0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

Khuôn khổ pháp lý của Việt Nam cho kinh doanh dịch vụ thông tin

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CAM KẾT VÀ NGHĨA VỤ CỦA VIỆT NAM THEO HIỆP ĐỊNH GATS (Trang 79 -84 )

6. DỊCH VỤ THÔNG TIN

6.2 Khuôn khổ pháp lý của Việt Nam cho kinh doanh dịch vụ thông tin

Nhằm thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi đã xem xét các luật, quy định và biện pháp liên quan đến (1) các biện pháp thuộc phạm vi Điều XVI và XVII của GATS và cần được đưa vào lịch biểu để có thể duy trì các luật, quy định và biện pháp này một cách hợp pháp đối với các dịch vụ có cam kết hoặc (2) khơng tn thủ các nghĩa vụ GATS.

Bảng dưới đây thể hiện một danh sách biểu kiến và tạm thời các luật và quy định có thể coi là “thích hợp” với mục đích của nghiên cứu này.

Luật và quy định chung về Phương thức 3

Luật Doanh nghiệp 2005 Nghị định 88/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/8/2006 về đăng ký kinh doanh

Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định về tái đăng ký, chuyển đổi và đăng ký cấp chứng chỉ đầu tư mới cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp

Luật Đầu tư 2005 Nghị định 108/2006/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Đầu tư

Nghị định số 72/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về văn phòng đại diện và chi nhánh của thương nhân nước ngồi tại Việt Nam

Thơng tư 11/2006/TT-BTM hướng dẫn thi hành Nghị định số 72/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về văn phòng đại diện và chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Luật và quy định ngành

Dịch vụ chuyển phát

Pháp lệnh 43/2002-PL- UBTVQH10 về Bưu chính và Viễn thơng

Nghị định số 157/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính Viễn thơng về Bưu chính

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ 217/2003/QĐ-TTg về quản lý phí dịch vụ bưu chính viễn thơng

Dịch vụ Viễn thông

Pháp lệnh 43/2002-PL- UBTVQH10 về Bưu chính và Viễn thơng

Nghị định số 157/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính Viễn thơng về Bưu chính

Nghị định số 59/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/6/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa và dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện

Dịch vụ lắp đặt mạng lưới và cung cấp dịch vụ viễn thông

Nghị định 160/2004/NĐ-CP Các nhà cung cấp dịch vụ truy

cập Internet (ISP) và các dịch vụ kết nối Internet (IXP) và

Các dịch vụ ứng dụng Internet trong Bưu chính và Viễn thơng (OSP Posts, OSP Telecoms)

Nghị định 55/2001/NĐ-CP.

Quyết định 217/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quản lý việc thu phí dịch vụ Bưu chính và Viễn thơng

Dịch vụ nghe nhìn

Luật Điện ảnh (Luật 62/2006/QH11)

Nghị định 48/CP của Chính phủ vào năm 1995 về dịch vụ điện ảnh

Nghị định 26/2000/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động điện ảnh

Hoạt động đầu tư nước ngoài đối với tất cả các hoạt động thông tin được quy định theo Luật Đầu tư năm 2005.

Các dịch vụ chuyển phát được quy định cụ thể tại Pháp lệnh Bưu chính Viễn thơng

(có hiệu lực vào năm 2002 và các văn bản hướng dẫn). Theo Nghị định 157/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/8/2004, Bưu chính Việt Nam độc quyền về mạng lưới bưu điện cơng cộng, cịn các doanh nghiệp còn lại được phép tham gia vào hoạt động chuyển phát trong nước và quốc tế.

Các dịch vụ viễn thông được điều chỉnh bởi Pháp lệnh 43/2002/PLUBTVQH10 về Bưu chính Viễn thơng (có hiệu lực từ ngày 1/10/2002) và Nghị định 160/2004/NĐ-CP (2004). Pháp lệnh và Nghị định này quy định về dịch vụ và mạng lưới viễn thông, các nhà cung cấp và người sử dụng dịch vụ, các thủ tục cấp phép, việc thiết lập mạng lưới nhà cung cấp dịch vụ, các dịch vụ viễn thông công cộng và giá dịch vụ; đồng thời hướng dẫn về thiết kế, lắp đặt

và đăng kí thiết bị đầu cuối, các dịch vụ điện thoại cố định, điện thoại di động, việc bán và cho thuê các thiết bị đầu cuối điện thoại di động, và dịch vụ viễn thông.

Theo Nghị định 59/2006-NĐ-CP, việc cấp phép các doanh nghiệp lắp đặt mạng lưới và cung cấp dịch vụ viễn thông phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định và “kèm theo chứng nhận đủ điều kiện”. Thực tế là mặc dù theo luật, sự độc quyền về cơ sở hạ tầng dịch vụ viễn thơng xóa bỏ nhưng thị trường dịch vụ kèm hạ tầng vẫn hạn chế ở các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước hay do Nhà nước kiểm soát. Hiện tại, chỉ có các doanh nghiệp Nhà nước hay các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm cổ phiếu kiểm soát hoặc đặc biệt mới được phép thiết lập mạng luới viễn thông.62

Đối với các nhà cung cấp dịch vụ khơng có hạ tầng mạng (SBOs), việc cấp phép kinh doanh cho các dịch vụ truy cập Internet (ISP), các dịch vụ kết nối Internet (IXP) và các dịch vụ ứng dụng Internet trong lĩnh vực Bưu chính và Viễn thông (OSP Posts, OSP Telecoms) cũng phải thỏa mãn tất cả các điều kiện, kèm theo chứng nhận đủ điều kiện theo quy định của Nghị định 59/2006-NĐ-CP.

Bộ Bưu chính Viễn thơng là cơ quan quản lý lĩnh vực viễn thơng có chức năng cấp phép cho nhà cung cấp dịch vụ, quy định việc tiếp cận và kết nối, phí dịch vụ, quản lý chất lượng và giải quyết tranh chấp.

Hiện tại các dịch vụ viễn thông cung cấp qua biên giới bị hạn chế theo luật chỉ dành cho các nhà cung ứng có thỏa thuận thương mại với các bên điều hành cổng viễn thông của Việt Nam được phép cung cấp các dịch vụ viễn thông quốc tế cơ bản.

Hiện diện của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong cả hai lĩnh vực dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng cũng bị hạn chế ở hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hay liên doanh với đối tác Việt Nam được cấp phép cung cấp các dịch vụ này.63

Theo hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ (BTA), các nhà đầu tư Mỹ có thể lập liên doanh với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Việt Nam đã được cấp phép cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng từ năm 2003 và các dịch vụ viễn thông truyền thống từ năm 2005.64

Quyết định 217/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đặt mức phí thấp trong lĩnh vực viễn thông để đảm bảo việc định giá các dịch vụ dựa trên chi phí sản xuất. Giá dịch vụ viễn thơng phải được tính dựa trên giá đầu vào và tương đương với giá dịch vụ ở khu vực và trên thế giới. Quyết định này cho phép Nhà nước “can thiệp nhằm ổn định giá dịch vụ viễn thơng để bảo về quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng và viễn thơng nói chung”. Quyết định này cũng nhằm ngăn ngừa cạnh tranh không công bằng bằng cách quy định giá dịch vụ kết nối của các đơn vị tồn tại trên thị trường từ lâu với các đơn vị mới gia nhập thị trường. Nghị định cũng quy định phí kết nối cho các khách hàng là doanh nghiệp phải dựa trên giá thị trường. Các đơn vị liên kết của công ty cung cấp dịch vụ viễn thơng cũng phải chịu mức phí đối với một dịch vụ được cung cấp như các khách hàng doanh nghiệp khác, không phân biệt đối xử về giá.

62 Diễn đàn Giáo dục Hội đồng Thương mại Việt Nam – Hoa kỳ: Cập nhật các văn bản pháp lý: Cơ chế chính sách thương mại Việt Nam, ngày 15/09/2006

63 Như trên

Trong lĩnh vực dịch vụ nghe nhìn, Điều 29, Đoạn 1 của Luật Đầu tư (2006) nêu rõ các hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực “văn hóa, thơng tin, báo chí và xuất bản” (bao gồm các dịch vụ nghe nhìn) là “có điều kiện”, do đó phải “thẩm định” chứ khơng chỉ “đăng ký”. Việc phê chuẩn các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực điện ảnh thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có chức năng cấp phép cho dự án đầu tư được phê chuẩn. Tiêu chuẩn phê chuẩn và các thủ tục cấp phép tại thời điểm lập báo cáo chưa được quy định, do đó chưa thể đánh giá có tuân thủ các nghĩa vụ của Việt Nam trong hiệp định GATS hay không. Tuy nhiên, cả Luật Đầu tư (Điều 5, Đoạn 3) và Luật Điện ảnh (Điều 3, Đoạn 2) quy định về tổ chức, thực hiện và hoạt động điện ảnh đều có một điều khoản chung nêu rõ: “Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó”, nhằm đảm bảo tương thích với các Hiệp định WTO.

Luật Điện ảnh (có hiệu lực từ 1/2007) được xây dựng với mục đích thay thế Nghị định về Điện ảnh (1995). Tuy nhiên, tại thời điểm báo cáo này được lập, Nghị định cũ vẫn chưa chính thức hết hiệu lực. Theo Luật Điện ảnh, các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài hạn chế ở phát hành và chiếu phim (không được sản xuất). Luật cũng quy định chặt chẽ về nội dung (bao gồm cân đối giữa nội dung Việt Nam và nội dung nước ngoài), hạn chế về xuất/nhập khẩu các sản phẩm điện ảnh.

Sự thống nhất giữa luật, quy định và biện pháp của Việt Nam với hiệp định

GATS:

Về dịch vụ chuyển phát:

Mặc dù đã có cam kết trong Báo cáo của Ban Công tác về yêu cầu đối với việc cấp phép cho các dịch vụ chuyển phát nhanh phù hợp với Hiệp định WTO và các cam kết gia nhập, Việt Nam vẫn chưa chính thức ban hành văn bản luật về việc cấp phép này. Lý do cho sự chậm trễ này được giải thích trong báo cáo là theo luật Việt Nam, Nghị định thư gia nhập sẽ tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho việc áp dụng cơ chế cấp phép phù hợp với WTO. Về vấn đề này, cam kết của Việt Nam là trong bất kỳ trường hợp nào cũng sẽ nhanh chóng thơng qua một nghị định trong vòng ba tháng kể từ khi phê chuẩn Nghị định thư gia nhập. Việc cấp phép các dịch vụ chuyển phát nhanh trong ba tháng này sẽ được tiến hành theo cách thức phù hợp với cam kết tại Đoạn 507 Báo cáo của Ban Công tác.

Về dịch vụ viễn thông:

Báo cáo của Nhóm chuyên gia trong nước kết luận rằng Pháp lệnh Bưu chính Viễn thơng và Nghị định Viễn thơng và Internet có một số điều khoản có khả năng không phù hợp với WTO và cơ quan quản lý ngành thiếu cơ sở pháp lý/quản lý để can thiệp nhằm đảm bảo sự phù hợp.

Về hiện diện thương mại, Việt Nam cần nhận thức là việc nhượng bộ về tiếp cận thị trường theo Hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ cho các nhà đầu tư Mỹ vượt các cam kết theo Biểu cam kết GATS cần được mở cho tất cả các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông của các thành viên WTO theo Điều II GATS (về đối xử tối huệ quốc).

Cơ quan quản lý độc lập

Cần lưu ý trong khi Pháp lệnh và Nghị định thi hành về mặt chính thức đáp ứng yêu cầu theo Bản Tham khảo về cơ quan quản lý “độc lập” là “tách biệt với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản chủ yếu do Nhà nước sở hữu (VNPT)”, rủi ro xung đột giữa quyền lợi Nhà

nước với tư cách chủ sở hữu VNPT ở một bên và một bên là việc đảm đương chức năng của Bộ với tư cách cơ quan quản lý ngành độc lập vẫn tồn tại trong ngành.

Việc cấp phép

Báo cáo của Ban Công tác gia nhập khẳng định cam kết: quyết định cấp phép các dịch vụ kèm hạ tầng mạng và không kèm hạ tầng mạng sẽ được thực hiện theo tiêu chuẩn khách quan và minh bạch. Tuy nhiên, Nhóm chuyên gia trong nước nhận định một số điều khoản của Pháp lệnh và Nghị định160/2004/NĐ-CP của Chính phủ khơng hồn tồn đảm bảo yêu cầu của GATS về thủ tục cấp phép.

Ngoài ra, các hạn chế hoạt động của doanh nghiệp viễn thông (Điều 10 của Nghị định 160/2004/NĐ-CP) được coi là hạn chế tiếp cận thị trường quy định tại Điều XVI của GATS khơng có trong Biểu cam kết của Việt Nam.65

Báo cáo của Ban Công tác gia nhập cũng đề cập đến các biện pháp tại Quyết định 8/2005/QĐ-BBCVT và Công văn 1683/BBCVT-KHTC về giá sàn đối với các cuộc gọi quốc tế vào Việt Nam và hệ thống phân bổ cuộc gọi theo hạn ngạch giữa sáu nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam, và cam kết xóa bỏ các biện pháp này của Việt Nam trước khi gia nhập WTO. Theo báo cáo của các chuyên gia trong nước, các pháp này đã bị xóa bỏ từ 1/2006.

Bảo đảm cạnh tranh

Chúng tơi hồn tồn đồng ý với kết luận của Nhóm chuyên gia trong nước rằng: để Pháp lệnh và Nghị định đều bảo đảm cạnh tranh một cách phù hợp với quy định của GATS và Bản tham khảo, cần thiết phải kết hợp các nguyên tắc và khuôn khổ của Luật Cạnh tranh, chống độc quyền với các thông lệ cụ thể của ngành.

Các dịch vụ nghe nhìn:

Trong khi Luật Điện ảnh (2006) được ban hành gần đây nhắm đến việc tương thích với các cam kết và nghĩa vụ của Việt Nam theo GATS, tại thời điểm lập báo cáo này, Nghị định 48/CP (1995) về dịch vụ điện ảnh (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 26/2000/NĐ-CP về hoạt động và tổ chức điện ảnh) vẫn còn hiệu lực. Các Nghị định này rõ ràng không phù hợp với các nghĩa vụ của Việt Nam theo GATS, đồng thời xung đột với Luật Điện ảnh. Chúng tôi hiểu rằng, theo luật Việt Nam, trong trường hợp có mâu thuẫn giữa Luật và Nghị định thì các điều khoản của Luật sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa rõ ràng về việc cơ quan hành chính/tư pháp nào có trách nhiệm diễn giải xung đột trong việc áp dụng hàng ngày của các quy định pháp lý này.

Theo thông tin hiện có, tại thời điểm lập báo cáo này, Chính phủ đang soạn thảo một Nghị định quy định, hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng Luật Điện ảnh, thay thế Nghị định 48/CP và 26/NĐ-CP. Tuy nhiên, để đảm bảo tính minh bạch, an tồn về pháp luật và khả năng xác định trước về quyền tiếp thị trường của các nhà cung cấp nước ngoài, các nghị định cũ cần chấm dứt hiệu lực trước khi nghị định mới được ban hành. Quả thực việc tồn tại đồng thời các văn bản pháp lý khác nhau sẽ tạo nên tình trạng khơng rõ ràng về quyền tiếp cận thị trường và một bên có thể khiếu nại trước Ban hội thẩm WTO về việc tồn tại của các nghị định cản trở bên này được hưởng lợi ích từ các nghĩa vụ của Việt Nam trong GATS.

6.3 Triển khai tiếp theo về pháp lý

Dịch vụ chuyển phát: 65 Báo cáo của chuyên gia trong nước

Thông qua một hệ thống cấp phép cho các dịch vụ chuyển phát nhanh trong vòng ba tháng kể từ ngày Việt Nam gia nhập WTO. Hệ thống này phải tương thích với các cam kết và nghĩa vụ Việt Nam theo GATS. (Bản dự thảo đã được nộp lên Chính phủ.)

Dịch vụ Viễn thơng:

Việt Nam cần rà soát lại các quy định luật về cạnh tranh và viễn thông để đảm bảo phù hợp với quy định của WTO.

So sánh đối xử dành cho các nhà cung ứng dịch viễn thông của Hoa Kỳ theo Hiệp định Thương mại song phương với đối xử dành cho các thành viên WTO khác và đảm bảo tuân thủ đối xử MFN một cách thích hợp.

Loại bỏ mọi điểm khơng tương thích đã được Nhóm chuyên gia trong nước chỉ ra trong Pháp lệnh Bưu chính Viễn thơng, Nghị định 160/2004/NĐ-CP với các u cầu và cam kết theo hiệp định GATS liên quan đến thủ tục cấp phép. Xây dựng Luật Viễn thông mới (dự kiến năm 2009) hồn tồn tương thích với các nghĩa vụ của Việt Nam theo WTO.

Các dịch vụ nghe nhìn:

Bãi bỏ Nghị định 48/CP (1995) và các nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định này.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CAM KẾT VÀ NGHĨA VỤ CỦA VIỆT NAM THEO HIỆP ĐỊNH GATS (Trang 79 -84 )

×