Các nguyên tắc quản lý nhà nước về công chứng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước bằng pháp luật về công chứng ở tỉnh nam định hiện nay (Trang 29 - 31)

- Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động được tiến hành bởi những

1.1.2.3. Các nguyên tắc quản lý nhà nước về công chứng

Ở Việt Nam hiện nay, để đảm bảo quản lý nhà nước bằng pháp luật có hiệu quả thì cần qn triệt thực hiện các nguyên tắc sau:

Một là: Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hoạt động

công chứng.

Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hoạt động cơng chứng địi hỏi cơ quan quản lý nhà nước về cơng chứng khi thực hiện vai trị quản lý, điều hành phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật; những người yêu cầu công chứng và những người thực hiện hành vi công chứng phải nghiêm chỉnh và triệt để tuân thủ pháp luật trong thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình nhằm đảm bảo sự thống nhất về kỷ cương, trật tự, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước.

Hai là: Bảo đảm sự quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động công

Nội dung của nguyên tắc này thể hiện ở chỗ, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cơng chứng; Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động cơng chứng trong phạm vi tồn quốc; ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với công chứng trên phạm vi địa phương.

Ba là: Bảo đảm sự độc lập và tự chịu trách nhiệm của công chứng viên

trong thực hiện hoạt động công chứng.

Công chứng viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm và hành nghề công chứng theo qui định của pháp luật. Công chứng viên trong khi thực hiện hành vi cơng chứng hồn tồn độc lập, khơng phải chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý mình mà phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cơ quan quản lý nhà nước khơng thể áp đặt mệnh lệnh hành chính cũng như có những can thiệp khơng đảm bảo về mặt pháp luật vào hành vi công chứng. Mà các cơ quan quản lý nhà nước chỉ có thể thơng qua hoạt động xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật và bảo vệ pháp luật để thực hiện nhiệm vụ của mình và tạo điều kiện cho công chứng viên phát triển

Ngồi ra cơng chứng viên cịn phải đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối về nội dung công chứng cũng như các thông tin đến hoạt động công chứng. Trừ trường hợp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản về việc cung cấp hồ sơ công chứng phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra, truy tố, xét xử...

Bốn là: Bảo đảm tính xác thực, tính hợp pháp và giá trị pháp lý của

văn bản công chứng.

Công chứng là một dịch vụ công quan trọng, một thể chế không thể thiếu được của Nhà nước pháp quyền để đảm bảo giá trị pháp lý, sự an toàn của các giao dịch, hợp đồng cũng như bảo đảm việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia hoạt động cơng chứng. Văn bản cơng chứng có giá trị xác thực, giá trị pháp lý và độ tin cậy hơn hẳn các loại giấy tờ khơng

có chứng nhận xác thực hoặc chỉ trình bày bằng miệng. Các văn bản cơng chứng bảo đảm sự an toàn của các giao dịch, tạo nên sự yên tâm tin tưởng của khách hàng, hạn chế đến mức thấp nhất các tranh chấp xảy ra. Bằng việc quản lý nhà nước bằng pháp luật sẽ đảm bảo trật tự, kỷ cương, ổn định trong việc quản lý hoạt động cơng chứng, từ đó cũng góp phần làm giảm đáng kể việc giải quyết tranh chấp luôn là gánh nặng của các cơ quan chức năng và giúp các cơ quan chức năng quản lý tốt hơn các hoạt động giao dịch.

Trên đây là các nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước bằng pháp luật về công chứng mà chúng ta cần quan tâm. Ngoài ra, để đảm bảo quản lý có hiệu quả các cơ quan quản lý nhà nước về cơng chứng cịn phải tn thủ các nguyên tắc quản lý nhà nước bằng pháp luật nói chung như: nguyên tắc Đảng lãnh đạo, nguyên tắc tập trung dân chủ….

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước bằng pháp luật về công chứng ở tỉnh nam định hiện nay (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w