Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu sinh trưởng, sinh sản, cho thịt và một số giải pháp nâng cao năng suất thịt của cừu phan rang (Trang 56 - 59)

3.2.1. Vật liệu nghiên cứu

Tổng số 320; 301; 276; 252; 226 cừu nuôi tại trại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, Ba Vì và 258; 216; 201; 176; 153 cừu nuôi tại Trạm Nghiên cứu và Chuyển giao Tiến bộ Kỹ thuật Chăn nuôi Ninh Thuận được tiến hành nghiên cứu lần lượt từ sơ sinh; 3; 6; 9 và 12 tháng tuổi

Thời gian

Từ tháng 1/2007 đến tháng 12/2012

Địa điểm

Nghiên cứu được tiến hành tại Ba Vì và Ninh Thuận là nơi có đặc điểm khí hậu khác nhau rõ rệt được tóm tắt như sau:

- Vùng Ba Vì

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa

+ Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 với nhiệt độ xấp xỉ 200C, thấp nhất ở

tháng 1 (15,80C); lượng mưa biến động từ 15,0 - 64,4 mm, tháng 12 mưa ít nhất chỉ

đạt 15mm. Độ ẩm không khí biến động rất lớn, khi thời tiết khô hanh độ ẩm đạt 35- 55% nhưng lúc mưa dầm, gió bấc độ ẩm khá cao từ 75 -92%.

+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 230C, tháng 6 và

tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,60C. Tổng lượng mưa 1832,2 mm

(chiếm 90,87% lượng mưa cả năm). Lượng mưa các tháng đều vượt >100 mm với 104 ngày mưa và tháng 8 mưa lớn nhất (339,6mm).

- Vùng Ninh Thuận

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo

+ Mùa khô kéo dài 9 tháng (từ tháng 12 đến tháng 8) thời gian này vẫn có mưa, nhưng lượng mưa trung bình thấp từ 15-20% lượng mưa cả năm. Lượng bốc hơi rất cao từ 80-85% tổng lượng bốc hơi cả năm. Bức xạ mặt trời cao làm tăng quá trình

bốc hơi nước làm cho đất đai khô hạn và cây trồng thiếu nước. Nhiệt độ trung bình từ 28-360C

+ Mùa mưa kéo dài 3 tháng (từ tháng 9 đến tháng 11), mưa lớn và tập trung từ 80- 85% lượng mưa trong cả năm. Ngược lại, lượng bốc hơi và nền nhiệt độ thấp hơn

mùa khô, nhiệt độ trung bình từ 21-250C. Đây là vùng có lượng mưa thấp nhất trong

cả nước.

Chăm sóc quản lý nuôi dưỡng đàn cừu nghiên cứu

- Cừu được quản lý cá thể theo dõi các thông tin: ngày, tháng, năm sinh, giới tính, con bố, con mẹ của cừu.

* Ở Ninh Thuận:

- Cừu con giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng tuổi: sau 10 ngày cừu đi theo mẹ tự do bú sữa, cho ăn thức ăn thô xanh 0,5kg và 0,05 cám hỗn hợp.

- Từ 3 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi: ngoài việc chăn thả theo đàn, tối về được nhốt riêng theo nhóm tương đồng về lứa tuổi, được cho ăn từ 0,5kg cỏ và 0,1kg cám hỗn hợp.

- Từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi: ngoài việc chăn thả theo đàn hàng ngày được bổ sung tại chuồng 0,1kg cán hỗn hợp và 1 kg cỏ xanh.

- Cừu sinh sản chủ yếu được nuôi chăn thả 6-7 giờ/ngày và được bổ sung cho ăn thức ăn tại chuồng gồm: 0,15 kg cám C40/ngày và 0,5-1 kg cỏ/ngày.

* Ở Ba Vì: Cừu con giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng tuổi: cừu con sau khi sinh được

được nhốt chung với mẹ sau 10 ngày tách ra nhốt riêng cùng nhóm tuổi và kiểm soát cho bú theo giờ, ngày 4 lần thả cừu con với mẹ để bú sữa mỗi lần khoảng 15- 20 phút, hàng ngày bổ sung 0,5 kg cỏ và 0,05kg cám.

- Từ 3 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi: chăn thả kết hợp cho ăn bổ sung tại chuồng theo nhóm tương đồng về lứa tuổi, được cho ăn từ 1 -1,5kg cỏ và 0,1kg cám hỗn hợp.

- Từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi: ngoài việc chăn thả kết hợp cho ăn tại chuồng theo nhóm hàng ngày được bổ sung tại chuồng 0,1kg cán hỗn hợp và 2 kg cỏ xanh ( cỏ sử dụng cho các giai đoạn nuôi là cỏ ghi nê hoặc cỏ voi)

- Cừu sinh sản được nuôi chăn thả 2-3 giờ/ngày nên kết hợp với bổ sung 2- 2,5 kg cỏ ghinê hoặc cỏ voi/ngày và 0,15 kg/cám C40/ngày tại chuồng.

Trong trường hợp mưa gió cừu được nuôi nhốt hoàn hoàn tại chuồng, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng áp dụng cho cho hai cơ sở chăn nuôi (cho cừu hậu bị và cừu sinh sản) như sau:

- Thức ăn thô xanh: 5 kg thức ăn thô xanh được chia thành 3 bữa: sáng từ 7:00 đến 8:00, trưa từ 10:00 đến 11:00 và chiều từ 15:00 đến 17:30.

- Thức ăn tinh hỗn hợp: 0,2 kg/ngày/ được chia đều hai lần và cho ăn cùng thức ăn thô xanh.

Tảng đá liếm treo trên thành chuồng, nước uống được cung cấp tự do hàng ngày. (áp dụng cho cả quá trình nuôi dưỡng).

Công tác thú y: cừu được tẩy giun sán định kỳ 4 tháng/lần (3 lần/năm) và được định kỳ tiêm phòng một số loại vaccin: lở mồm long móng, viêm ruột hoại tử, tụ huyết trùng…

Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh trưởng

- Các chỉ tiêu về (i) vòng ngực; (ii) dài thân chéo; (iii) cao vây và (iv) khối lượng của cừu tại các thời điểm sơ sinh, 3, 6, 9, 12 tháng tuổi được đo bằng thước gậy, thước dây và cân đồng hồ để cân khối lượng.

Khối lượng sơ sinh được xác định bằng cân đồng hồ 10 kg hãng Nhơn Hòa có độ sai số tối đa: ± 50g; tối thiểu : ± 20g.

Khối lượng tích lũy qua các tháng tuổi được xác định bằng cách cân cừu vào

buổi sáng trước khi ăn bằng cân đồng hồ 120kg hãng Nhơn Hòa với Sai số tối đa:

- Vòng ngực được đo bằng thước dây; dài thân chéo và cao vây được đo bằng thước gậy. - Tính các chỉ số thể hình: + CSDT (chỉ số dài thân) = 100% * (DTC/CV) + CSTM (chỉ số tròn mình) = 100% * (VN/DTC) + CSKL (chỉ số khối lượng) = 100% * (VN/CV) - Tăng khối lượng tuyệt đối được xác định bằng công thức

P2 - P1

A(g/ngày) = __________________

T2 - T1

Trong đó: P2 Khối lượng cân tại thời điểm T2 (kg)

P1 Khối lượng cân tại thời điểm T1 (kg)

T1 ; T2 thời gian nuôi dưỡng tương ứng với P1,P2 - Tăng trưởng tương đối xác định bằng công thức

P2 - P1

R% = ________________ X 100 (P2 + P1)/2

Trong đó: R%: Tốc độ tăng trưởng (%)

P1: Khối lượng cân tại thời điểm T1 (kg) P2: Khối lượng cân tại thời điểm T2 (kg)

Một phần của tài liệu nghiên cứu sinh trưởng, sinh sản, cho thịt và một số giải pháp nâng cao năng suất thịt của cừu phan rang (Trang 56 - 59)