9.1. Cam kết của Việt Nam về dịch vụ giáo dục Phạm vi nghĩa vụ và các cam kết cụ thể Phạm vi nghĩa vụ và các cam kết cụ thể
Trong lộ trình cam kết của mình, Việt Nam nêu cụ thể rằng chỉ cam kết ở một vài lĩnh vực đối với dịch vụ giáo dục: kỹ thuật, khoa học tự nhiên và công nghệ, quản trị kinh doanh và khoa học kinh doanh, kinh tế học, kế tốn, luật quốc tế và đào tạo ngơn ngữ.
Những lĩnh vực giáo dục được cam kết là:
Dịch vụ giáo dục phổ thơng cơ sở (CPC 922), trong đó bao gồm: - 9221 Các dịch vụ giáo dục trung học nói chung
- 9222 Các dịch vụ giáo dục trung học cao hơn
- 9224 Các dịch vụ giáo dục trung học mang tính kỹ thuật và hướng nghiệp theo kiểu trường lớp cho học viên tàn tật
Các dịch vụ giáo dục cao hơn (CPC 923), trong đó bao gồm:
- 9231 Các dịch vụ giáo dục mang tính kỹ thuật và hướng nghiệp sau trung học - 9239 Các dịch vụ giáo dục cao hơn khác, gồm các dịch vụ giáo dục tiến đến bằng
cấp đại học hoặc tương đương. Các dịch vụ giáo dục này do các trường đại học và chuyên nghiệp cung cấp. Các chương trình học không chỉ tập trung vào hướng dẫn lý thuyết mà còn vào việc đào tạo nghiên cứu nhằm chuẩn bị cho sinh viên tham gia vào công việc.
Các dịch vụ giáo dục người lớn (CPC 924), Các dịch vụ giáo dục cho người lớn không nằm trong hệ thống trường học và đại học thông thường. Các dịch vụ giáo dục này có thể do các trường hoặc đơn vị đặc biệt cung cấp dưới dạng các lớp học ban ngày hoặc ban đêm cho việc giáo dục người lớn. Trong đó bao gồm các dịch vụ giáo dục qua đài, vơ tuyến hay thư từ. Các chương trình học có thể bao trùm cả các mơn học chung và hướng nghiệp. Các dịch vụ liên quan đến các chương trình xóa mù chữ cho người lớn cũng nằm trong phân nhóm này.
Các dịch vụ giáo dục khác (CPC 929) Các dịch vụ giáo dục ở cấp 1 và 2 về các vấn đề môn học cụ thể chưa được phân vào bất kỳ phân nhóm nào và tất cả các dịch vụ giáo dục khác.
Cam kết
Nhìn chung Việt Nam chưa cam kết gì đối với dịch vụ giáo dục phổ thông cơ sở, ngoại trừ các cam kết trong cam kết chung: tuy nhiên, các cam kết chung chỉ giới hạn đối với các cá nhân làm việc tại Việt Nam cho các cơ quan đã thiết lập hiện diện thương mại. Do vấn đề hiện diện thương mại không được cam kết đối với dịch vụ giáo dục phổ thông cơ sở, nên Phương thức 4 (mode 4) chỉ áp dụng đối với lĩnh vực này trong trường hợp cơ quan nước ngồi được Chính phủ Việt Nam cho phép thành lập trường phổ thông cơ sở (tuy nhiên, Việt Nam chưa có bất kỳ nghĩa cụ quốc tế nào trong lĩnh vực cụ thể này). Việt Nam có cam kết đầy đủ đối với Phương thức 2 (sinh viên tham gia các khóa học ở nước ngồi).
Đối với 3 phân nhóm cịn lại (dịch vụ giáo dục cao hơn, dịch vụ giáo dục người lớn và dịch vụ giáo dục khác), Việt Nam khơng có bất kỳ cam kết nào đối với các dịch vụ giáo dục xuyên biên giới (các cơ quan nước ngồi khơng thể tổ chức các khóa học gọi nơm na là “giáo dục từ xa” ở Việt Nam), trong khi đó, Việt Nam khơng giới hạn việc cho phép sinh viên tham dự các khóa học ở nước ngồi. Cam kết khơng ràng buộc đối với Phương thức 1 tạo cơ sở để Việt Nam thừa nhận các bằng cấp/chứng chỉ đạt được sau khi tham gia các khóa đào tạo từ xa. Việt Nam cho phép các cơ quan nước ngoài thiết lập hiện diện thương mại kể từ ngày gia nhập WTO nhưng chỉ dưới hình thức liên doanh (bên nước ngồi được phép sở hữu đa số vốn trong liên doanh). Kể từ 1/1/2009 các tổ chức nước ngoài được phép thành lập các cơ sở đào tạo 100% vốn nước ngoài. Kể từ 11/1/2010 các tổ chức nước ngoài được phép thiết lập hiện diện thương mại ở Việt Nam dưới mọi hình thức theo như quy định trong Luật Đầu tư và luật doanh nghiệp.
Giáo viên nước ngoài làm việc tại các cơ sở đào tạo có vốn đầu tư nước ngồi phải có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm giảng dạy: bằng cấp chuyên môn của họ phải được cơ quan đủ thẩm quyền công nhận. Nội dung đào tạo của các cơ sở đào tạo có vốn đầu tư nước ngoài phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam phê duyệt.
9.2. Hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam đối với kinh doanh dịch vụ giáo dục dục
- Luật Giáo dục, bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2006
- Nghị định 06/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 6/3/2000 về hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học - Thông tư 14/2005/TTLT-BGD&ĐTBKH&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ
Kế hoạch và Đầu tư ngày 14/4/2005
- Nghị định 18/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 4/5/2001 ban hành quy định về lập và hoạt động của các cơ sở văn hóa, giáo dục nước ngồi tại Việt Nam
- Thông tư 15 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 31/3/2003 - Nghị định 165/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/9/ 2004
Tiếp cận thị trường
Như đã trình bày trong bản báo cáo chuyên gia78, tương tự như các lĩnh vực dịch vụ khác, các luật điều chỉnh việc đầu tư nước ngoài và nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài ở Việt Nam bao gồm Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp. Đặc biệt, Điều 29 của Luật Đầu tư đưa “dịch vụ giáo dục” vào dạng “lĩnh vực đầu tư có điều kiện” (theo đó, điều 29 là điều khoản không phân biệt đối xử áp dụng với cả nhà đầu tư nước ngoài và trong nước): đầu tư vào lĩnh vực này phải trải qua các khâu đánh giá, thẩm định. Lĩnh giáo dục được liệt kê vào dạng các ngành dịch vụ có áp dụng điều kiện đối với các nhà đầu tư nước ngoài (Phụ lục III của Nghị định 108 về việc triển khai Luật Đầu tư).
Điều 87 của Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định Thủ tướng Chính phủ sẽ quy định về việc đầu tư thành lập doanh nghiệp tư nhân của nhà đầu tư nước ngoài; quy định về việc ký quỹ, bảo hiểm khách hàng đối với đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Cho đến nay, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như hoạt động của các cơ sở giáo dục và đào tạo có vốn đầu tư nước ngồi vẫn được điều chỉnh bởi Nghị định 06/2000/NĐ-CP.
Phạm vi của dịch vụ giáo dục mà nhà cung cấp nước ngồi có thể tham gia ở Việt Nam được quy định tại điều 2 Nghị định 06/2000/NĐ-CP ngày 06/3/2000 như sau:
a) Giáo dục ở mọi bậc học, cấp học cho người nước ngồi hiện đang cơng tác tại Việt Nam;
b) Giáo dục bậc phổ thơng trung học cho người nước ngồi và người Việt Nam tại Việt Nam;
c) Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, đào tạo nước ngoài cho người nước ngoài và người Việt Nam ở Việt Nam;
d) Giáo dục cao đẳng, đại học và sau đại học cho người nước ngoài và người Việt Nam thuộc các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học quản lý kinh tế, ngôn ngữ;
Nghị định 06/2000/NĐ-CP (Điều 3) cho phép các thực thể nước ngoài thành lập doanh nghiệp dưới dạng liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh và 100% vốn đầu tư nước ngoài
trong các hoạt động a), c) và d) nêu trên. Đối với hoạt động trong mục b), cơ sở đào tạo thí điểm sẽ được thành lập ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Do vậy, Nghị định 06/2000/NĐ-CP liệt kê các điều kiện cần đáp ứng đối với dự án giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài thiết lập hiện diện thương mại tại Việt Nam như sau:
- Dự án phải phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạch thành lập mạng lưới giáo dục và đào tạo của Việt Nam đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Ngồi ra, dự án phải có văn bản phê duyệt của Ủy ban Nhân dân địa phương tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương.
- Dự án phải có đội ngũ giáo viên có bằng cấp chứng chỉ theo như quy định của Pháp luật Việt Nam và phải đảm bảo các tỷ lệ bắt buộc giữa giáo viên và sinh viên. - Dự án phải có cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị tương xứng với quy mơ và
trình độ giáo dục và đào tạo.
- Dự án phải có chương trình và nội dung giáo dục phù hợp với quy định của Luật Giáo dục và các quy định khác có liên quan.
- Các nhà đầu tư phải có để khả năng tài chính nhằm triển khai đầu tư dự án.
Thơng tư 14/2005/TTLT-BGD&ĐTBKH& DT của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 14/4/2005, quy định việc triển khai một số điều khoản của Nghị định 06/2000/NĐ-CP, lập tiêu chí và thủ tục đối đầu tư nước ngồi trong lĩnh vực giáo dục. Thơng tư đề cập những vấn đề sau:
- Các hình thức hợp pháp đối với đầu tư trong lĩnh vực giáo dục (100% vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh).
- Phạm vi của các cơ sở đào tạo có vốn đầu tư nước ngoài (Điều 3).
- Các điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài về nhân lực, tài chính, trang thiết bị, chương trình và nội dung giảng dạy, ngôn ngữ giảng dạy, bằng cấp, chứng chỉ. Những yêu cầu đối với các cơ sở đào tạo có vốn đầu tư nước ngồi, ở một mức độ nào đó, là khắt khe hơn các quy định đối với các cơ sở trong nước. Ví dụ, điều 8 Thông tư quy định đối với các trường cao đẳng và đại học có vốn đầu tư nước ngồi, số lượng bài giảng nước ngồi phải đạt ít nhất 55% tổng số các bài giảng trong 5 năm đầu hoạt động và khơng ít hơn 30% tổng số các bài giảng trong 10 năm hoạt động tiếp theo. Thông tư cũng quy định các thủ tục đối với đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Các thủ tục này cũng giống các thủ tục áp dụng cho các nhà đầu tư trong nước.
Nghị định 18/2001/NĐ-CP và thông tư 15 cũng quy định về hiện diện thương mại của các cơ sở giáo dục phi lợi nhuận có vốn đầu tư nước ngồi (“các FEE”). Các cơ sở này có thể cung cấp dịch vụ giáo dục ở mọi trình độ dưới hình thức văn phịng đại diện (nhằm thúc đẩy và thành lập các dự án, chương trình hợp tác trong lĩnh vực giáo dục; phục vụ các hoạt động giám sát và thực thi các hiệp định hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đã ký với các tổ chức giáo dục Việt Nam); hình thức FEE liên doanh, được thành lập trên cơ sở điều ước quốc tế, hoặc hiệp định giữa một bên nước ngoài và một tổ chức giáo dục Việt Nam; và hình thức FEE độc lập.
Giấy phép đối với FEE sẽ do Thủ tướng Chính phủ cấp (FEE độc lập, cấp 3 và sau đại học), trong khi Bộ Giáo dục và Văn hóa có thẩm quyền cấp phép đối với tất cả các FEE khác.
9.3. Triển khai tiếp theo về pháp lý
Những yêu cầu của các tiêu chuẩn khắt khe hơn đối với các cơ sở đào tạo có vốn đầu tư nước ngồi quy định trong Thông tư 14/2005/TTLT-BGD&ĐTBKH& DT gây nghi ngại về khả năng khơng phù hợp với. Đã đến lúc có những quy định về việc đối xử công bằng giữa các FIE và các cơ sở trong nước.