2 trở lên có thể hoặc cũng có thể khơng phải là hạn chế đối xử quốc gia . Điều này tuỳ thuộc vào việc liệu ENT có áp dụng cho cả nhà cung cấp dịch vụ trong nước và nước ngồi khơng. Tuy nhiên, có khả năng là Việt Nam sẽ khơng áp dụng ENT cho các nhà bán lẻ nội địa, ENT áp dụng đối với việc thành lập điểm bản lẻ được coi là hạn chế đối với đối xử quốc gia .

Một hạn chế đối xử quốc gia khác là người đứng đầu chi nhánh của nhà cung cấp dịch vụ nhượng quyền thương mại nước ngoài “phải là người cư trú ở Việt Nam”.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CAM KẾT VÀ NGHĨA VỤ CỦA VIỆT NAM THEO HIỆP ĐỊNH GATS (Trang 87 -89 )

×