Về chất lượng thịt

Một phần của tài liệu nghiên cứu sinh trưởng, sinh sản, cho thịt và một số giải pháp nâng cao năng suất thịt của cừu phan rang (Trang 109)

Giá trị cơ thăn giữa các lô KP, KP2, KP3 tương ứng có độ pH3 giờ là tương đương nhau 5,96; 6.05; 5,97; ngay cả cơ bán nguyệt (bảng 5.11) giữa các lô cũng không khác nhau nhiều cho nên khẩu phần ăn không ảnh hưởng nhiều đến độ pH thịt sau 3 giờ, cũng như khối lượng giết mổ cũng không có chênh lệch nhau điều này cũng phù hợp với nhận xét trên cừu cái Karayaka – Thổ Nhĩ Kỳ (Sen và cs., 2011; Ugur Sen và cs., 2013).

Sản xuất thịt cừu có thay đổi theo mùa về số lượng và chất lượng, đó là thấp trong mùa thu và cao vào cuối mùa xuân và mùa hè, do thông thường cừu đẻ theo mùa (Chemineau và cs., 2008). Cừu sinh vào mùa thu có hàm lượng cao các chất béo bắp trong LD và ST cơ bắp hơn so với sinh vào mùa đông. Do đó, đặc điểm chất lượng thịt của cừu sinh vào mùa thu đã được thay đổi bởi hàm lượng chất béo ở cơ bắp. Cơ bắp, chất béo, độ pH (Atay và cs., 2009) và thành phần sợi cơ bắp (Lefaucheur, 2006; Sirin và cs., 2011) ảnh hưởng đến chỉ số màu thịt, mà là một đặc điểm quan trọng của chất lượng thịt. Hơn nữa, một số lượng lớn chất béo trong cơ bắp có thể làm tăng độ sáng nhẹ và giảm giá trị đỏ, ngay cả khi chỉ số mầu sắc tố tăng (Brzostowski và cs., 2006). Sự gia tăng trong L * và giảm trong a * tham số của các cơ bắp LD và ST của cừu sinh vào mùa thu trên cừu Karayaka có thể là do hàm lượng chất béo tích tụ trong cơ bắp cao hơn các cơ bắp. Theo (Ugur Sen và cs. 2013) giá trị pH 24 mùa đông và mùa thu có: LD lần lượt: 5,61; 5,5 và ST lần lượt 5,6; 5,5, kết quả này tương đương kết quả trên cừu Phan Rang (bảng 5.12). Các tác giả cũng cho biết giảm giá trị mầu sắc của màu thịt được coi là sai lầm vì giảm chất lượng thịt. Ở cừu Karayaka, sự khác biệt màu sắc và thấp hơn giá trị mầu sắc 24 giờ sau khi giết mổ trong LD và ST của cừu sinh ra vào mùa thu có thể do độ sáng từ nhẹ và thay đổi giá trị đỏ gây ra bởi hàm lượng chất béo trong cơ bắp cao.

Khả năng giữ nước (WHC) là một chỉ số về chất lượng thịt ở cấp độ thương mại. Nước bình thường ở trong heldin của các myofibrils giữa sợi và một phần nhỏ của nước này gắn kết với protein bằng lực tĩnh điện thu hút (Miranda-de la Lama và cs., 2009). Mức độ WHC thịt cũng là liên quan chặt chẽ với pH thịt cuối cùng và

Atay và cs., 2009). Giá trị mất nước bảo quản và mất nước chế biến được sử dụng để xác định khả năng giữ nước của thịt sống và chín. Lực cắt và giá trị pH của thịt ảnh hưởng đến các thông số chất lượng thịt như cơ bắp, chất béo, thành phần sợi cơ và số lượng của các mô đệm (Hopkins và cs., 2006); Esenbuga và cs., 2009).

Theo (Dunshea và cs., 2005) sự sụt giảm chất béo trong cơ bắp, làm tăng mất nước bảo quản, lực cắt và giá trị pH của thịt. cừu sinh vào mùa thu có tỷ lệ cao chất béo trong thịt xẻ và chất béo giắt trong cơ bắp. Do đó cũng đã có mất nước bảo quản thấp và giá trị lực cắt trong ST và cơ LD so với cừu sinh vào mùa đông, nhưng không có sự khác biệt đáng kể giữa cừu Karayaka ở cả hai nhóm về giá trị pH trong cả cơ bắp. Mất nước chế biến chủ yếu xảy ra do phản ứng nước hydrat hóa gắn kết với protein (Miranda-de la Lama và cs., 2009). Ở cừu Karayaka trong cả hai nhóm có hàm lượng protein tương tự mặc dù có sự giảm mất nước chế biến gây tổn thất vào mùa thu sinh con. Sự mất nước chế biến cũng phụ thuộc vào số lượng mô liên kết, và chất béo sẽ tan chảy và nhỏ giọt ra trong nấu ăn (Hopkins và cs., 2006). Theo (Ugur Sen và cs., 2013) mất nước chế biến của cừu Karayaka sinh ra vào mùa Đông và mùa Thu lần lượt LD: 24,16;21,75%; ST lần lượt 23.21; 21,13% kết quả này đều thấp hơn kết quả của chúng tôi (bảng 5.12).

Độ pH3 của cơ thăn so với pH24 giờ có chiều hướng giảm đi, bình thường độ pH cao trong trường hợp gia súc bị stress nhưng trong điều kiện của chúng tôi chỉ số pH là bình thường. kết quả phù hợp nhận xét: Cừu dường như ít bị ảnh hưởng bởi stress và không cho thấy giá trị pH thịt giảm bất thường. Theo (Brazal và Boccard, 1977) cho thấy không có khác biệt đáng kể giá trị trung bình pH của cơ thăn cừu bị stress.

Kết quả bảng 5.12, cho thấy không có sự khác biệt về thành phần sắc tố và L*, a* và b* ở cơ bán nguyệt. (Alper Yilmaz, 2009) đã đánh giá chất lượng thịt của các giống cừu: Merino, Ramlic, Kivircik, Chios lần lượt thấy L*: 69,4; 68,08; 67,64; 67;4; a* lần lượt: 4,59; 4,65; 4,68; 5,31; b* lần lượt: 7,74; 8,23; 8,72; 9,20 các chỉ số này tương tự như nhau giữa các giống. Tuy nhiên giá trị L* cao hơn kết quả của cừu

vàng) là tương đương với kết quả của chúng tôi. Theo (Horcada và cs., 1998) không có khác biệt về màu sắc thịt của cừu đực và cái Rasa Aragonesa và Lacha, nuôi dưỡng giống nhau và được giết mổ ở cùng lứa tuổi. (Sañudo và cs., 1998) cho thấy các sắc tố và giá trị độ sáng (L*) nhiều hơn ở thịt cừu Merino có khối lượng giết mổ từ 28-30 kg hơn so với thịt những cừu này khi giết mổ có khối lượng từ 23-25 kg. Điều này có thể các giống khác nhau thì giá tri L* khác nhau. Dinh dưỡng đặc trưng bởi lượng glycogen dự trữ trong cơ bắp thấp và tăng giá trị pH thịt (Bray và cs., 1989) trong khẩu phần nuôi vỗ béo cừu chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho nên giá trị pH không tăng đối với cừu mổ khảo sát trong nghiên cứu này.

Theo (Ugur Sen và cs., 2013) đặc điểm L* trong cơ LD và ST của cừu Karayaka sinh vào mùa Đông và mùa Thu lần lượt là 34.58; 40.53 và 38,24; 40,84%. Đặc điểm L* trong cơ ST của cừu Phan Rang trong 3 nhóm mổ khảo sát lần lượt: 45,38; 41,15; 40,82% đều cao hơn chỉ có LD và ST mùa Thu là tương tự như ở nhóm 3. Tuy nhiên a* (độ đỏ) ở cừu Karayaka trong cơ LD và ST ở mùa Đông và mùa Thu lần lượt: 21,78; 19,04 và 22,01; 19,68% cao hơn so với cừu Phan Rang cho cả 3 lô: 17,22; 16,69;18,18% tương ứng. Về độ vàng b* kết quả của chúng tôi cao hơn so với b*(độ vàng) của cừu Karayaka. Những điểm khác biệt này có thể do giống khác nhau và độ tuổi giết mổ khác nhau cho nên có kết quả khác nhau về các giá trị trên. Sự khác nhau một số đặc điểm về thành phần thịt và chất lượng thịt có thể do đặc điểm khác biệt của giống cừu Phan Rang, điều kiện nguồn thức ăn sẵn có và điều kiện khí hậu.

5.5. Kết luận và đề nghị

5.5.1. Kết luận

- Cừu Phan Rang có khả năng sản xuất thịt tương đối tốt, tỷ lệ thân thịt khá cao, mổ thịt lúc 8 tháng và 11 tháng cho tỷ lệ thịt xẻ 42,3% và 42,6%, tỷ lệ thịt tinh là 31,3% và 31,67%, chất lượng thịt tốt.

- Sử dụng các khẩu phần có tỷ lệ thức ăn hỗn hợp khác nhau (60% cỏ voi + 40%TAHH ; 50% cỏ voi + 50% TAHH) để nuôi vỗ béo cừu ở 6 và 9 tháng tuổi đã làm tăng lượng thức ăn ăn vào, tăng khối lượng bình quân/ngày, hiệu quả sử dụng

thức ăn và năng suất thịt so với nuôi không vỗ béo. Lượng thức ăn ăn vào, tăng khối lượng bình quân/ngày, hiệu quả sử dụng thức ăn, tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh tăng dần theo chiều tăng của tỷ lệ TAHH trong khẩu phần. Tăng khối lượng nửa thời gian đầu cao hơn nửa thời gian sau của quá trình vỗ béo.

- Khẩu phần 50% cỏ voi + 50% TAHH là khẩu phần có lượng thức ăn ăn vào cao nhất, tăng khối lượng bình quân/ngày cao nhất (181 và 169g/ngày), năng suất thịt cao nhất (tỷ lệ thịt xẻ 45,74 và 44,41% ; tỷ lệ thịt tinh 34,87 và 33,83% đối với cừu vỗ béo ở 6 và 9 tháng tuổi) và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sinh trưởng, sinh sản, cho thịt và một số giải pháp nâng cao năng suất thịt của cừu phan rang (Trang 109)