3. CÁC NGHĨA VỤ CHUNG TRONG GATS
3.4. Đối xử Tối huệ quốc (MFN)
3.4.1. Nghĩa vụ MFN trong GATS
Nguyên tắc MFN là nền tảng của hệ thống thương mại đa biên. Nguyên tắc này được quy định tại Điều 2 GATS và cần phải được tuân thủ nghiêm túc:
1. Liên quan tới bất kỳ biện pháp nào được quy định trong Hiệp định này, mỗi
Thành viên phải ngay lập tức và không diều kiện dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác sự đối xử không kém ưu đãi hơn so với sự đối xử mà Thành viên đó dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ nước nào khác.
2. Một Thành viên có thể duy trì một biện pháp trái với quy định tại khoản 1 này với điều kiện là biện pháp đó phải được liệt kê và đáp ứng các điều kiện tại Phụ lục về các ngoại lệ tại Điều II.
Về bản chất, nguyên tắc MFN có nghĩa là một Thành viên WTO phải đương nhiên dành cho tất cả các Thành viên khác các nhượng Bộ Thương mại mà mình dành cho bất kỳ nước nào khác (“ưu đãi một, thì phải ưu đãi cho tất cả”). Điều này cho phép mọi Thành viên WTO được hưởng lợi từ các nhượng bộ mà các đối tác thương mại khác đang dành cho nhau mà không cần phải nỗ lực đàm phán thêm. Ngược lại, nguyên tắc MFN có nghĩa là Việt Nam khơng cịn được phép phân biệt đối xử giữa các đối tác thương mại khác nhau. Khi xem xét điều này, cần lưu ý là Việt Nam, thông qua hệ thống các hiệp định thương mại song phương và khu vực đang ngày càng tăng, đang ngày càng tiến gần hơn tới điều kiện “ưu đãi một, thì phải ưu đãi cho tất cả” của ngun tắc MFN. Chính vì vậy, ngun tắc MFN tại Điều II GATS thực sự không khác nhiều so với hoàn cảnh thực tế của Việt Nam.
Nghĩa vụ MFN trong GATS áp dụng cho bất kỳ “biện pháp” nào ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ trong bất kỳ ngành nào được quy định trong Hiệp định, cho dù ngành đó có được đưa vào cam kết hay khơng. Do đó, ngun tắc MFN áp dụng cho tất cả các ngành dịch vụ và cho tất cả các thành viên WTO. Tuy nhiên, theo Phụ lục của GATS về các ngoại lệ tại Điều II, vào thời điểm Hiệp định GATS có hiệu lực hoặc vào thời điểm gia nhập WTO, các Thành viên có thể bảo lưu ngoại lệ của nguyên tắc MFN. Về nguyên tắc, ngoại lệ này khơng được duy trì q 10 năm, tuy nhiên trong thực tế, hầu hết các nước WTO đã liệt kê các ngoại lệ MFN trong một khoảng thời gian không xác định.
Các ngoại lệ MFN hiện nay hầu hết liên quan tới các ưu đãi thương mại trên cơ sở khu vực. Các ngành chính là vận tải đường bộ, nghe nhìn, vận tải đường biển và ngân hàng.
Có 3 loại ngoại lệ MFN. Trước hết, Điều II.2 GATS cho phép các Thành viên duy trì một biện pháp trái với nguyên tắc MFN với điều kiện là biện pháp đó được liệt kê trong danh sách các ngoại lệ MFN của mình và biện pháp đó phải đáp ứng các điều kiện nghiêm ngặt nêu tại Phụ lục của GATS về các ngoại lệ tại Điều II.
Việt Nam đã sử dụng cơ hội liệt kê các ngoại lệ MFN này. Biêu cam kết dịch vụ30 bao gồm danh mục các ngoại lệ sau:
Ngành/Phân ngành
Mô tả biện pháp (được áp dụng trong các ngành), chỉ rõ sự không phù hợp Điều II Các nước được áp dụng Thời hạn áp dụng Hoàn cảnh phát sinh nhu cầu phải có miễn trừ Đối xử
Tối huệ quốc (MFN)
Tất cả các ngành Hiện diện thương mại.
Dành các biện pháp đối xử ưu đãi theo các Hiệp định đầu tư song phương.
Tất cả các nước đã ký hiệp định đầu tư song phương với Việt Nam
Không thời hạn
Thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam. Dịch vụ nghe nhìn - Sản xuất, phát hành và chiếu các chương trình truyền hình và tác phẩm điện ảnh.
Các biện pháp dựa vào các thoả thuận về hợp tác sản xuất các tác phẩm nghe nhìn, trong đó dành Đối xử quốc gia cho các tác phẩm nghe nhìn thuộc phạm vi các thoả thuận đó.
Các Thành viên WTO có hiệp định song phương hoặc nhiều bên trong hiện tại hoặc trong tương lai về hợp tác văn hoá. Không thời hạn Mục tiêu của các hiệp định này là thúc đẩy hợp tác văn hoá giữa các nước tham gia.
Dịch vụ nghe nhìn - Sản xuất và phát hành các chương trình truyền hình và tác phẩm điện ảnh. Các biện pháp thực hiện các chương trình hỗ trợ cho các tác phẩm nghe nhìn và các nhà cung cấp tác phẩm đó đáp ứng các tiêu chí xuất xứ. Các Thành viên WTO đã ký hiệp định song phương hoặc nhiều bên trong lĩnh vực hợp tác văn hóa. Khơng thời hạn Các chương trình này nhằm mục đích bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các nước mà Việt Nam có quan hệ văn hóa lâu dài.
Dịch vụ nghe nhìn - Sản xuất và phát hành các tác phẩm nghe nhìn thơng qua truyền phát sóng tới cơng chúng. Các biện pháp dành Đối xử quốc gia đối với các tác phẩm nghe nhìn đáp ứng một số tiêu chí xuất xứ liên quan đến việc tiếp cận truyền phát sóng.
Các Thành viên WTO đã ký hiệp định song phương hoặc nhiều bên trong lĩnh vực hợp tác văn hóa. Khơng thời hạn Các biện pháp này nhằm mục đích phát huy các giá trị văn hóa trong lĩnh vực này ở cả Việt Nam và các nước khác, bao gồm cả các nước trong khu vực.
Ngành/Phân ngành
Mô tả biện pháp (được áp dụng trong các ngành), chỉ rõ sự không phù hợp Điều II Các nước được áp dụng Thời hạn áp dụng Hoàn cảnh phát sinh nhu cầu phải có miễn trừ Đối xử
Tối huệ quốc (MFN)
Dịch vụ vận tải biển.
Các biện pháp dựa trên những thỏa thuận về các hoạt động kinh doanh thông thường của các công ty con thuộc sở hữu toàn bộ của các hãng tàu nước ngoài.
Tất cả các Thành viên WTO [mà Việt Nam] mong muốn có hợp tác vận tải biển.
5 năm Các Hiệp định song phương.
Dịch vụ vận tải biển :
- Vận chuyển hàng hóa bằng xe tải trong nội địa; - Kho và lưu kho hàng hoá; và - Trạm làm hàng container.
Cả ba phân ngành được ưu đãi theo Hiệp định hàng hải giữa Việt Nam và Singapore.
Cộng hoà Singapore.
10 năm Hiệp định song phương.
Theo Điều II.3 GATS, cơ chế thương mại đường biên giữa các nước WTO giáp nhau cũng là ngoại lệ MFN. Quy định này cho phép một Thành viên WTO dành các ưu đãi thương mại cho các nước láng giềng để tạo điều kiện thúc đẩy các trao đổi dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng nội địa giữa các vùng biên giới giáp nhau.
Ngoại lệ MFN thứ 3 (không phải liệt kê) là ngoại lệ được quy định tại Điều V GATS. Điều V đưa ra các quy định về các hiệp định hội nhập kinh tế, theo đó chỉ dành các ưu đãi thương mại cho những thành viên của các hiệp định đó.Quy định này tương tự Điều XXIV GATT 1994. Tương tự, Điều Vbis cho phép dành các ưu đãi thương mại liên quan đến các thị trường lao động, tuy nhiên nhìn chung, trong thực tế điều này ít áp dụng.
Điều V.1 quy định các điều kiện về các hiệp định hội nhập khu vực như sau: - phải bao trùm rất nhiều ngành (substantial)31
- quy định không được phân biệt đối xử hoặc loại bỏ tất cả các phân biệt đối xử theo Điều XVII giữa các bên trong các ngành quy định tại tiểu đoạn (a), thông qua việc: (i) loại bỏ các biện pháp phân biệt đối xử đang tồn tại, và/hoặc
(ii) cấm đưa ra các biện pháp mới
31 Điều kiện này được hiểu là số các ngành dịch vụ, khối lượng thương mại dịch vụ giao dịch và số các phương thức cung cấp dịch vụ. Để đáp ứng điều kiện này, các hiệp định hội nhập không được đưa ra ngoại lệ ưu tiên cho bất kỳ phương thức cung cấp dịch vụ nào.
Tuy nhiên, cho đến nay, WTO vẫn chưa có định nghĩa nào về cụm từ “bao trùm rất nhiều ngành” (“substantial sector coverage”)
3.4.2. Hệ thống pháp lý của Việt Nam liên quan đến MFN
Theo báo cáo của các chuyên gia trong nước (trang 48), đối xử MFN ở Việt Nam được quy định tại Pháp lệnh số 41/2002/PL-UBTVQH10 ngày 25/05/2002 về đối xử Tối huệ quốc và đối xử quốc gia. Nguyên tắc MFN áp dụng cho tất cả các biện pháp ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ và các hoạt động thương mại của cá nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài ở Việt Nam. Nghĩa vụ MFN cũng áp dụng cho đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư nước ngoài.
Tương tự, Luật Đầu tư quy định tại Điều 4.2 là “Nhà nước đối xử bình đẳng trước luật đối với tất cả các nhà đầu tư ở tất cả các ngành kinh tế và giữa đầu tư giữa trong nước và nước ngoài, và Nhà nước sẽ khuyến khích và tạo điều kiện cho các hoạt động đầu tư”. Tuy nhiên, cách quy định này khơng hồn tồn phù hợp với định nghĩa MFN tại Điều II GATS.
Trong hệ thống pháp lý của Việt Nam, nguyên tắc MFN không chỉ được quy định trong Pháp lệnh về đối xử Tối huệ quốc và đối xử quốc gia mà còn được quy định tại các văn bản pháp lý khác liên quan đến các ngành dịch vụ cụ thể.
Liên quan đến ngoại lệ MFN về các hiệp định hội nhập kinh tế (Điều V GATS), Việt Nam đang tham gia vào một số hiệp định FTA như là ASEAN, ASEAN + (ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Úc và New Zealand, ASEAN - Nhật Bản). Tất cả những hiệp định này bao gồm một số mức độ tự do hoá thương mại dịch vụ. Các bên tham gia các hiệp định này thường khẳng định rằng các hiệp định này tuân thủ các yêu cầu và điều kiện của Điều V GATS. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa được giải quyết, bởi vì vẫn chưa có cách hiểu thống nhất về Điều V và về các điều kiện cho phép áp dụng ngoại lệ MFN.
3.4.3. Triển khai tiếp theo về pháp lý
Theo quan điềm của các chuyên gia trong nước (trang 48), việc so sánh giữa các quy định hiện hành của Việt Nam với các quy định của GATS về MFN cho thấy quy định MFN của Việt Nam tại Pháp lệnh MFN và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam về “cơ bản” tuân thủ với quy định của GATS.
Tuy nhiên, Pháp lệnh này có thể chưa đủ chi tiết, do đó có thể dẫn tới một số điểm khác biệt so với nghĩa vụ MFN tại Hiệp định GATS. Đôi khi mọi người tranh luận rằng những điểm khác biệt giữa Pháp lệnh MFN và các quy định tại GATS được khắc phục bởi luật trong nước về nghĩa vụ MFN và những quy định pháp lý quan trọng hơn Pháp lệnh MFN. Tuy nhiên, thậm chí nếu điều này là đúng, vấn đề này vẫn chưa được giải quyết trong trường hợp các quy định cụ thể trong luật khơng có các quy định về MFN hoặc trong trường hợp luật quy định bỏ qua ngoại lệ MFN. Một lập luận khác để bảo vệ cơ chế MFN hiện tại là theo Luật Điều ước, các điều ước quốc tế (ví dụ như GATS) có giá trị hơn các quy định trong nước trong trường hợp các quy định trong nước xung đột với điều ước quốc tế. Tuy nhiên, như đã nêu ở trên, Pháp lệnh MFN vẫn đang có hiệu lực. Bất kể tình trạng pháp lý như thế nào, điều này tạo nên một sự không rõ ràng về mặt pháp lý đối với các nhà đầu tư và thương nhân nước ngồi và có thể ngăn cản họ không đầu tư và hoạt động tại Việt Nam.
Do đó, đề nghị Việt Nam điều chỉnh Pháp lệnh MFN và đối xử quốc gia và đưa ra các quy định chi tiết hơn nữa và thậm chí xố bỏ tất cả các quy định mà có thể xung đột với quy định của GATS. Nghị định 59-2006 cũng cần được sửa đổi để đảm bảo rằng cách quy định và áp dụng không vi phạm các nghĩa vụ của Việt Nam trong GATS. Vì lợi ích của Việt Nam
trong việc chống lại các phân biệt đối xử giữa các nước, không nên tạo nên bất kỳ nghi ngờ gì về việc Việt Nam tn thủ hồn toàn nguyên tắc MFN.