Chăm sóc quản lý nuôi dưỡng đàn cừu nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu sinh trưởng, sinh sản, cho thịt và một số giải pháp nâng cao năng suất thịt của cừu phan rang (Trang 115 - 116)

- Cừu được quản lý cá thể theo các thông tin: ngày, tháng, năm sinh, giới tính, con bố, con mẹ của cừu.

- Ở Ninh Thuận, cừu chủ yếu được nuôi chăn thả 6-7 giờ/ngày và được bổ sung cho ăn thức ăn tại chuồng gồm: 0,2 kg cám C40/ngày và 0,7-1,2 kg cỏ/ngày.

- Trong trường hợp mưa gió cừu được nuôi nhốt hoàn hoàn tại chuồng, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng áp dụng cho cơ sở chăn nuôi như sau:

- Thức ăn thô xanh: 6 kg thức ăn thô xanh được chia thành 3 bữa: sáng từ 7:00 đến 8:00, trưa từ 10:00 đến 11:00 và chiều từ 15:00 đến 17:30.

- Thức ăn tinh hỗn hợp: 0,25 kg/ngày/ được chia đều hai lần và cho ăn cùng thức ăn thô xanh

- Tảng đá liếm treo trên thành chuồng cho cừu liếm tự do. - Nước uống được cung cấp tự do hàng ngày.

Công tác thú y: (i) cừu nuôi ở trại Ninh Thuận được tẩy giun sán định kỳ 4 tháng/lần; (ii) Đàn cừu nuôi tại trại được định kỳ tiêm phòng một số loại vaccin: lở mồm long móng, viêm ruột hoại tử, tụ huyết trùng…

Khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo

Mùa khô kéo dài 9 tháng (từ tháng 12 đến tháng 8) thời gian này vẫn có mưa,

nhưng lượng mưa trung bình thấp từ 15-20% lượng mưa cả năm. Lượng bốc hơi rất cao từ 80-85% tổng lượng bốc hơi cả năm. Bức xạ mặt trời cao làm tăng quá trình bốc hơi nước làm cho đất đai khô hạn và cây trồng thiếu nước. Nhiệt độ trung bình từ 28-360C

Mùa mưa kéo dài 3 tháng (từ tháng 9 đến tháng 11), mưa lớn và tập trung từ 80-85% lượng mưa trong cả năm. Ngược lại, lượng bốc hơi và nền nhiệt độ thấp

hơn mùa khô, nhiệt độ trung bình từ 21-250C. Đây là vùng có lượng mưa thấp nhất

trong cả nước.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sinh trưởng, sinh sản, cho thịt và một số giải pháp nâng cao năng suất thịt của cừu phan rang (Trang 115 - 116)