- Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động được tiến hành bởi những
1.2.1. Khái niệm pháp luật công chứng
Pháp luật công chứng là một bộ phận của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, nghiên cứu pháp luật công chứng không tách khỏi cơ sở lý luận chung về pháp luật, hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật, hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa nói riêng.
Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống quy phạm pháp luật cụ thể hoá (thể chế hoá) đường lối chủ trương của Đảng thể hiện ý chí của nhân dân lao động; do Nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế trên cơ sở giáo dục thuyết phục. Là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa [59, tr.71].
Theo định nghĩa này có thể hiểu pháp luật vừa là cơ sở pháp lý, khuôn mẫu, chuẩn mực, quy định các chủ thể của các quan hệ xã hội làm theo; mặt khác pháp luật là ý chí của nhà nước, là cơng cụ của Nhà nước để Nhà nước quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Hệ thống pháp luật bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau; được sắp xếp theo một trình tự nhất định và được biểu hiện ra bên ngồi bằng các hình thức nhất định như: hình thức văn bản, tập quán pháp và tiền lệ pháp. Pháp luật nhà nước xã hội chủ nghĩa biểu hiện chủ yếu bằng văn bản. Khoa học pháp lý đã phân chia các ngành luật, chế định pháp luật trên cơ sở đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh đặc trưng của nó.
Đối với cơng chứng, là hành vi của công chứng viên lập, chứng nhận tính xác thực của các giao dịch nhằm đảm bảo an toàn pháp lý cho các chủ thể tham gia giao dịch. Với cách nhìn nhận như vậy thì các quan hệ phát sinh trong hoạt động cơng chứng có những đặc điểm như: i) Đối với yêu cầu quản lý của nhà nước: hoạt động cơng chứng góp phần làm cho các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại được thực hiện theo đúng khn khổ của pháp luật, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; ii) Đối với của các bên tham gia giao dịch: công chứng giúp cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại theo đúng pháp luật, nhờ đó giảm thiểu tranh chấp, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch; iii) Tổ chức hành nghề công chứng: khi thực hiện hoạt động công chứng, tổ chức hành nghề công chứng được thu phí và thù lao cơng chứng theo quy định... [38, tr.63].
Đối tượng điều chỉnh của pháp luật công chứng gồm các quan hệ như: quan hệ giữa công chứng viên với tổ chức, cá nhân có u cầu cơng chứng …
Phương pháp điều chỉnh của pháp luật công chứng chủ yếu là phương pháp thoả thuận, tự nguyện.
Nguồn của pháp luật cơng chứng rất rộng, vì các quy phạm pháp luật thi hành án dân sự được quy định trong Hiến pháp, Luật, Bộ luật, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định...
Từ sự phân tích trên có thể rút ra khái niệm pháp luật công chứng như sau: Pháp luật công chứng là tổng thể các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong q trình hoạt động cơng chứng liên quan đến việc xác định giá trị pháp lý của văn bản công chứng; công chứng viên; tổ chức hành nghề công chứng; địa hạt cơng chứng; con dấu của Phịng Cơng chứng và của Văn phịng Cơng chứng; chế độ tài chính của Phịng Cơng chứng; quản lý nhà nước về công chứng và các quan hệ khác [38, tr.47].