Giống có ảnh hưởng lớn đến thành phần thịt xẻ vì vậy đánh giá thành phần thịt xẻ là một phương pháp để xem xét tiềm năng nguồn gen để sản xuất thịt nạc ở cừu. Vì vậy, thành phần thịt xẻ thường được sử dụng như một tham số về đặc điểm giống để xác định tiềm năng nguồn gen để sản xuất thịt nạc ở cừu và là các thông tin cần thiết để lựa chọn phương án quản lý phù hợp với các kiểu gen khác nhau (Snowder và cs., 1994; Dickerson và cs., 1972). Sự tồn tại của biến dị di truyền giữa các giống trong sinh trưởng và đặc điểm thịt xẻ đã được mô tả trong nghiên cứu của Crouse và cs., 1981.
Các tác giả đã quan sát thấy sự tồn tại của biến dị di truyền giữa các giống
cừu Mỹ về tốc độ sinh trưởng và đặc điểm thịt xẻ, một số giống có tỷ lệ mỡ caohơn
ở thận, mỡ dưới da và vùng khung chậu trong khi những giống khác như Suffolk lại có tốc độ sinh trưởng cao hơn và có 22% mỡ ở thận và vùng khung chậu. (Snowed và cs., 1994) đã kết luận rằng khi khối lượng giết mổ không đổi, có sự khác nhau đặc trưng của giống về thịt xẻ, và kết quả là cũng có sự khác nhau về chất lượng của thịt cừu. Ở cừu thành thục tương đối muộn có thể có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn và tỷ lệ nạc cao hơn. Giống không chỉ ảnh hưởng đến thành phần thịt xẻ và chất lượng mà còn ảnh hưởng đến cấu trúc thịt. Còn theo (El Karim và Owen, 1987) nhận thấy một số giống cừu Ai Cập kiểu di truyền không tạo ra sự khác nhau đáng kể về tỷ lệ nạc, xương và chất béo, nhưng giới tính lại ảnh hưởng đáng kể đến các
chỉ tiêu trên. Tuy nhiên tỷ lệ chất béo biến đổi nhiều hơn tỷ lệ phần trăm nạc hoặc
xương. Kết quả tương tự được ghi nhận trong nghiên cứu của (Snowder và cs.,1994).