Nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên theo hướng chuyên nghiệp hoá

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước bằng pháp luật về công chứng ở tỉnh nam định hiện nay (Trang 95 - 98)

- Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động được tiến hành bởi những

3.2.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên theo hướng chuyên nghiệp hoá

chun nghiệp hố

Nâng cao chất lượng đội ngũ cơng chứng viên theo hướng chuyên nghiệp hố. Cơng chứng viên khơng phải chỉ là người được đào tạo cơ bản về luật pháp, về nghề công chứng, tinh thông nghề nghiệp, giàu kinh nghiệm, vốn sống mà cịn phải có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp (trung thực, vô tư, khách quan, liêm

khiết, nhiệt tình, trách nhiệm...). Đồng thời, họ phải có kiến thức về ngoại ngữ, tin học để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với cơng chứng.

Về trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên làm việc ở các tổ chức hành nghề công chứng: khi hoạt động phần lớn các tổ chức hành nghề công chứng đặc biệt là đối với các Văn phịng Cơng chứng đã tuyển dụng, đào tạo, nhân viên có trình độ phù hợp với vị trí cơng tác tại văn phịng và làm việc độc lập như: chun ngành kế tốn tài chính đối với nhân viên kế toán, chuyên ngành văn thư lưu trữ đối với nhân viên lưu trữ, chuyên ngành luật đố với các cán bộ trợ giúp về mặt hướng dẫn khách hàng, tiếp nhận hồ sơ, soạn thảo văn bản công chứng... Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế hiên nay thực trạng ở một số Văn phịng Cơng chứng vẫn có sự kiêm nhiệm trong hoạt động của nhân viên như: lưu trữ kiêm kế tốn; lưu trữ kiêm cơng tác văn phịng...

Thực tế tại Nam Định hiện tại có 6 cơng chứng viên đang hành nghề cơng chứng ngồi 2 cơng chứng viên được đào tạo và có kinh nghiệm cơng tác trong lĩnh vực công chứng gần 20 năm nay hiện đang làm việc tại Phịng Cơng chứng số 1, số cịn lại là 3 cơng chứng viên mới được bổ nhiệm trước đây nguyên là điều tra viên hình sự, 1 cơng chứng viên trước đây nguyên là thẩm phán đã nghỉ hưu chuyển sang làm công chứng viên… Nên cần phải cập nhật lại kiến thức pháp luật, bổ sung thêm kinh nghiệm, kỹ năng nghề.

Về số lượng công chứng viên hiện nay so với yêu cầu đặt ra tại tỉnh Nam Định cịn thiếu rất nhiều so với quy hoạch vì vậy Sở Tư pháp cần xây dựng kế hoạch bổ sung và tạo nguồn công chứng viên trong thời gian tới, đặc biệt cần tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh có cơ chế, chính sách ưu đãi, đãi ngộ thu hút nguồn nhân lực các cơng chứng viên đã và đang hồn thiện hồ sơ bổ nhiệm công chứng viên về hoạt động tại tỉnh.

Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên, trong thời gian tới cần hoàn thiện các thể chế quản lý nhà nước có liên quan đến cơng chứng viên, cụ thể:

Một là, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật có liên quan đến

việc bổ nhiệm công chứng viên; người được miễn đào tạo nghề công chứng và miễn tập sự nghề công chứng. Hiện nay, trình độ và kinh nghiệm giữa các cơng chứng viên của các tổ chức hành nghề cơng chứng khơng đồng đều vì đa phần những người này thuộc trường hợp miễn đào tạo nghề công chứng và miễn tập sự nghề công chứng (thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên; luật sư đã hành nghề từ ba năm trở lên; giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật; thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật). Quy định này có những điểm chưa hợp lý, vì hoạt động cơng chứng có đặc thù riêng, địi hỏi những kỹ năng nghề nghiệp rất riêng và mang tính chun sâu. Những người này khơng chỉ được miễn đào tạo nghề cơng chứng mà cịn được miễn tập sự hành nghề cơng chứng. Trong khi đó, có những người thực tế đã làm việc rất nhiều năm tại các Phịng cơng chứng hay đã từng là Công chứng viên nhưng do điều động công tác không tham gia hoạt động công chứng nay muốn hành nghề công chứng, để được bổ nhiệm công chứng viên họ vẫn phải đi học đào tạo nghề công chứng, sau vẫn phải tập sự theo luật định. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn bổ nhiệm cơng chứng viên không quy định giới hạn độ tuổi để được bổ nhiệm và quy định có sức khỏe bảo đảm hành nghề công chứng chưa rõ ràng, cụ thể khi cho phép một người đã đến tuổi hưu, thậm chí đã hơn tuổi hưu rất nhiều vẫn có thể được bổ nhiệm cơng chứng viên. Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cơng chứng viên, bảo đảm thực hiện có hiệu quả chủ trương "xã hội hóa" cơng chứng, cần bổ sung, hoàn thiện các quy định sau: (1) Đối với tiêu chuẩn công chứng viên được quy định tại Điều 13 Luật Công chứng năm 2006, cần nghiên cứu bổ sung giới hạn độ tuổi và quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn về tiêu chuẩn sức khoe để bổ nhiệm công chứng viên; (2) Sau khi những người được miễn đào tạo nghề công chứng, miễn tập sự hành nghề công chứng được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm phải

qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng trước khi hành nghề công chứng. Từ những vấn đề trên, trong thời gian tới cần sửa đổi nội dung Điều 17 Luật Công chứng năm 2006, theo đó quy định bắt buộc những người được bồ nhiệm công chứng viên phải qua tập sự hành nghề cơng chứng. Do vậy, cần hồn thiện thể chế quản lý nhà nước trong vấn đề này sẽ bảo đảm tính đồng bộ chất lượng và tính chun nghiệp hóa trong đội ngũ cơng chứng viên.

Hai là, ban hành quy tắc đạo đức nghề nghiệp công chứng viên. Trong

bối cảnh nền kinh tế thị trường và "xã hội hóa" cơng chứng, hoạt động cơng chứng cũng đã xuất hiện tình trạng thương mại hóa dịch vụ này. Một số Văn phịng cơng chứng quảng cáo phóng đại, sai sự thật, vi phạm pháp luật về công chứng với nhiều hỉnh thức như: giảm giá công chứng, công chứng mọi lúc mọi nơi, công chứng 24/24 giờ, cơng chứng ngồi giờ làm việc... đã làm giảm uy tín của các tổ chức hành nghề công chứng. Nhiều vụ việc công chứng sai quy định được phát hiện tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh vì có hiện tượng bng lỏng quản lý nhà nước đẫn đến việc phát sinh hiện tượng tiêu cực, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức hành nghề công chứng. Để công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng được chặt chẽ, theo đúng pháp luật, cần hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước đối với tố chức và hoạt động công chứng, cần thiết thành lập Hiệp hội công chứng để sớm ban hành Bộ quy tắc đạo đức hành nghề công chứng quy định về đạo đức kinh doanh, hành vi ứng xử đối với đồng nghiệp và đối với khách hàng, tính trung thực, tuân thủ pháp luật, quyền và nghĩa vụ của công chứng viên, những việc công chứng viên được phép và khơng được phép làm, hình thức xử lý kỷ luật, chế tài.., Nếu xây dựng và ban hành được Bộ quy tắc này, hoạt động công chứng sẽ đi vào nền nếp, các công chứng viên sẽ tuân thủ nghiêm về các quy tắc, hoạt động nghề nghiệp của mình, các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước bằng pháp luật về công chứng ở tỉnh nam định hiện nay (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w