5. CÁC DỊCH VỤ KINH DOANH
5.2 Các dịch vụ kế toán, kiểm toán và ghi sổ kế toán
5.2.1 Các cam kết của Việt Nam về dịch vụ kế toán, kiểm toán và ghi sổ kế toán Phạm vi nghĩa vụ và các cam kết cụ thể
Việt Nam cam kết không giới hạn đối với các dịch vụ kế toán, kiểm toán và ghi sổ kế toán (CPC 862). Theo CPC, các dịch vụ này bao gồm:
- Kế tốn tài chính (86211): dịch vụ kiểm tra sổ sách kế toán và các bằng chứng kèm theo khác của một tổ chức để đưa ra ý kiến về việc các báo cáo tài chính của tổ chức có thể hiện đúng tình hình tài chính tại một ngày cụ thể và kết quả hoạt động tài chính của giai đoạn kết thúc vào ngày này theo các nguyên tắc kế tốn được cơng nhận chung.
- Rà sốt kế toán (86212): dịch vụ rà sốt báo cáo tài chính hàng năm, giữa kỳ và các thơng tin tài chính khác. Phạm vi rà sốt nhỏ hơn phạm vi kiểm tốn và do đó mức độ đảm bảo thấp hơn.
- Dịch vụ tổng hợp báo cáo tài chính (86213): Dịch vụ tổng hợp báo cáo tài chính từ thơng tin do khách hàng cung cấp. Khơng đảm bảo về độ chính xác của báo cáo. Dịch vụ lập hồ sơ hồn thuế kèm theo trong gói dịch vụ lập báo cáo tài chính được cung ứng với một mức phí chung cũng được phân loại vào đây. CPC này không bao gồm dịch vụ khai thuế được cung ứng riêng và phân loại vào phân nhóm CPC 86302.
- Dịch vụ lưu sổ kế tốn, trừ dịch vụ hồn thuế (86220) là dịch vụ lưu sổ kế toán bao gồm việc sắp xếp và ghi chép các giao dịch về tiền hoặc các đơn vị đo khác trong sổ sách kế toán. Dịch vụ kế tốn liên quan đến hồn thuế khơng thuộc phân nhóm này và được xếp vào phân nhóm 86302 (dịch vụ khai và rà soát thuế).
- Dịch vụ kế toán khác (86219) như dịch vụ lập, chứng nhận và đánh giá báo cáo tài chính tạm lập (pro forma).
Các cam kết
Việt Nam cam kết đầy đủ đối với Phương thức 1, Phương thức 2 và Phương thức 3. Do đó, cơng ty kế tốn nước ngồi có thể cung ứng các dịch vụ này chỉ bị hạn chế theo các
cam kết chung. Đặc biệt, các cơng ty kiểm tốn và lưu sổ kế tốn nước ngồi có thể cung ứng dịch vụ qua biên giới mà khơng cần có hiện diện thương mại tại Việt Nam. Đối với Phương thức 4, kế toán viên và kiểm toán viên được coi là “chuyên gia”, do đó sẽ được hưởng lợi ích theo các cam kết chung dành cho các nhà cung ứng dịch vụ thuộc nhóm này.
Đãi ngộ quốc gia được áp dụng đầy đủ đối với các hoạt động chứng nhận của các cơng ty kiểm tốn và lưu sổ kế tốn.
5.2.2. Khuôn khổ pháp lý của Việt Nam đối với kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán và lưu sổ kế tốn
Luật Đầu tư của Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/7/2006 điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ kế tốn và kiểm tốn nói chung. Luật Kế tốn và Luật Thống kê ban hành ngày 17/6/2003 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2004 điều chỉnh cụ thể việc cung ứng dịch vụ kế toán và kiểm toán tại Việt Nam, áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (FIEs), chi nhánh cơng ty nước ngồi và văn phịng đại diện cơng ty nước ngồi, cá nhân tham gia hoạt động kế toán và hầu hết các pháp nhân Việt Nam. Thậm chí Luật Quản lý Thuế có hiệu lực từ ngày 1/7/2007 cũng có liên quan vì cơng ty kế tốn và lưu sổ kế toán thường cung ứng dịch vụ tư vấn thuế; ngồi ra cịn có nhiều Nghị định của Chính phủ và Thông tư của các Bộ cũng hướng dẫn thi hành các luật nói trên.
Theo nghiên cứu của chuyên gia trong nước49, văn bản thi hành luật pháp luật chủ yếu điều chỉnh dịch vụ kế toán, kiểm toán và lưu sổ kế toán và dịch vụ thuế như sau:
Các văn bản do Quốc hội ban hành:
- Luật Kế toán 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003. Luật này quy định về kế toán và hành nghề của chuyên gia kế toán.
- Luật Quản lý Thuế. Luật này vừa được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2007. Luật này đưa dịch vụ thuế vào phạm vi điều chỉnh.
Các văn bản do Chính phủ ban hành:
- Nghị định 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Kế toán.
- Nghị định 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán Nhà nước.
- Nghị định 07/CP năm 1994 của Chính phủ về quy chế kiểm tốn độc lập
- Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ thay thế Nghị định 07/CP.
- Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 của Chính phủ sửa đổi và bổ sung Nghị định 105/2004/NĐ-CP.
- Thông tư 64 /2004/TT-BTC ngày 29/6/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 105/2004/NĐ-CP.
49 Tham khảo nội dung nghiên cứu của tác giả Hà Huy Tuấn trong Đánh giá tác động các cam kết và nghĩa vụ của Việt Nam trong GATS (về dịch vụ kế toán, kiểm toán, ghi sổ kế tốn và dịch vụ thuế), trang 6.
- Thơng tư 60/2006/TT-BTC ngày 28/6/2006 của Bộ Tài chính ban hành tiêu chuẩn và điều kiện cấp phép.
- Quyết định 59/2004/QĐ-BTC ngày 9/7/2004 của Bộ Tài chính ban hành quy chế kiểm tra và cấp chứng nhận hành nghề cho kiểm toán viên và kế toán viên.
- Thơng tư 122/2004/TT-BTC ngày 22/12/2004 của Bộ Tài chính.
- Thông tư 13/2005/TTLT-BKC-BLDTBXH ngày 7/2/2005 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
- Nghị định 185/2004/NĐ-CP ngày 4/11/2004 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.
- Quyết định 76/2004/QĐ-BTC ngày 22/9/2004 của Bộ Tài chính ban hành quy chế về tiêu chuẩn và điều kiện chấp thuận kiểm tốn viên và cơng ty kiểm toán thực hiện kiểm tốn cơng ty niêm yết, công ty môi giới chứng khốn và cơng ty quản lý quỹ đầu tư; các trường hợp công ty kiểm toán bị tạm ngừng hoặc hủy bỏ tư cách đủ điều kiện thực hiện kiểm toán; quyền và nghĩa vụ của cơng ty kiểm tốn được chấp thuận.
- Một số Quyết dịnh của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành các tiêu chuẩn và quy tắc đạo đức kế tốn kiểm tốn.
Danh sách nói trên chưa đầy đủ vì các luật khác cũng có liên quan mặc dù không trực tiếp đối với dịch vụ kế tốn, ví dụ như Thơng tư về chế độ tài chính áp dụng với các cơng ty mơi giới bảo hiểm hướng dẫn thi hành Nghị định 43/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng với các đơn vị bảo hiểm và môi giới bảo hiểm.
Lĩnh vực kế toán:
Tiếp cận thị trường
Nghị định 129 quy định các công ty kế tốn có thể được thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới một trong ba hình thức sau: cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hoặc cơng ty tư nhân. Kế tốn viên được cấp chứng chỉ hành nghề có thể đăng ký hành nghề cá nhân. Các hình thức hiện diện của nhà cung ứng dịch vụ kế tốn nước ngồi tại Việt Nam khơng quy định cụ thể nhưng trên thực tế bao gồm liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Để được cấp chứng nhận hành nghề kế tốn, kế tốn viên nước ngồi phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện sau: (i) được phép cư trú tại Việt Nam; (ii) có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán được cấp bởi một tổ chức kế tốn nước ngồi hoặc quốc tế được Bộ Tài chính cơng nhận; (iii) vượt qua các kỳ thi do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức về luật kinh tế, tài chính và kế toán Việt Nam50.
Quy định trong nước
Luật Kế toán điều chỉnh hoạt động kế toán được thực hiện bởi các pháp nhân tại Việt Nam, cơ cấu tổ chức các phịng ban kế tốn, đội ngũ nhân viên kế toán và các hoạt động kế toán chuyên nghiệp. Luật bao gồm các quy định chung về nghĩa vụ và u cầu kế tốn (như phải ghi chép chính xác, đầy đủ, kịp thời, rõ ràng và trung thực mọi giao dịch kinh tế và tài chính), các nguyên tắc và tiêu chuẩn kế toán và kỳ kế toán. Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong
hoạt động kế toán là tiền đồng Việt Nam và các quy định cụ thể cho giao dịch bằng ngoại tệ. Ngôn ngữ sử dụng trong kế toán là tiếng Việt và các quy định về việc sử dụng tiếng nước ngoài cho hoạt động kế toán.
Luật bao gồm các quy định chi tiết về việc lập, quản lý và sử dụng chứng từ kế toán (kể cả chứng từ điện tử); tài khoản kế toán, hệ thống tài khoản kế toán và sổ sách kế toán; lập, kiểm tốn và cơng bố báo cáo tài chính; kiểm tra kế tốn; kiểm kê tài sản, bảo quản và lưu trữ tài liệu kế toán; kế toán trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động hoặc phá sản.
Đối với người làm cơng tác kế tốn, Luật có các quy định chi tiết về tiêu chuẩn, quyền hạn và trách nhiệm của kế toán viên; nhiệm vụ, tiêu chuẩn và điều kiện đối với kế toán trưởng; hành nghề kế toán, chứng chỉ hành nghề kế toán; hiệp hội kế toán chuyên nghiệp. Nghị định 129 quy định về các kỳ thi, cấp chứng chỉ hành nghề kế tốn, các khóa tập huấn, phạm vi dịch vụ kế toán được cung ứng, quyền và trách nhiệm của người làm cơng tác kế tốn.
Việc cấp chứng chỉ hành nghề kế toán được quy định tại Quyết định 59/2004/QĐ- BTC ngày 9/7/2004 của Bộ Tài chính. Những người được cấp chứng chỉ kiểm toán được đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán theo Nghị định 129.
Cá nhân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đáp ứng điều kiện chuyên môn ở trên (gồm có bằng cử nhân kinh tế chuyên ngành tài chính - ngân hàng hoặc kế tốn - kiểm tốn và có ít nhất 5 năm cơng tác trong lĩnh vực tài chính - kế tốn - kiểm tốn hoặc ít nhất 4 năm cơng tác ở vị trí trợ lý kiểm tốn cho cơng ty kiểm tốn) được tham gia thi tuyển để hành nghề kiểm toán (hoặc kế tốn) tại Việt Nam. Những người đã có chứng chỉ hành nghề kiểm toán hoặc kế toán của nước ngồi và có nguyện vọng được cấp chứng chỉ hành nghề kiểm toán của Việt Nam phải tham gia kỳ thi kiểm tra kiến thức về pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này.
Hoạt động kế toán của cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi, văn phịng chi nhánh cơng ty nước ngồi và văn phịng đại diện cơng ty nước ngồi hoạt động tại Việt Nam, cũng như doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân của Việt Nam thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 129 như sau:
- Phải bổ nhiệm kế tốn trưởng đủ trình độ chun mơn. Nghị định 129 quy định các tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm người làm kế tốn trưởng. Đối với cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi, kế tốn trưởng phải có chun mơn, nghiệp vụ về kế tốn, có trình độ đại học trở lên và ít nhất 2 năm kinh nghiệm cơng tác thực tế về kế tốn; hoặc có chun mơn, nghiệp vụ về kế toán bậc cao đẳng và ít nhất 3 năm kinh nghiệm cơng tác thực tế về kế tốn. Đối với chi nhánh cơng ty nước ngồi, kế tốn trưởng phải có chun mơn, nghiệp vụ từ bậc trung cấp trở lên và tối thiểu 3 năm kinh nghiệm công tác thực tế về kế tốn.
- Thay vì bổ nhiệm người trong công ty, đơn vị kinh doanh được thuê công ty kế tốn hoặc kế tốn viên có chứng chỉ hành nghề để làm kế toán trưởng và/hoặc kế toán viên. Trong mọi trường hợp, người được bổ nhiệm làm kế toán trưởng phải tham dự và qua lớp bồi dưỡng kế tốn trưởng theo quy định của Bộ Tài chính. - Tuân thủ Nghị định 129, Thông tư 13/2005/TTLT-BKC-BLDTBXH ngày
7/2/2005 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn chi tiết tiêu chuẩn, điều kiện và thủ tục bổ nhiệm, bãi miễn, xếp lương kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán trong các tổ chức hoạt động kinh doanh.
- Điều 55 và 57 của Luật Kế tốn quy định cá nhân có nguyện vọng cung ứng dịch vụ kế tốn phải có chứng chỉ hành nghề kế toán và giấy đăng ký kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền. Đối với người nước ngồi có thêm yêu cầu về giấy phép cư trú51.
- Thơng tư 122/2004/TT-BTC ngày 22/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành chế độ kế toán (và kiểm toán) áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, văn phịng chi nhánh luật nước ngồi, chi nhánh thương mại; nhà thầu xăng dầu nước ngoài; và cơ sở thường trú tại Việt Nam của công ty nước ngoài, các tổ chức và cá nhân nước ngoài khác hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Tất cả các đơn vị này đều phải áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam. Nếu muốn áp dụng hệ thống kế toán khác hoặc điều chỉnh hệ thống kế toán của Việt Nam phải được Bộ Tài chính chấp thuận trước. Thơng tư 122 quy định chi tiết quy trình xin phép đối với các nội dung này và lặp lại nghĩa vụ kế toán và kiểm toán đã nêu trong Luật Kế toán và Nghị định 129.
Lĩnh vực kiểm toán
Tiếp cận thị trường
Nghị định 105/2004/NĐ-CP (Điều 20), sửa đổi bởi Nghị định 133/2005/NĐ-CP, quy định cơng ty kiểm tốn được thành lập theo hình thức công ty hợp danh, công ty tư nhân một thành viên, công ty thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư trực tiếp nước ngồi (cơng ty 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh với đối tác Việt Nam) và công ty trách nhiệm hữu hạn.
Thông tư 60 quy định tiêu chuẩn và điều kiện để thành lập cơng ty kiểm tốn theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và công ty tư nhân như sau:
- Cơng ty kiểm tốn phải có tối thiểu 3 kiểm tốn viên có chứng chỉ hành nghề kế tốn, trong đó phải có một người là Tổng Giám đốc của công ty.
- Là thành viên của công ty kiểm tốn, cơng ty hợp danh hoặc công ty tư nhân, các cá nhân và tổ chức phải đáp ứng các tiêu chuẩn nói trên (như trình độ chun mơn, nghiệp vụ và kinh nghiệm, vốn đầu tư tối thiểu)
Quy định trong nước
Nghị định 105 và Nghị định 133 quy định về nghiệp vụ kiểm toán tại Việt Nam cũng như việc kiểm toán tài liệu, dữ liệu kế tốn và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tại Việt Nam, bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Nghị định 105 quy định các hoạt động cơng ty kiểm tốn Việt Nam được thực hiện, gồm dịch vụ kiểm toán, tư vấn tài chính; tư vấn thuế; tư vấn nguồn nhân lực; tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin; tư vấn quản lý; dịch vụ kế toán; dịch vụ định giá tài sản; tập huấn tài chính, kế tốn và kiểm tốn; và các dịch vụ tài chính, kế tốn và thuế khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
Quy chế về thi tuyển và cấp chứng chỉ hành nghề kiểm toán được ban hành theo Quyết định 59/2004/QĐ-BTC ngày 9/7/2004 của Bộ Tài chính (xem phần dịch vụ kế toán ở trên để