Các dịch vụ kinh doanh khác

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các cam kết và nghĩa vụ của việt nam theo hiệp định GATs (Trang 73 - 75)

5. CÁC DỊCH VỤ KINH DOANH

5.8. Các dịch vụ kinh doanh khác

5.8.1 Cam kết của Việt Nam về dịch vụ quảng cáo Phạm vi nghĩa vụ và các cam kết cụ thể

Các cam kết bao trùm dịch vụ quảng cáo (CPC 871) trừ quảng cáo thuốc lá. Dịch vụ quảng cáo được chia thành 3 nhóm:

- CPC 8711 - Dịch vụ bán hoặc cho thuê diện tích, thời lượng quảng cáo - CPC 8712 - Dịch vụ lập kế hoạch, xây dựng và thực hiện quảng cáo

- CPC 8719 - Các dịch vụ quảng cáo khác không được phân loại ở trên, bao gồm dịch vụ quảng cáo ngoài trời, dịch vụ quảng cáo trên không, dịch vụ phân phát mẫu và các tài liệu quảng cáo khác

Cam kết

Cam kết không hạn chế về Phương thức 1 và Phương thức 2.

Kể từ ngày 11/1/2007, nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài được thiết lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác Việt Nam đã được phép cung ứng dịch vụ quảng cáo. Kể từ ngày gia nhập, phần vốn góp

vào liên doanh của phía nước ngồi khơng được vượt quá 51% tổng vốn; kể từ ngày 1/1/2009, hạn chế nói trên bị bãi bỏ.

5.8.2 Khuôn khổ pháp lý của Việt Nam về kinh doanh dịch vụ quảng cáo

- Pháp lệnh Quảng cáo ngày 16/11/2001

- Nghị định 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ

- Thơng tư 43/2003/TT-BVHTT ngày 16/7/2003 của Bộ Văn hóa Thơng tin (được sửa đổi bởi Thơng tư 79/2006/TT-BVHTT ngày 8/12/2005 của Bộ Văn hóa Thơng tin)

- Luật Thương mại (2005) đối với quảng cáo thương mại - Một số “công văn” có giá trị pháp lý khơng rõ ràng

Theo báo cáo của chuyên gia trong nước, tính minh bạch và khả năng đoán định của khung pháp lý cho lĩnh vực này bị hạn chế bởi sự hiện diện của một số cơng văn khơng được chính thức cơng bố cho việc thi hành nhiều quy định của Luật, Pháp lệnh và các Nghị định.

Tiếp cận thị trường

Pháp lệnh Quảng cáo đề ra khuôn khổ cho việc thành lập văn phòng chi nhánh để tham gia trực tiếp vào các hoạt động quảng cáo. Nghị định 24 (Điều 25) quy định điều kiện áp dụng đối với việc thành lập chi nhánh (có đăng ký kinh doanh dịch vụ quảng cáo hợp pháp tại nước mà tổ chức đó đóng trụ sở chính; đã hoạt động tối thiểu 5 năm kể từ khi có đăng ký kinh doanh; có văn phịng đại diện từ 7 năm trở lên tại Việt Nam và không vi phạm pháp luật Việt Nam.

Điều 18 Pháp lệnh Quảng cáo quy định tổ chức và cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được trực tiếp quảng cáo về dịch vụ kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ của mình, hoặc thuê người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc công ty kinh doanh dịch vụ quảng cáo Việt Nam thực hiện quảng cáo cho mình. Tuy nhiên, Đoạn 2 Điều 18 lại quy định tổ chức và cá nhân nước ngồi khơng hoạt động tại Việt Nam muốn quảng cáo về hoạt động kinh doanh, hàng hóa hoặc dịch vụ của mình phải th người (hoặc cơng ty) Việt Nam kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện quảng cáo cho mình.

Điều 21 Nghị định 24 quy định các tổ chức và cá nhân Việt Nam có chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ quảng cáo do phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp được hợp tác đầu tư với tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài để kinh doanh dịch vụ quảng cáo dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh và chỉ được hoạt động sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép đầu tư.

Giấy phép do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp (Điều 22 Nghị định 24) sau khi tham vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thơng tin về mức độ phù hợp của dự án với quy hoạch quảng cáo, trình độ kỹ thuật và cơng nghệ quảng cáo của tổ chức nước ngồi có liên quan, lợi ích kinh tế - xã hội và phạm vi, lĩnh vực quảng cáo.

Nghị định 108/2006/NĐ-CP (hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư) không nêu trực tiếp dịch vụ quảng cáo là dịch vụ “có điều kiện”; tuy nhiên, đây có thể coi là lĩnh vực “có điều kiện” theo Luật Đầu tư (không phân biệt dịch vụ trong nước và nước ngoài: cụ thể là Điều 29 mục i quy định “một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật” thuộc loại hình dịch vụ có điều kiện) và theo Phụ lục III Nghị định 108 thi hành Luật Đầu tư (các lĩnh vực đầu tư khác trong hiệp ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các lĩnh vực đầu tư bị hạn chế việc mở cửa thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài). Do đó, chế tài quy định trong Luật Đầu tư và

Nghị định 108/2006/NĐ-CP về các lĩnh vực có điều kiện cũng được áp dụng với dịch vụ quảng cáo.

Quy định trong nước

Một số lĩnh vực quảng cáo địi hỏi phải có giấy phép quảng cáo. Nội dung và hình thức quảng cáo đều được quản lý chặt chẽ. Giấy phép để thực hiện quảng cáo trên mạng thơng tin máy tính, giấy phép cho các chương trình quảng cáo chuyên ngành trên đài phát thanh và truyền hình và giấy phép để in ấn các tài liệu quảng cáo chuyên ngành do Bộ Văn hóa Thơng tin cấp57.

Nghị định 24 quy định phải đáp ứng một số điều kiện tiên quyết khi thực hiện quảng cáo các sản phẩm phải áp dụng tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn khác; thuốc chữa bệnh và nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm, vắc xin, sinh phẩm miễn dịch, dụng cụ, trang thiết bị y tế, dịch vụ y tế và quảng cáo thực phẩm; quảng cáo các sản phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, thức ăn gia súc, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giống cây trồng, giống vật nuôi.

Thông tư 43 (được sửa đổi bởi Thông tư 79) hướng dẫn chi tiết một số loại hình quảng cáo nhất định bao gồm quảng cáo trên báo chí, quảng cáo rượu và thuốc lá, quảng cáo ngồi trời và quảng cáo trên mạng Internet.

Thông tư 43 (được sửa đổi bởi Thông tư 79) quy định chi tiết hơn về thủ tục và thẩm quyền đăng ký quảng cáo trên mạng Internet và cấp phép quảng cáo ngoài trời cũng như trách nhiệm của các Sở Văn hóa Thơng tin địa phương đối với quản lý Nhà nước về quảng cáo.

Thông tư 67/2004/TT-BTC ngày 7/7/2004 của Bộ Tài chính quy định lệ phí cấp phép quảng cáo.

5.8.3 Triển khai tiếp theo về pháp lý

Điều 18.2 của Pháp lệnh Quảng cáo quy định tổ chức và cá nhân nước ngồi khơng hoạt động tại Việt Nam muốn quảng cáo về hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ của mình tại Việt Nam phải thuê người (hoặc công ty) kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện quảng cáo cho mình. Quy định này gây quan ngại nghiêm trọng về tính phù hợp với các cam kết GATS, đặc biệt là với Phương thức 1.

Như báo cáo của chuyên gia trong nước58 đã chỉ ra, “quảng cáo là một trong số các hoạt động được quản lý chủ yếu bởi các “cơng văn”, do đó có các trường hợp các văn bản này làm giảm tính minh bạch và khả năng đoán định của luật và quy định. Đồng thời, như đã cam kết, kể từ ngày 1/1/2009 sẽ khơng cịn hạn chế về tỉ lệ góp vốn của phía nước ngồi trong liên doanh kinh doanh quảng cáo và một số loại hình quảng cáo mới sẽ được áp dụng, v.v... các văn bản luật cần được xem xét vào thời điểm thích hợp. Pháp lệnh ngày 16/11/2001 và các văn bản pháp lý khác hướng dẫn thi hành Pháp lệnh cũng cần được cập nhật theo.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của các cam kết và nghĩa vụ của việt nam theo hiệp định GATs (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)