Pháp luật trong quản lý nhà nước về công chứng tạo điều kiện cho "xã hội hố" từng bước hoạt động cơng chứng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước bằng pháp luật về công chứng ở tỉnh nam định hiện nay (Trang 43 - 44)

- Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động được tiến hành bởi những

1.3.3. Pháp luật trong quản lý nhà nước về công chứng tạo điều kiện cho "xã hội hố" từng bước hoạt động cơng chứng

kiện cho "xã hội hố" từng bước hoạt động cơng chứng

Thực hiện chủ trương xã hội hố cơng chứng đã được đề ra trong Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị là "Xây dựng mơ hình QLNN về cơng chứng theo hướng Nhà nước chỉ tổ chức cơ quan cơng chứng thích hợp; có bước đi thích hợp để từng bước xã hội hố cơng việc này" [3].

Nền kinh tế nước ta chuyển từ tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường thì việc phải thay đổi cách làm, cách nghĩ bằng chủ trương xã hội hoá là chủ trương rất lớn mà Đại hội lần thứ X đặt ra và điều đó là phù hợp. Trong xây dựng nhà nước pháp quyền nhà nước không thể ôm tất cả, cơ quan nhà nước chỉ làm những gì đích thực mình phải làm, cịn lại nhà nước phải trở thành bà đỡ cho các hoạt động khác trên cơ sở ban hành chính sách pháp luật [25, tr.18]. Có thể nói pháp luật về cơng chứng với chủ trương khuyến khích "xã hội hố cơng chứng" đánh dấu một bước phát triển xã hội hóa, xố bỏ độc quyền của nhà nước trong lĩnh vực cơng chứng. Trong q trình đó, Nhà nước rút dần khỏi việc trực tiếp cung ứng dịch vụ công chứng, tiến tới chuyển giao hẳn cho các chủ thể phi nhà nước thực hiện, nhà nước chỉ đóng vai trị duy nhất là người thực hiện quản lý nhà nước.

Việc xã hội hóa hoạt động cơng chứng khơng phải là "tư nhân hố hoạt động cơng chứng" và cũng không phải là "chuyển chức năng công chứng từ tay Nhà nước cho bất cứ ai trong xã hội" mà là hoạt động dịch vụ công. Tuy không phải là hoạt động quản lý nhà nước nhưng nó góp phần hỗ trợ tích cực

để Nhà nước thực hiện quản lý đối với các hợp đồng, giao dịch. Trong điều kiện kinh tế thị trường, khi các quan hệ dân sự, thương mại được mở rộng.

Mục tiêu của xã hội hóa cơng chứng là phát triển rộng mạng lưới cơng chứng, xóa bỏ việc kiêm nhiệm chức năng cơng chứng của các cơ quan hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công. Cải cách xã hội gắn liền với cải cách hoạt động tư pháp là một trong những lĩnh vực được quan tâm hàng đầu, góp phần thiết thực vào hoạt động xây dựng chính sách cơng về cơng chứng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X của Đảng: "Xây dựng, hồn thiện hệ thống chính sách bảo đảm cung ứng dịch vụ cơng cộng thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân"... "Đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng", "Phát huy tiềm năng, trí tuệ và các nguồn lực vật chất trong nhân dân, của toàn xã hội để cùng nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội và chăm lo phát triển các dịch vụ công cộng" [29, tr.21].

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước bằng pháp luật về công chứng ở tỉnh nam định hiện nay (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w