Về tổ chức thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật về công chứng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước bằng pháp luật về công chứng ở tỉnh nam định hiện nay (Trang 61 - 68)

- Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động được tiến hành bởi những

2.2.3. Về tổ chức thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật về công chứng

định còn nhiều vấn đề để bàn, đến này là 5 năm với một số bất cập hiện nay của Luật Cơng chứng thì khả năng sửa luật là tất yếu.

2.2.3. Về tổ chức thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật vềcông chứng công chứng

Qua năm năm thực hiện Luật Cơng chứng, chủ trương xã hội hóa hoạt động cơng chứng đạt nhiều kết quả tích cực. Số lượng tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên tăng nhanh về số lượng. Các tổ chức hành nghề công chứng phát triển đã giảm áp lực lên bộ máy nhà nước, tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động công chứng. Việc tách bạch giữa công chứng và chứng thực đã tạo điều kiện để các tổ chức hành nghề công chứng tập trung thực hiện đúng chức năng của mình, tạo được niềm tin trong nhân dân, nhân dân có nhiều sự lựa chọn trong việc chứng nhận các hợp đồng, giao dịch. Thực tế hoạt động công chứng thời gian qua đã chứng minh, chủ trương xã hội hóa cơng chứng là đúng đắn, tạo điều kiện cho việc phát triển mạnh loại hình dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp này.

Có thể nói các tổ chức hành nghề cơng chứng có điều kiện phát triển, đã giảm áp lực lên bộ máy nhà nước. Các Văn phịng Cơng chứng được thành lập, tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động công chứng. Trước chủ trương xã hội hóa, nhiều Phịng Cơng chứng đã có sự đổi mới, xây dựng được phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả. Một số Văn phịng Cơng chứng hoạt động tốt, tạo được niềm tin cho nhân dân. Nhân dân có nhiều sự lựa chọn trong việc chứng nhận các hợp đồng, giao dịch, họ có thể đến cơng chứng tại Phịng Cơng chứng hoặc Văn phịng Cơng chứng tùy thuộc vào nhu cầu. Thực tế hoạt động công chứng thời gian qua đã chứng minh chủ trương xã hội hóa cơng chứng là hết sức đúng đắn, tạo điều kiện cho việc phát triển mạnh loại hình dịch vụ pháp lý chun nghiệp này.

Tính trung bình mỗi năm, các tổ chức hành nghề công chứng trên cả nước đã công chứng được khoảng 1.485.550 hợp đồng, giao dịch tổng số phí cơng chứng thu được khoảng 549.456.407.359 đồng, tổng số thù lao công chứng thu được là 39.456.878.465 đồng , tổng số tiền nôp thuế và nộp ngân sách nhà nước là 256.658.098.145 đồng.

Số lượng các hợp đồng, giao dịch được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng tăng cao hơn so với trước khi thực hiện luật, các hợp đồng, giao dịch tăng không chỉ về số lượng mà cả tính phức tạp, với giá trị hợp đồng lớn, nhiều hợp đồng có yếu tố nước ngồi. Ngồi các giao dịch mà pháp luật quy định bắt buộc phải công chứng thì số lượng các giao dịch mà cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng như các giao dịch về uỷ quyền, về mua bán tài sản, thừa kế… cũng tăng và trở nên phổ biến. Điều này chứng tỏ nhận thức của nhân dân về tầm quan trọng của công chứng đối với hợp đồng, giao dịch đã tăng lên.

Kết quả hoạt động công chứng trong thời gian vừa qua đã khẳng định rõ vai trị của cơng chứng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cơng dân, tổ chức góp phần phịng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Bằng việc chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, cơng chứng đã góp phần tích cực vào việc quản lý các hợp đồng, giao dịch, phòng ngừa, hạn chế các tranh chấp, vi phạm pháp luật, tạo sự ổn định cho các hoạt động giao dịch, hạn chế tối đa hậu quả đáng tiếc và khơng đáng có xảy ra trong các quan hệ dân sự, làm lành mạnh các quan hệ xã hội, bảo đảm dân chủ, công bằng, giữ vững ổn định trong giao lưu dân sự, đồng thời bảo đảm cho các tranh chấp phát sinh có cơ sở pháp lý để giải quyết theo hướng tích cực và tạo lối ra an tồn cho các tranh chấp đó. Các cơ quan xét xử lấy đó làm cơ sở pháp lý để giải quyết vụ tranh chấp được an tồn, nhanh chóng.

Qua 21 năm kiện tồn, củng cố và phát triển, hoạt động cơng chứng ở nước ta đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, khẳng định ngày càng rõ hơn vị trí, vai trị quan trọng của cơng chứng trong đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về công chứng của cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời là công cụ đắc lực phục vụ quản lý nhà nước có hiệu quả,

bảo đảm an tồn pháp lý cho các giao dịch, góp phần tích cực vào việc phịng ngừa tranh chấp, vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Bên cạnh đó, sự ra đời một số tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng ở địa phương như: Hội Công chứng thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Câu lạc bộ cơng chứng thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua là dấu mốc quan trọng góp phần tạo cho hoạt động cơng chứng chuyên nghiệp hơn, là cơ sở để nhân rộng Hội Công chứng ở các địa phương khác trong cả nước tiến tới thành lập Hiệp hội Cơng chứng tồn quốc nhằm phát huy tính tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp công chứng, đồng thời là cơ sở để công chứng Việt Nam gia nhập liên đồn cơng chứng La tinh.

Để Luật Công chứng thực sự đi vào thực tiễn cuộc sống, Nam Định và hầu hết các địa phương khác đã cho phép thành lập các Văn phịng Cơng chứng, thực hiện chủ trương xã hội hoá cần nhấn mạnh rằng, xã hội hố hoạt động cơng chứng khơng nên hiểu là chuyển công chứng nhà nước thành công chứng tư nhân. Mơ hình Văn phịng Cơng chứng quy định trong Luật Cơng chứng khơng phải là Văn phịng Cơng chứng tư nhân (trong Luật Cơng chứng khơng có chỗ nào sử dụng thuật ngữ Văn phịng Cơng chứng tư nhân). Đã là cơng chứng thì đều nhân danh nhà nước. Cũng khơng nên quan niệm Văn phịng Cơng chứng được tổ chức theo mơ hình doanh nghiệp có nghĩa là chuyển hoạt động cơng chứng theo hướng kinh doanh thu lợi nhuận. Việc thu phí tại Văn phịng Cơng chứng và Phịng Cơng chứng đều được Nhà nước quy định chung, chứ không phải theo thoả thuận giữa công chứng viên với người yêu cầu công chứng. Hơn thế nữa, việc thành lập các Văn phịng Cơng chứng cũng không theo kiểu tự do thành lập doanh nghiệp mà phải theo quy hoạch, kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền ở địa phương. Các Văn phịng Cơng chứng xã hội hố bước đầu hoạt động có hiệu quả, góp phần giảm tải cho các Phịng Cơng chứng nhà nước và nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu công chứng của xã hội công dân hiện đại.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình triển khai Luật Cơng chứng cũng bộc lộ những khó khăn trong việc thực hiện Luật Cơng chứng. Vì vậy, để làm tốt hơn nữa cơng tác quản lý nhà nước băng pháp luật về công chứng, Bộ Tư pháp cần tiếp tục đề nghị xây dựng và hồn thiện thể chế về cơng chứng, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Công chứng nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, tạo cơ sở pháp lý và phù hợp hơn cho phát triển hoạt động công chứng theo hướng chuyên nghiệp hóa, để điều chỉnh tồn diện hoạt động này...

* Hạn chế trong việc tổ chức thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật về công chứng:

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, tổ chức và hoạt động cơng chứng hiện nay cũng cịn nhiều bất cập, nhiều quy định chưa đi vào cuộc sống như: sự phát triển tổ chức hành nghề cơng chứng chưa có quy hoạch tổng thể, hợp lý trên cả nước và trên từng địa phương. Việc tổ chức thực hiện giữa công chứng và chứng thực theo quy định của Luật Công chứng và Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ gặp nhiều khó khăn như một phần do vấn đề nhận thức hoặc thực hiện chưa tốt, phần khác do thiếu quy hoạch và định hướng phát triển tổ chức hành nghề công chứng; một bộ phận nhân dân chưa nhận thức rõ tầm quan trọng và lợi ích của cơng chứng đối với việc chứng nhận các hợp đồng giao dịch; sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức hành nghề công chứng...

- Hạn chế đầu tiên được kể đến đó là địa bàn Nam Định là một địa bàn rộng với dân số lớn và phức tạp, kinh tế phát triển không đồng đều, các nghành nghề công nghiệp chậm phát triển chủ yếu về nơng nghiệp, nền kinh tế thuần nơng.

- Trình độ của cán bộ và bản thân cả cơng chứng viên còn nhiều hạn chế. Dẫn đến một tình trạng trống đánh xi kèn thổi ngược, bản thân cán bộ kiểm tra trình độ nghiệp vụ cũng khơng đạt chuẩn, nên chưa phát huy được

việc thanh kiểm tra, chưa kịp thời phát hiện được những sai phạm. Trong khi đó, số lượng cơng chứng viên được chuyển đổi sang gần như là trình độ cịn thiếu và yếu. Dù là bản thân, những cán bộ đó cơng tác tại các ngành như công an, tịa án, luật sư... nhưng lĩnh vực cơng chứng là một lĩnh vực hồn tồn khác. Địi hỏi cơng chứng viên phải có một trình độ tồn diện, cùng với một hiểu biết nhất định. Chỉ đơn giản như việc phân biệt giấy tờ tùy thân thơi, hay vấn đề hộ gia đình, mỗi văn phịng làm theo một cách dẫn đến tình trạng là khơng làm được văn phịng này thì đến văn phịng khác làm, đến khi phát hiện được vi phạm thì đã khơng thể khắc phục được hậu quả. Kể từ khi có Luật Cơng chứng cho đến nay Sở Tư pháp mới tiến hành thanh tra, kiểm tra một đợt, nhưng rồi, kiểm tra vẫn chưa triệt để do trình độ người được kiểm tra cũng còn nhiều hạn chế.

- Hệ thống pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn dẫn đến tình trạng Luật thì khơng có giá trị bằng những hướng dẫn liên ngành. Điều này là điều cản trở rất nhiều sự phát triển chung của hoạt động công chứng, nhất là khi Việt Nam đang dần bước vào sân chơi chung của thế giới;

- Trình độ dân trí hiểu biết về pháp luật của người dân cịn kém, làm gì cũng chủ yêu dựa vào tình cảm, quen biết, "nhất thân, nhì quen" mà khơng hiểu là luật quy định như thế nào, đơn giản như việc chuyển quyền sử dụng đất, nhà ở chỉ được chuyển khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng, cịn chưa có giấy chứng nhận thì khơng thể cơng chứng được việc chuyển nhượng đó. Dân thì khơng hiểu cho rằng cơng chứng viên gây khó dễ, phiền hà.

Để thực hiện được mục tiêu hoàn thiện hệ thống pháp luật, quản lý, tổ chức thực hiện đối với hoạt động công chứng đã đưa ra các hoạt động và giải pháp như: điều tra, khảo sát, đánh giá về tổ chức và hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng trong phạm vi cả nước; khảo sát, trao đổi, học tập kinh nghiệm xây dựng quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở nước ngồi; xây dựng, ban hành các tiêu chí xây dựng quy hoạch tổ chức hành

nghề công chứng ở địa phương và hướng dẫn các địa phương xây dựng quy hoạch; xây dựng quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở các tỉnh, thành phố trực trung ương và cuối cùng là xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam.

* Nguyên nhân của việc tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về cơng

chứng chưa hiệu quả:

Có thể nói ngun nhân trước tiên là đa dạng về thể loại văn bản và khổng lồ về số lượng văn bản quy phạm pháp luật. Theo số liệu của cơ sở dữ liệu pháp luật Bộ Tư pháp, tính từ ngày 01 tháng 01 năm 1987 đến 30 tháng 11 năm 2008, chỉ tính riêng văn bản pháp luật do các cơ quan Trung ương ban hành thì hệ thống pháp luật đã có tới 19.126 văn bản, trong đó có 208 Luật, Bộ luật, 192 Pháp lệnh, 2.097 Nghị định, 267 Nghị quyết và 36 Thông tư, 1.213 Thơng tư liên tịch. Ví dụ: Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 đã cần đến trên 40 văn bản pháp luật khác nhau để hướng dẫn thi hành. Luật Đất đai năm 2003 muốn được thực hiện phải dựa trên 126 văn bản. Trong lĩnh vực mơi trường thì có đến khoảng 300 văn bản pháp luật khác nhau đang còn hiệu lực. Nếu kể cả các văn bản pháp luật do các cấp chính quyền địa phương ban hành thì con số này sẽ rất đồ sộ. Hơn nữa, do có quá nhiều loại văn bản, được nhiều cấp ban hành, nhưng lại thiếu cơ chế cân nhắc toàn diện các lĩnh vực pháp luật khác nhau, nên mâu thuẫn và chồng chéo là khó tránh khỏi. Tính cồng kềnh, sự tồn tại các bất cập và mâu thuẫn làm giảm tính minh bạch của pháp luật, khiến cho pháp luật trở nên phức tạp, khó hiểu và khó áp dụng và vì thế, kém hiệu lực. Với hệ thống pháp luật như vậy, việc áp dụng, thực hiện không hề dễ dàng đối với cán bộ pháp luật có trình độ, chưa nói đến các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân.

Trong khi đó, việc quản lý nhà nước đối với hoạt động cơng chứng cịn bất cập. Hiện tượng buông lỏng quản lý nhà nước đã dẫn đến phát sinh tiêu cực và cạnh tranh không lành mạnh. Tổ chức thực hiện áp dụng pháp luật còn

quá nhiều điều bất cập, luật trên thực tế không được coi trọng bằng văn bản dưới luật như các hướng dẫn của các đơn vị như Sở Tư pháp. Dẫn đến tình trạng luật vẫn chỉ là luật cịn thực tiễn thì xa vời. Đây cũng là điểm cần phải khắc phục kịp thời, để hồn thiện hệ thống pháp luật nói chung và xây dựng nhà nước pháp quyền nói riêng.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước bằng pháp luật về công chứng ở tỉnh nam định hiện nay (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w