Khả năng sản xuất thịt của cừu và các yếu tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu nghiên cứu sinh trưởng, sinh sản, cho thịt và một số giải pháp nâng cao năng suất thịt của cừu phan rang (Trang 32 - 34)

Khả năng sản xuất thịt của gia súc là một chỉ tiêu quan trọng trong ngành chăn nuôi, ngoài việc đánh giá theo dõi cường độ sinh trưởng, phát triển qua các giai đoạn phát triển của gia súc người ta còn phải theo dõi về khối lượng về phẩm chất thịt của gia súc, tiêu tốn thức ăn, chi phí trên một đơn vị tăng trọng, chi phí thời gian, khối lượng giết mổ, khối lượng thịt xẻ....

Theo (Chacon và cs., 1970) tỷ lệ thịt xẻ ở cừu thiến giống nhiệt đới lai ôn đới là 44,9% (39,1% - 46,9%). (Cuthbertson và Kemptester, 1978) cho rằng cừu nhiệt đới có tỷ lệ thịt nạc cao hơn cừu ôn đới, nhưng có tỷ lệ mỡ thấp hơn cừu ôn đới.

(Uger Sen và cs., 2013) đã nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất thịt

và chất lượng thịt của cừu cái Karayaka sinh trong các mùa khác nhau ở Thổ nhĩ kỳ. Mục đích của nghiên cứu này là để xác định khả năng sinh trưởng, năng suất thịt và chất lượng thịt của cừu cái Karayakau sinh ra trong các mùa khác nhau. Cừu sinh

vào mùa đông (n = 15) và mùa thu (n = 15), cừu cái đẻ đơn được sử dụng trong nghiên cứu này. Khối lượng từ sơ sinh và khối lượng giết mổ của hai nhóm là giống nhau, nhưng khối lượng cai sữa của cừu sinh vào mùa đông cao hơn cừu sinh vào mùa thu và tỷ lệ thịt xẻ thấp hơn, khối lượng mỡ phủ ở thận nhiều hơn, độ dày mỡ ở cơ lưng (LD) cao hơn. Ngoài ra, cừu sinh vào mùa đông bị mất nhiệt nhiều hơn, làm giảm nhỏ giọt mỡ và giá trị lực cắt. Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm cả về đặc điểm mầu thịt ( LD) lúc 1h và 24 giờ. Kết quả cho thấy cừu cái Karayaka sinh vào mùa đông và mùa thu có khác nhau về các thông số chất lượng thịt và sinh trưởng trước và sau cai sữa (Uger Sen và cs., 2013).

Theo (Pouliot và cs., 2009) ở Canada đã đánh giá sinh trưởng, đặc điểm của thịt và chất lượng thịt của những cừu có khối lượng nặng cân, được nuôi dưỡng trong một môi trường ấm hay lạnh trong mùa đông. Cừu Dorset (32 đực và 32 cái) đã được nuôi trong hai môi trường khác nhau là ấm và lạnh với nhiệt độ trung bình

10,9 ±78 0c và - 2±28 0C. Những con cừu đãđược giết thịt lúc khối lượng 41- 45 kg

(con cái) và 46 – 50 kg (con đực). Môi trường lạnh không ảnh hưởng đến sinh trưởng và chất lượng thân thịt. Tỷ lệ mỡ dắt ở cơ lưng (P= 0,049) và độ dày cơ lúc giết mổ (P = 0,027) là khá lớn ở cừu nuôi trong môi trường lạnh, tỷ lệ sợi oxido- glycolytic (P = 0.047) cũng cao hơn. Nuôi ở môi trường lạnh chỉ có ảnh hưởng nhỏ trên chất lượng cảm quan, làm tăng độ ướt của thịt (P= 0.043). Còn (Pouliot và cs., 2009) có thể sử dụng môi trường lạnh trong nuôi cừu để giảm chi phí liên quan với việc xây dựng chuồng trại, mà vẫn duy trì được năng suất sinh trưởng, cho thịt và chất lượng thịt.

Theo Štolc và cs. (2011) lứa đẻ có ảnh hưởng đến số con sơ sinh tăng đến lứa 3, và khối lượng cai sữa tăng đến lứa 3, cừu cái đạt đến khả năng sinh sản tốt nhất từ lứa 3 đến lứa 5. Các tác giả (Gootwine và Rozov, 2006); Dwyer và cs., 2005) cho thấy khối lượng sơ sinh của cừu con cao ở lứa đẻ 2, 3 so với khối lượng sơ sinh ở các lứa sau.

Cừu cái nặng cân có khoảng cách lứa đẻ ngắn hơn và có khối lượng con lúc 90

và khối lượng lúc phối giống và số lứa đẻ có ảnh hưởng đáng tin cậy về mặt thống kê (P<0.01), đối với tỷ lệ chửa và tỷ lệ đẻ trong khi khối lượng cừu đực lúc phối giống không có ảnh hưởng gì, khối lượng lúc phối giống cũng có ảnh hưởng rõ đến số con/lứa (P<0.01). Tuy nhiên, (Fukui và cs., 2010) lại thấy khối lượng cơ thể không ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh sản.

Tương tác bầy đàn mạnh mẽ có thể ảnh hưởng đến tình trạng sinh sản của cừu. Mối quan hệ giữa con đực và cái và giữa các con đực hay giữa các con cái đã được xác định là ảnh hưởng đến các thông số khác nhau của sinh sản ở cả cừu cái và cừu đực (Thimonier và cs., 2000; Rosa và Bryant, 2003).

Một phần của tài liệu nghiên cứu sinh trưởng, sinh sản, cho thịt và một số giải pháp nâng cao năng suất thịt của cừu phan rang (Trang 32 - 34)