Có rất ít nghiên cứu liên quan đến vỗ béo cừu được tiến hành ở Việt Nam
trong thời gian qua. Theo (Ngô Tiến Dũng và cs., 2005) khi sử dụng khẩu phần cơ
sở là rơm ủ urea và 20% rỉ mật đường, sau đó bổ sung 0,75% cám hỗn hợp; hoặc 0,75%; 1,25; 1,75 và 2,25% lá sắn khô để nuôi cừu giai đoạn 4-5 tháng tuổi trong thời gian 3 tháng mức tăng trọng ở cừu tương ứng là 94; 76;79;84 và
101gam/con/ngày.Như vậy việc sử dụng 2,25% lá sắn khô thay thế cho cám hỗn hợp
cho kết quả tăng trọng cao hơn so với mức sử dụng bổ sung 0,75% cám hỗn hợp. (Nguyễn Ngọc Tấn và cs., 2006) đã vỗ béo 21 cừu đực giai đoạn 7-8 tháng tuổi, trong 3 tháng, ngoài chăn thả theo đàn 6 giờ/ngày, cừu được bổ sung 1 kg cỏ/
con/ngày, cừu ở các lô 1, 2 và 3 được bổ xung tương ứng 0 kg, 200 và 400 g cám hỗn hợp/con/ngày. Kết quả cho thấy tăng trọng bình quân lô đối chứng (lô 1) đạt 68,3g/con/ngày, lô 2: đạt 98,3g/con/ngày và lô 3: 135,9g/con/ngày.
(Khúc Thị Huê và cs., 2008) nghiên cứu ảnh hưởng của bổ sung các loại ngọn lá (lá mít, lá sắn và cỏ Stylo) thay thế cho cám hỗn hợp trong khẩu phần cơ sở rơm ủ urê và rỉ mật cho thấy tăng trọng của cừu sau cai sữa đến 6 tháng tuổi là tương đương nhau (77 g/ngày). Theo (Ngô Thành Vinh và cs., 2011) sử dụng thức ăn ủ chua (ngô cây, cỏ voi) để vỗ béo cừu (6-7 tháng tuổi) trong 2 tháng ở Ninh Thuận cho thấy cừu nuôi theo phương thức mới (chăn thả + cho ăn thức ăn ủ) tăng khối lượng hàng ngày cao hơn hẳn (132 gam/ngày) so với cừu nuôi theo phương thức truyền thống (chăn thả + không cho ăn thêm) (75 gam/ngày).
Tăng khối lượng của cừu được ăn thức ăn ủ chua là cỏ có thể phụ thuộc vào chất lượng cỏ ủ chua (Kaiser và cs., 2000). Cây họ đậu băm nhỏ ủ chua có thể làm tăng tốc độ sinh trưởng nhưng cũng làm tăng chi phí, cây họ đậu ủ chua bổ sung với lúa mì và đậu lupin làm tăng tốc độ sinh trưởng ở cừu lai thế hệ thứ hai cao hơn khẩu phần bổ sung rơm yến mạch cộng thức ăn ủ chua (Kaiser và cs., 2000). Các nghiên cứu trên cỏ ủ chua đối với cừu vỗ béo cho thấy: độ dài của nguyên liệu ủ đã ảnh hưởng đến lượng thức ăn ăn vào và khả năng sản xuất nhiều hơn ảnh hưởng của tỷ lệ tiêu hoá của thức ăn ủ chua (Fitzgerald, 1996). Theo (Kenney và cs., 1984) cho thấy cừu cho ăn cỏ Kikuyu ở các độ dài khác nhau có sự khác nhau rõ rệt về tốc độ thu nhận thức ăn.
Tuy nhiên, theo (Hong và cs., 1986) kích thước của thức ăn ủ chua không ảnh hưởng đến vật chất khô ăn vào và tăng khối lượng/ngày của cừu.
Theo (Borton và cs., 2005) cừu đực lai (Targhee×Hampshire) nhóm được bổ sung khẩu phần hỗn hợp có mức ME 2780 Mcal/kg; CP 14.5% tăng khối lượng trung bình hàng ngày (330 gam/con/ngày) cao gần gấp ba lần so và nhóm cho ăn chăn thả không bổ sung thức ăn hỗn hợp (120 gam/con/ngày), đồng thời nhóm cho ăn bổ sung đã rút ngắn thời gian nuôi để đạt đến khối lượng giết mổ 3 lần so với nhóm nuôi nuôi chăn thả không bổ sung thức ăn hỗn hợp.(McClure và cs., 1994;
1995) cũng có nhận xét cừu đực được bổ sung thức ăn hỗn hợp, tăng trọng ngày (280 gam/ngày) cao gấp đôi so với cừu cho ăn cỏ trên bãi chăn (140 gam/ngày).
Ở Thổ Nhĩ Kỳ, (Bingöl và cs., 2006) đã đánh giá ảnh hưởng của việc cắt đuôi cừu đến hiệu quả vỗ béo và đặc điểm thịt xẻ của cừu đực đuôi béo Norduz sau cai sữa được cho ăn thức ăn tinh tối đa trong thời gian 70 ngày. Kết quả cho thấy tăng khối lượng hàng ngày của cừu không cắt đuôi và cắt đuôi tương ứng là 203 và 210 g/con, tỷ lệ thịt xẻ của cừu không cắt đuôi và cắt đuôi tương ứng là 38 và 43% (p<0,05). Như vậy, cắt đuôi cừu để vỗ béo đã nâng cao khả năng tăng trọng và cải thiện chất lượng thịt cừu.
Tại Australia, theo (Giason và Wallace, 2006) thì 60% nuôi cừu quy mô lớn và quy mô vừa, 35% nuôi quy mô nhỏ đều cung cấp cho cừu thức ăn thô chất lượng cao; tuy nhiên 25-45% những người nuôi vỗ béo cừu cho biết, họ đã cung cấp thức ăn thô chất lượng thấp cho cừu, 14% không cung cấp cho cừu thức ăn thô, nhưng có thể họ đã sử dụng thức ăn viên. Phần lớn nuôi vỗ béo cừu quy mô lớn và trung bình thường cung cấp hơn 50% thức ăn thô vào khẩu phần ban đầu, nhằm làm giảm thành phần thức ăn thô xanh trong chế độ ăn ở giai đoạn vỗ béo cuối, các mô hình nhỏ cung cấp 13% thức ăn thô cho khẩu phần cuối kỳ vỗ béo, trong khi 50% và 38% đối với quy mô lớn và trung bình giảm lượng thức ăn thô ở chế độ ăn giai đoạn vỗ béo cuối xuống thấp hơn 10% (Giason và Wallace, 2006).
Thức ăn thô là thành phần chính của chế độ ăn cho cừu giai đoạn sinh trưởng, thành phần này là trên 75% ở mô hình nhỏ, riêng các mô hình vừa và lớn cung cấp thức ăn tinh và cỏ khô (hoặc thức ăn thô khác) trong chế độ ăn tự do (Giason và Wallace, 2006). Một số người nuôi vỗ béo cừu đã bổ sung khoáng và thức ăn tinh, loại bỏ thức ăn thô ở giai đoạn cuối vỗ bé để tăng hiệu quả chuyển hoá thức ăn và tăng lợi nhuận (Duddy, 2006). Tuy nhiên làm như vậy sẽ gia tăng đáng kể về vấn đề sức ở khỏe của cừu (Hawkins, 2000).
Còn (Taylor và Francis, 2002) đã phát hiện ra rằng vật chất khô ăn vào giảm đáng kể (P<0,001) ở cừu cho ăn khẩu phần có hàm lượng NDF thấp, để chất khô ăn vào cao cừu cần được cho ăn khẩu phần có nguồn carbonhydrate tiêu hoá chậm.
Những nghiên cứu tiếp theo khi so sánh các chế độ ăn chứa các thành phần cây keo dậu khác nhau và rơm lúa mì cho thấy khẩu phần có hiệu quả nhất là khẩu phần có 25% keo dậu (Stanton và Levally, 2006).
Theo (Pajor và cs., 2009) nuôi vỗ béo cừu đực cái ở Hungari giống Merino 60 ngày tuổi, cừu F1(Merino × Ile de France) 51 ngày tuổi, F1 (Merino × Suffolk) 55 ngày tuổi với khẩu phần ME: 12,4 MJ, CP: 143 g/kgVCK. Kết quả cho thấy: tăng khối lượng trung bình hàng ngày của cừu lai F1(Merino × Suffolk) 352,06 g / ngày, tăng 9%; F1(Merino × Ile de France) đạt cao nhất 358,24 g/ngày tăng 11% so với cừu Merino Hungari (323,01 g/ngày). Hai con lai F1 này và cừu Merino không khác nhau về tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh ( 51,34; 51,59% và 16,12; 16,34; 16,01%) tương ứng. Các tác giả Gutierrrez và cs., 2005; Cloete và cs., 2007 cũng có nhận xét tương tự về khối lượng giết mổ, tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh của giống cừu lai (Pelibuey Mexico x Rambouillet), (Pelibuey Mexico x Suffolk) và (Dorper x Ile de France).
(Sultana và cs., 2010) đã nghiên cứu trên cừu đực bản địa Bangladesh, chúng được chia 4 nhóm tuổi: 3-6 tháng; 6-9 tháng; 9-12 tháng; 12-15 tháng, khẩu phần có mức ăn urea 3%; rỉ mật 15%, rơm 82%, khoáng tự do, cám hỗ hợp 1% (CP: 14%; ME: 11.5 MJ ME/kg DM) theo khối lượng cơ thể. Thời gian nuôi 63 ngày. Kết quả cho thấy tăng khối lượng trung bình hàng ngày (P <0,05) tỷ lệ là 79, 63, 55 và 44g/ngày cho nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 4 tương ứng với sự phát triển tăng theo độ tuổi, tốc độ tăng khối lượng cao hơn ở nhóm 1 là do đang ở giai đoạn sinh trưởng cao và hệ số chuyển đổi thức ăn thấp nhất so với các nhóm còn lại tiếp theo là nhóm 2. Tuy nhiên tỷ lệ thịt xẻ là 48,5 , 49 , 51,4 và 55,5% cho nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 tương ứng, cao nhất nhóm 4. Tỷ lệ này tăng lên theo độ tuổi.
Theo (Dayani và cs., 2011) khi nuôi vỗ béo cừu đực sử dụng hạt bông vải với khẩu phần dưới 20% hạt bông vải và hàm lượng protein thô 12% có hiệu quả chuyển hóa thức ăn tốt hơn ở cừu vỗ béo. (Dayani và cs., 2011) đã sử dụng cơ sở chế độ ăn hạt lúa mì và khẩu phần ăn rơm lúa mì ủ ure để vỗ béo cừu đực với các KP (1): 30 % không xử lý rơm lúa mì (đối chứng ), KP (2) 20% rơm lúa mì không ủ + 10% rơm lúa mì được ủ ure, KP (3) 10% rơm không ủ + 20% rơm ủ ure, (4) 30 %
rơm lúa mì ủ ure. Cho thấy không có sự khác biệt về khối lượng trung bình cừu giữa các nhóm ăn khẩu phần rơm lúa mì ủ ure trong thời gian nuôi 85 ngày. Tuy nhiên tăng khối lượng trung bình hàng ngày ở các nhóm có sự khác nhau như KP1 và KP2 tương tự nhau 164 gam/ngày và 150 gam/ngày, KP3 cao nhất 170 gam/ngày, thấp nhất KP4 120 gam/ngày. Sử dụng rơm lúa mì không ủ và ủ ure cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến tăng khối lượng của cừu vỗ béo cả kỳ cao nhất ở KP3 là 14,36kg, tiếp đến KP1 là 12,23kg, KP2 là 12,6kg và thấp nhất KP4 là 10kg. Hệ số chuyển hóa thức ăn (8,34 kg chất khô/kg tăng khối lượng) của cừu vỗ béo ở nhóm ăn KP3 thấp nhất, cao nhất ở nhóm ăn KP4 (13,3 kg chất khô/kg tăng khối lượng) nhưng tỷ lệ thịt xẻ giữa các lô không có sự khác nhau (42,27; 41,53; 42,0 và 43,51%) tương ứng, các khẩu phần ăn không làm ảnh hưởng đến tỉ lệ thịt xẻ và chất lượng thịt.