- Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động được tiến hành bởi những
1.1.2.4. Chủ thể quản lý nhà nước về công chứng
Chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan, công chức trong bộ máy nhà nước được trao quyền lực công gồm: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Quyền lực nhà nước trong quản lý hành chính nhà nước trước hết thể hiện ở việc các chủ thể có thẩm quyền thể hiện ý chí nhà nước thơng qua phương tiện nhất định, trong đó phương tiện cơ bản và đặc biệt quan trọng được sử dụng là văn bản quản lý hành chính nhà nước. Bằng việc ban hành văn bản, chủ thể quản lý hành chính nhà nước thể hiện ý chí của mình dưới dạng các chủ trương, chính sách pháp luật nhằm định hướng cho hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật; dưới dạng quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa các quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước và của cấp trên thành những quy định chi tiết để có thể triển khai thực hiện trong thực tiễn; dưới dạng các mệnh lệnh cá biệt nhằm áp dụng pháp luật vào thực tiễn, trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ quản lý; dưới những dạng mệnh lệnh chỉ đạo cấp dưới trong hoạt động, nhằm tổ chức thực hiện pháp luật trong thực tiễn; dưới dạng những thông tin hướng dẫn đối
lập với cấp dưới nhằm đảm bảo sự thống nhất, có hệ thống của bộ máy hành chính nhà nước.
Trong phạm vi đề tài này, chúng tơi chỉ nghiên cứu các chủ thể có chức năng quản lý nhà nước và sự phân cấp quản lý nhà nước về công chứng giữa một số chủ thể có thẩm quyền như Chính phủ, Bộ Tư pháp, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tư pháp.
Thứ nhất: Chính phủ.
Chính phủ nước cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa là cơ quan chấp hành vừa là cơ quan điều hành cao nhất của nuớc cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ có nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về mọi mặt đời sống xã hội. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cơng chứng, tuy nhiên Chính phủ chỉ là chủ thể mang tính đại diện cao nhất, khơng trực tiếp thực hiện các quyền mà giao cho Bộ Tư pháp thực hiện; Chính phủ chỉ điều hành ở tầm vĩ mơ bằng các chính sách pháp luật [43, tr.9].
Thứ hai: Bộ Tư pháp
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Luật Công chứng năm 2006, quy định: Bộ Tư pháp là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công chứng và có nhiệm vụ, quyền hạn như: Xây dựng và trình Chính phủ chính sách phát triển cơng chứng; ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về cơng chứng; quy định chương trình khung đào tạo nghề công chứng; ban hành quy chế tập sự nghề công chứng; ban hành quy tắc đạo đức nghề công chứng; bổ nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên; cấp thẻ công chứng viên; hướng dẫn nghiệp vụ công chứng, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về công chứng, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về cơng chứng; tổng kết, báo cáo Chính phủ về công chứng; quản lý về thực hiện hợp tác quốc tế về công chứng [53, tr.16].
Như vậy, chức năng và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp về cơng chứng đã được Chính phủ phân cấp, trao quyền bằng quy định tương đối rõ ràng. Tuy nhiên, trên phương diện khoa học hành chính cơng trong bối cảnh "xã hội hố" hoạt động cung ứng dịch vụ cơng, kết hợp với việc vận dụng của mơ hình "quản lý cơng mới" vào nền hành chính nước ta thì việc quy định một số chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước cho Bộ Tư pháp phải thực hiện như: quy định chương trình khung đào tạo nghề công chứng; Ban hành quy chế tập sự nghề công chứng; ban hành quy tắc đạo đức nghề công chứng; hướng dẫn nghiệp vụ công chứng, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về cơng chứng vẫn mang tính "bao cấp" của Nhà nước ta về hoạt động công chứng. Trong thời gian tới nên đẩy nhanh việc thành lập Hiệp hội công chứng để trao lại chức năng này cho nó, Nhà nước khơng can thiệp sâu vào các cơng việc cụ thể này.
Thứ ba: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Tại Khoản 5 Điều 11 Luật Công chứng 2006 quy định:
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện việc quản lý nhà nước về công chứng tại địa phương và có các nhiệm vụ quyền hạn như: thực hiện các biện pháp phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở đại phương để đáp ứng nhu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng; thành lập, giải thể Phịng Cơng chứng; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Trưởng phòng Phịng Cơng chứng; Quyết định thu hồi, cho phép thành lập Văn phịng Cơng chứng; Tổ chức việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của Văn phịng Cơng chứng; đảo đảm các cơ sở vật chất và phương tiện ban đầu cho Phịng Cơng chứng; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại tố cáo về cơng chứng; tổng hợp tình hình và thống kê về cơng chứng trong địa phương gửi về Bộ Tư pháp [53, tr.18].
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 02/2008/NĐ-CP ngày 04/01/2008 của Chính phủ quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp trong việc giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về quản lý nhà nước về công chứng là:
Xây dựng đề án phát triển các tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương để đáp ứng nhu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt; tổ chức thực hiện đề án đó sau khi được phê duyệt; tiếp nhận xem xét, kiểm tra hồ sơ đề nghị thành lập Văn phịng Cơng chứng theo đúng quy định của Luật; trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định cho phép thành lập; yêu cầu các tổ chức hành nghề cơng chứng báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật; tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương các biện pháp hỗ trợ phát triển tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức, hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật hoặc theo uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp [20, tr.3].