Sinh trưởng tuyệt đối của cừu Phan Rang qua các tháng tuổi

Một phần của tài liệu nghiên cứu sinh trưởng, sinh sản, cho thịt và một số giải pháp nâng cao năng suất thịt của cừu phan rang (Trang 71 - 73)

(Devendra và Faylon, 1989) cho thấy tăng trọng hàng ngày của giống cừu địa phương Philipine ở giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng; 3 đến 12 tháng, sơ sinh 12 tháng tuổi con đực, cái lần lượt là 75; 65; 34,2; 53,1; 56,1; 43,5 gam/con/ngày. Theo (Berhanu Bela và Aynalem Haile, 2011) đối với cừu Ethiopia ở phía tây giai đoạn 0- 60 ngày và 0-180 ngày có tốc độ tăng khối lượng cao nhất lần lượt 140; 92 gam/con/ngày và sau đó giảm xuống chỉ còn 68,3 gam/con/ngày lúc 360 ngày tuổi. Theo (Abdul Wahid, 1989) ở cùng thời gian trên 4 giống cừu nuôi ở Malaysia có tốc độ tăng khối lượng trước cai sữa lần lượt 121,2; 87; 81; và 71 gam/con/ngày và sau cai sữa lần lượt: 51,5; 59,0;51 và 38 gam/con/ngày đối với Dorset Horn, ½ Dorset Horn, 3/4 Dorset Horn và cừu Malin. Theo (Fourie và cs., 2002) cừu đực Dorper ở Nam Phi giai đoạn 4-6 tháng tuổi tăng khối lượng trung bình 147 gam/con/ngày. Qua các kết quả nghiên cứu về một số giống cừu nhiệt đới và giống cải tiến, cho thấy có sự tăng khối lượng theo các giai đoạn tuổi khác nhau giữa các giống cừu và tăng khối khối lượng cao nhất ở giai đoạn trước cai sữa đồng thời tuân theo qui luật sinh trưởng theo giai đoạn. Tại sao như vậy vì đây là thời kỳ khủng hoảng dinh dưỡng nhất trong quá trình phát triển của cừu bởi vì chúng chưa tự cung cấp dinh dưỡng từ nguồn thức ăn thô xanh ngoài bãi chăn thả dẫn đến có sự khác biệt ở hai thời điểm trên về sinh trưởng. Sau đó tốc độ tăng khối lượng tuyệt đối giảm dần theo tháng tuổi, cường độ sinh trưởng của cừu từ giai đoạn sơ sinh đến 12 tháng tuổi ở cừu đực cao hơn so với cừu cái. Kết quả này cũng phù hợp với quy luật phát triển không đồng đều của gia súc và kết quả nghiên cứu về cừu Phan Rang của

(Hoàng Thế Nha, 2003); (Đinh Văn Bình và Ngô Thành Vinh, 2010) mức độ tăng

trọng của cừu chọn lọc Phan Rang ở đời con, đời cháu giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng tuổi là cao nhất còn sau đó mức độ tăng trọng của cừu nuôi tại trại Ba Vì có xu thế giảm dần, mức độ tăng trọng thấp và cừu chuyển dần sang giai đoạn thành thục về tính và thể vóc.

các tác giả trong và ngoài nước, cường độ sinh trưởng tuyệt đối của cừu Phan Rang từ sơ sinh đến 180 ngày và 360 ngày nuôi ở Ba Vì và Ninh Thuận tuy rằng có sự khác nhau không nhiều nhưng vẫn tuân theo qui luật sinh trưởng. (Hoàng Thế Nha, 2003) cho rằng ở giai đoạn theo mẹ 3 tháng tuổi cừu nuôi ở Ba Vì, cừu con có tăng trọng nhanh nhất cả về sinh trưởng tuyệt đối và tương đối, kết quả này phù hợp với kết quả của chúng tôi trên cừu nuôi ở Ba Vì và Ninh Thuận. Còn theo (Josefina và Combellas, 1980); Langlands, 1973) khối lượng sơ sinh các giống cừu nhiệt đới ít biến động, cường độ sinh trưởng và khối lượng cai sữa của cừu nhiệt đới thấp hơn cừu ôn đới. Kết quả nghiên cứu của (Lavvaf Noshari và Farahvash, 2012) đối với giống cừu chuyên thịt ở các nước có khối lượng lớn hơn rất nhiều so với cừu Phan Rang, như lúc 3 tháng tuổi cừu Afshari và cừu Zandi ở Iran con đực, cái có khối lượng lần lượt: 24,75 và 29,69 kg và 6 tháng: 41,63; 40,59kg. Còn theo (Berhanu Bela và Aynalem Haile, 2011) đã đánh giá sự sinh trưởng của cừu ở huyện Dedo và Seka của Ethiopia và thấy chúng có cường độ sinh trưởng tuyệt đối trung bình từ sơ sinh đến 120 ngày con đực, cái tương ứng là 111,0; 103,35 gam/con/ngày đến 180 ngày là 95,4; 80,8 gam/con/ngày và đến 360 ngày là 72; 65 g/ngày. Tốc độ tăng tuyệt đối của cừu đều giảm dần theo độ tuổi, kết quả của chúng tôi về tăng khối lượng được ghi nhận phù hợp các kết quả nghiên cứu về cừu nhiệt đới ở một số nước về mức tăng khối lượng hàng ngày cho giai đoạn sinh trưởng từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi và cao hơn 69,6 gam/ngày cho giai đoạn sơ sinh-80 ngày và thấp hơn so với báo cáo của (El-Fadili và cs., 2003) cừu Timahdit 181 gam/ngày cho tăng khối lượng giai đoạn 30-90 ngày. Sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng của cừu trong các kết quả trên và kết quả sinh trưởng về cừu Phan Rang có thể do yếu tố về quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng, bản chất di truyền, bệnh tật và các yếu tố khác.

Chỉ số cấu tạo thể hình liên quan đến một số chiều đo của cơ thể, cân khối lượng cơ thể hầu hết được ghi lại liên quan đến nghiên cứu trên tất cả gia súc. Cách đo được sử dụng nhiều nhất để đánh giá sự sinh trưởng của gia súc là chiều đo vòng ngực thông thường được sử dụng nhiều nhất, chính xác hơn chiều đo khác (Benyi, 1997). Thông qua các chỉ số cấu tạo thể hình cho chúng ta xác định thiên hướng sản

xuất của các giống về cho thịt, cho sữa hay kiêm dụng.., giống khác nhau thì có chỉ số cấu tạo thể hình khác nhau. Qua kết quả trên cừu Phan Rang có chỉ số cấu tạo thể hình ổn định.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sinh trưởng, sinh sản, cho thịt và một số giải pháp nâng cao năng suất thịt của cừu phan rang (Trang 71 - 73)