- Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động được tiến hành bởi những
2.3.3. Những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn tỉnh Nam Định trong quản lý nhà nước bằng pháp luật về công chứng
quản lý nhà nước bằng pháp luật về công chứng
Thứ nhất: Được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp, các nghành từ Trung
ương đến địa phương về hoạt động cơng chứng - đây là điểm quan trọng thể hiện tính khả thi và sự thành công trong việc tổ chức và hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Nam Định. Điều đó được thể hiện ở trong các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, trong thời gian qua hoạt động cơng chứng nói riêng, bổ trợ tư pháp nói chung đã góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, khẳng định vị trí vai trị quan trọng của cơng chứng trong đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cá nhân tổ chức trên địa bàn tỉnh, góp phần tích cực vào việc phịng ngừa tranh chấp, vi phạm sảy ra, duy trì ổn định phát triển của tỉnh.
Thứ hai: Đối với những nhà hoạch định với tầm nhìn vĩ mơ khi xây
dựng quy hoạch cần phải bám sát tình hình phát triển trong mỗi thời kỳ ở địa phương để đưa ra những dự báo chính xác. Khi xây dựng quy hoạch cần phải có lộ trình cụ thể, phải nắm bắt và dự báo nhu cầu cụ thể trong tương lai, nhìn chung đây là vấn đề khó đặc biệt với lĩnh vực cơng chứng vì thế cần phải thận trọng tiến hành từng bước, phải xác định mục tiêu, lộ trình thực hiện cụ thể trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tránh chủ quan nóng vội; sau mỗi giai đoạn cần phải có tổng kết đánh giá để rút ra những kinh nghiệm cho các giai đoạn tiếp theo.
Thứ ba: Trong quá trình xây dựng quy hoạch và triển khai thực hiện quy
hoạch phát triển các tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương cần bám sát đề án đã được duyệt, việc bám sát đề án sẽ hình thành được "bản đồ" mạng lưới tổ chức hành nghề công chứng trên từng địa bàn về số lượng, về vị trí quy hoạch trách được tình trạng phát triển "nóng" về số lượng các tổ chức cơng chứng, kìm
chế được sự phát triển khơng hợp lý của các Văn phịng Cơng chứng. Việc triển khai bám sát đề án giúp cho nhà quản lý định hướng với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cả về số lương lẫn chất lượng tạo sự ổn định và phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra qua đó có những chủ trương chính sách hỗ trợ các vùng kinh tế chậm phát triển các khu vực vùng sâu vùng xa...bảo đảm cho sự ổn định và phát triển bền vững của hoạt động cơng chứng, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và của cả nước.
Thứ tư: Có thể thấy ở Nam Định, tổ chức và hoạt động công chứng đã
tồn tại và phát triển đến nay đã 21 năm với ba lần thay đổi thể chế. Mặc dù Luật Công chứng và các văn bản liên quan có hiệu lực và đang được triển khai thực hiện, nhưng về cơ bản vẫn chưa tuyên truyền, phổ biến sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân dẫn đến chưa có sự thay đổi nhận thức của nhân dân về bản chất của hoạt động công chứng và chứng thực. Ở Nam Định chương trình tuyên truyền pháp luật về cơng chứng nói riêng, pháp luật nói chung nằm trong chương trình chung của tỉnh hàng năm, song mảng tuyên truyền pháp luật về cơng chứng cịn rất hạn chế, chính vì thế cần phải có kế hoạch tằng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rơng với nhiều hình thức như: phát tờ rơi, phát trên hệ thống đài truyền thanh, trên báo, trên các hội nghị… thực tế do cơng tác tun truyền, phổ biến cịn hạn chế nên khi thực hiện việc chuyển giao thẩm quyền công chứng các hợp đồng theo Quyết định 21/2009/QĐ-UB đã vấp phải sự phản ứng có phần quyết liệt của một số xã, phường trên địa bàn thành phố, đặc biệt sự phản đối của Phịng tài ngun và Mơi trường thành phố và của cả Phòng Tư pháp thành phố vì cho rằng Quyết định 21/2009/QĐ-UB trái Luật Đất đai, sai với yêu cầu cải cách hành chính. Tuy nhiên sau một thời gian làm tốt công tác tuyên truyền đặc biệt là sự cố gắng không ngừng cải cách lề lối phong cách làm việc của đội ngũ công chứng viên, nhân viên của các tổ chức công chứng đã được các cá nhân và các tổ chức trên địa bàn ghi nhận và được
ủng hộ và đồng tình việc chuyển giao này là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp. Có thể nói với bất kỳ chủ trương chính sách nào của nhà nước khi được điều chỉnh đều ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến một bộ phận cán bộ, nhân dân nên với kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn Nam Định trước khi quyết định một vấn đề lớn trước tiên cần sự đồng lòng của các cấp, của tầng lớp nhân dân, khi thực hiện cần phải có một lộ trình cơng với cơng tác tun truyền, nâng cao nhận thức của cá nhân tổ chức tạo được sự ủng hộ thì chủ trương chính sách đó sẽ luôn phát huy được hiệu quả cao trong thực tế, đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Thực tế khi triển khai thực hiện Quyết định trên, Sở Tư pháp đã tổ chức ba cuộc họp thành phần mời lãnh đạo các sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Uỷ ban nhân dân thành phố, Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh… tiếp theo Sở Tư pháp trù trì mời lãnh đạo phịng tư pháp các huyện, thành phố, lãnh đạo các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, lãnh đạo ngân hàng nhà nước, lãnh đạo các ngân hàng thương mại, cổ phần trên địa bàn tỉnh... đến trao đổi, quán triệt tinh thần quyết định chuyển giao thẩm quyền công chứng. Sau 6 tháng thực hiện việc chuyển giao sở chủ trì mời các ban nghành có liên quan đến bước đầu sơ kết đánh giá việc thực hiện triển khai Quyết định 21/2009/QĐ-UB ngày 14/10/2009, qua kết quả đạt được bước đầu khẳng định quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước và của tỉnh là hoàn toàn đúng đắn.
Thứ năm: Về đề đội ngũ công chứng viên, nhân viên làm việc tại các
tổ chức công chứng. Suy cho cùng, mọi ngun nhân từ bắt nguồn từ năng lực chun mơn, trình độ và đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp của con người trong hoạt động cơng chứng. Hồ Chí Minh đã dạy: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc". "Công việc thành hay bại đều do cán bộ tốt hay kém". Vì thế phải "huấn luyện cán bộ, dạy cán bộ và dùng cán bộ. Đồng thời phải biết lựa chọn cán bộ". Có thể nói cơng chứng viên giữ vị trí đặc biệt quan trọng và có tính quyết định trong hoạt động công chứng, công chứng viên trước hết phải là
người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực công tác và sự chuyên sâu kiến thức pháp luật, am hiểu sâu sắc về nghề cơng chứng, có như vậy họ mới đảm nhiệm được vai trò của "người cầm cân nẩy mực" cho các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại... giúp cho các giao dịch này đi đúng quỹ đạo mà pháp luật đề ra, hạn chế mức tối đa sự tranh chấp và thiệt hại sảy ra cho các bên tham gia quan hệ giao dịch, góp phần thúc đẩy và ổn định phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Vì vậy so với các quy định pháp luật hiện nay việc bổ nhiệm công chứng viên và việc thành lập các Văn phịng Cơng chứng hiện nay cần phải có sự cân nhắc, điều chỉnh lại theo hướng chuẩn hoá và chặt chẽ hơn tránh việc bổ nhiệm và thành lập tràn lan mà không chú ý về chất lượng.
Chương 3