- Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động được tiến hành bởi những
3.2.1.2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động công chứng và quản lý nhà nước về công chứng
công chứng và quản lý nhà nước về công chứng
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo một hành lang pháp lý an toàn trước hết là cho các giao dịch dân sự nói chung, hơn thế tiên liệu được hướng phát triển để có thể có xây dựng được một hệ thống pháp luật phù hợp với thực tiễn, điều chỉnh tất cả các mặt liên quan đến các tổ chức hành nghề công chứng và các hoạt động công chứng. Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật, pháp luật về công chứng phải xác định phạm vi, nội dung phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và khu vực. Đây là điều kiện quan trọng, mang tính quyết định đối với tính khả thi, sự thành cơng của q trình xã hội hố công chứng ở Việt Nam. Xây dựng được tổ chức xã hội nghề nghiệp trên cơ sở "xã hội hóa" triệt để hoạt động cơng chứng thông qua các tổ chức này nhà nước thực hiện công tác quản lý nhà nước. Thực hiện quản lý gián tiếp (thông qua tổ chức xã hội nghề nghiệp) về tổ chức bộ máy, nhân sự của các tổ chức hành nghề công chứng trên nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội nghề nghiệp, bảo đảm việc tuân theo pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của công chứng viên, không can thiệp sâu vào công tác chuyên môn, nghiệp vụ của công chứng viên các nhiệm vụ này do tổ chức xã hội nghề nghiệp thực hiện và sự điều chỉnh của pháp luật về chuyên môn, đạo đức hành nghề.
Thời gian qua, kể từ khi thực hiện việc "xã hội hóa" cơng chứng, các Văn phịng cơng chứng ra đời và hoạt động đã đem lại những hiệu quả thực tiễn cho nền kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, qua thực trạng tổ chức và hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng trong thời gian qua cho thấy cần sớm có những sửa đổi, bổ sung và hồn thiện thể chế về cơng tác quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động này, cụ thể:
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung và hồn thiện các quy định về việc cơng
chứng viên góp vốn trong thành lập Văn phịng cơng chứng. Cơng chứng viên là những cá nhân hoạt động kinh doanh dịch vụ đặc thù mà trước đây chỉ có nhà nước thực hiện. Cơng chứng viên được bổ nhiệm theo tiêu chuẩn, trình tự chặt chẽ, được giao quyền công chứng các hợp đồng, giao dịch là một hoạt động dịch vụ công, hoạt động này ảnh hưởng đến sự ổn định, an toàn, trật tự xã hội. Khi thực hiện hành vi công chứng, công chứng viên chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật về hành vi cơng chứng của mình, đồng thời cũng chịu trách nhiệm vật chất trực tiếp với khách hàng nên họ có quyền từ chối cơng chứng khi nội dung và hình thức văn bản cơng chứng khơng phù hợp quy định pháp luật và đạo đức xã hội. Mặt khác Khoản, Điều 26 Luật Công chứng năm 2006 quy định: Trưởng Văn phịng cơng chứng phải là cơng chứng viên, là người đại diện theo pháp luật của văn phịng. Do đó, nếu có sự góp vốn của cá nhân, tổ chức khác ngồi cơng chứng viên thì hoạt động của văn phịng cơng chứng sẽ bị chi phối, nhất là vấn đề lợi nhuận trong kinh doanh. Mặt khác, nếu cho phép góp vốn thì văn phịng cơng chứng sẽ hoạt động theo dạng công ty cổ phần, các thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản theo tỷ lệ vốn góp. Do vậy, theo chúng tôi cần bổ sung quy định về việc thành lập văn phịng cơng chứng chỉ do công chứng viên thành lập, khơng chấp nhận hình thức góp vốn kể cả trường hợp thành lập theo loại hình cơng ty hợp danh.
Thứ hai, bổ sung quy định cho phép chuyển đổi Văn phịng cơng chứng
do một công chứng viên sang Văn phịng cơng chứng do hai cơng chứng viên trở lên thành lập hoặc ngược lại. Hiện nay, pháp luật cơng chứng chưa có quy định cho phép chuyển đổi loại hình hoạt động của văn phịng cơng chứng theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Thực tế thời gian qua, nhu cầu chuyển đổi loại hình đã xảy ra ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó,
do u cầu thực tiễn nên Bộ Tư pháp đã có ý kiến về vấn đề này và cho phép chuyển đổi loại hình của tổ chức hành nghề này.
Thứ ba, cần quy định bổ sung thêm việc mở chi nhánh, văn phòng đại
diện trong thể chế quản lý nhà nước đối với văn phịng cơng chứng. Khoản 2, Điều 11, Thông tư số 11 quy định: "Tổ chức hành nghề công chứng không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng". Đây là quy định mới nhất nhưng lại hạn chế quyền của văn phịng cơng chứng vì theo Luật doanh nghiệp 2005, các doanh nghiệp được quyền mở chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật. Như vậy, Luật công chứng không cấm nhưng Thông tư số 11 lại đưa ra quy định cấm là chưa đảm bảo về mặt pháp chế, chưa đảm bảo tính thống nhất về mặt thể chế trong công tác quản lý nhà nước, hạn chế quyền kinh doanh của loại hình doanh nghiệp đặc biệt – Văn phịng cơng chứng. Do vậy, cần có những sửa đổi trong Thông tư số 11 theo hướng quy định cho phép mở văn phòng đại diện, chi nhánh của văn phịng cơng chứng phù hợp với pháp luật doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo tỉnh chặt chẽ trong công tác quản lý nhà nước chuyên ngành.
Thứ tư, bổ sung quy định cụ thể trong pháp luật về doanh nghiệp và sửa đổi
Thông tư số 11 về biển hiệu và tên gọi của Văn phịng cơng chứng do vẫn có những điểm chưa hợp lý như: quy định không được đánh số thứ tự, không được lấy địa danh khác đặt tên cho văn phịng cơng chứng là chưa phù hợp. Trong trường họp này, Nghị định 43/2010/NĐ-CP không quy định thuộc trường hợp cấm đặt tên hoặc đặt tên như vậy là gây nhầm lẫn nên Văn phịng cơng chứng được đặt tên. Do vậy, Thơng tư số 11 tuy mới được ban hành nhưng cũng cần được sửa đổi nhằm bảo đảm thống nhất về mặt thể chế trong quản lý nhà nước.
Thứ năm, bổ sung cụ thể hơn quy định mua bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp của công chứng viên. Pháp luật hiện hành quy định Văn phịng cơng chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng
viên của tổ chức mình. Hiện nay, Thơng tư số 11 quy định thời điểm mua bảo hiểm của Văn phịng cơng chứng được thực hiện chậm là nhất 60 ngày kể từ ngày Văn phịng cơng chứng được cấp Giấy đăng ký hoạt động. Văn phịng cơng chứng thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm về các thủ tục cần thiết khi mua bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, sự kiện bảo hiểm, thời gian bảo hiểm và các nội dung khác có liên quan [5]. Như vậy, các quy định trên có hai vấn đề cần xem xét sửa đổi, bổ sung: (1) thời điểm mua bảo hiểm chậm là nhất 60 ngày kể từ ngày Văn phịng cơng chứng được cấp Giấy đáng ký hoạt động. Quy định này làm phát sinh vấn đề là khi chưa mua bảo hiểm nhưng đã có các vấn đề xảy ra thỉ giải quyết như thế nào? giải pháp đưa ra là sửa đổi, bổ sung theo cách thức quy định cụ thể trách nhiệm vật chất khi trong thời hạn quy định mà chưa mua bảo hiểm thì Văn phịng cơng chứng phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại xảy ra cho những người tham gia giao dịch. Tuy nhiên, khi được cấp giấy đăng ký hoạt động thì Văn phịng cơng chứng được phép hoạt động nhưng nếu chưa mua bảo hiểm thì khơng bảo đảm trách nhiệm bồi thường khi có sai sót xảy ra. Do vậy, cần quy định thời hạn mua bảo hiểm ngắn lại, có thể là 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động và bổ sung thêm quy định trách nhiệm bồi thường khi xảy ra thiệt hại, có thể quy định bằng cách dẫn chiếu pháp luật có liên quan. (2) cần có quy định về số tiền bảo hiểm tối thiểu là bao nhiêu, nghĩa là phải quy định mức sàn cụ thể để đảm bảo tính tương xứng với mức độ thiệt hại xảy ra để được bồi thường thỏa đáng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.
Thứ sáu, cần quy định cụ thể hơn những trường hợp được phép cơng
chứng ngồi trụ sở tổ chức hành nghề công chứng. Pháp luật về công chứng quy định việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng nhằm bảo đảm tính pháp lý chặt chẽ của văn bản cơng chứng. Tuy nhiên, Luật Công chứng năm 2006 cho phép có thể thực hiện
cơng chứng ngồi trụ sở tổ chức hành nghề, thực tiễn đặt ra nhiều vấn đề cho quy định "lý do chính đáng khác". Khoản 1, Điều 11, Thông tư số 11 quy định việc cơng chứng ngồi trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng chỉ thực hiện trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật Công chứng và do tổ chức hành nghề công chứng chịu trách nhiệm xem xét từng trường hợp cụ thể để quyết định thực hiện việc cơng chứng ngồi trụ sở. Lý do này chưa được giải thích cụ thể, dẫn đến cách hiểu sai về nguyên tắc thực hiện công chứng là không nhất thiết phải ở tổ chức hành nghề công chứng nên các văn phịng cơng chứng đã thực hiện số lượng lớn các việc cơng chứng ngồi trụ sở với lý do là đương sự muốn giữ bí mật, đương sự khơng muốn xếp hàng chờ đợi, đương sự muốn công chứng tại nhà... và sẵn sàng trả khoản thù lao công chứng theo thỏa thuận với văn phịng cơng chứng. Việc cơng chứng ngoài trụ sở một cách "dễ dàng" dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức hành nghề cơng chứng, làm giảm uy tín của các tổ chức hành nghề cơng chứng. Ngược lại, các Phịng cơng chứng chỉ thực hiện cơng chứng ngồi trụ sở khi khách hàng có giấy tờ chứng minh thuộc trường họp được cơng chứng ngồi trụ sở và có đơn u cầu cơng chứng ngoài trụ sở kèm theo. Do vậy, cần quy định cụ thể hơn cụm từ "lý do chính
đáng khác" theo hướng "việc cơng chứng ngồi trụ sở chỉ áp dụng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác như trong trường hợp khẩn cấp, bị đe dọa tính mạng hoặc vì lý do ốm đau mà không thể đến trụ sở tổ chức hành nghề công chứng".
Thứ bẩy, quy định về chi trả hoa hồng cơng chứng cho các tổ chức có
liên quan như ngân hàng. Hiện nay, xuất hiện việc các tổ chức ngân hàng chỉ định các tổ chức, cá nhân thế chấp, vay tiền của ngân hàng đến các tổ chức hành nghề công chứng để chứng các hợp đồng, giao dịch. Theo đó, các tổ
chức hành nghề công chứng phải ký hợp đồng và trả hoa hồng cho các ngân hàng này. Tuy nhiên, có sự bất bình đẳng xảy ra giữa hai loại hình là Văn phịng cơng chứng và Phịng cơng chứng, đây chính là yếu tố làm giảm tính cạnh tranh trong việc cung ứng dịch vụ của Phịng cơng chứng với các Văn phịng cơng chứng hiện nay. Cần thiết phải hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước đối với với công chứng về vấn đề bổ sung, hoàn thiện các quy định về chi hoa hồng và tỷ lệ % được chi hoa hồng nhằm đảm bảo tính cạnh tranh trong việc thực hiện cơng chứng giữa hai loại hình tổ chức hành nghề công chứng này.