Khả năng tăng khối lượng của cừu

Một phần của tài liệu nghiên cứu sinh trưởng, sinh sản, cho thịt và một số giải pháp nâng cao năng suất thịt của cừu phan rang (Trang 94 - 95)

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm đến khả năng tăng khối lượng của cừu được thể hiện ở Bảng 5.5. Số liệu tại bảng 5.5 cho thấy, tăng trọng của cừu ở các lô thí nghiệm trong 4 tuần đầu có sự khác nhau (P<0,001). Cừu ăn KP3 có tốc độ tăng khối lượng cao nhất đạt 188,21 g/ngày, tiếp theo là nhóm cừu ăn KP2 (168,92 g/ngày) và thấp nhất ở nhóm cừu ăn KP1 (ĐC) chỉ đạt 116,78 g/ngày. Điều này chứng tỏ khẩu phần ăn có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trọng hàng ngày.

Chỉ tiêu theo dõi KP1(ĐC) (70% cỏ + 30% TAHH) KP2 (60% cỏ + 40% TAHH) KP3 (50% cỏ + 50% TAHH) SEM P Số con 5 5 5

Thời gian thí nghiệm (tuần) 8 8 8

Khối lượng đầu kỳ (kg) 15,7 15,63 15,23 0,2126 0,315 Khối lượng 4 tuần đầu (kg) 18.97a 20.37b 20.50b 0.2419 0.007 Tăng KL bình quân 4 tuần đầu

(g/con/ngày) 116,78a 168,92b 188,21b 0.2134 0.001 Khối lượng 4 tuần sau (kg) 22,23a 24,07ab 25,37b 0,4308 0,006 Tăng KL bình quân 4 tuần sau

(g/con/ngày) 116,42a 132,14ab 173,92b 0.3156 0.028 Tăng KL cả kỳ TN (kg) 6.53a 8.43b 10.13b 0.4203 0.003 Tăng KL bình quân (g/ngày) 116,7a 150,6b 181,0b 7,506 0,003

Ghi chú: Giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau trong cùng hàng thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Tiếp theo 4 tuần sau của thí nghiệm, khối lượng cơ thể các lô thí nghiệm đều tăng, trong đó khối lượng đạt cao nhất là lô KP3, tiếp sau là lô KP2 và thấp nhất là lô KP1(ĐC). Tăng khối lượng 4 tuần sau của thí nghiệm có xu hướng giảm nhẹ so với thời gian nuôi ở 4 tuần đầu, tuy nhiên quy luật tăng khối lượng vẫn như ở 4 tuần đầu là tốc độ tăng khối lượng cao nhất là ở lô KP3 (173,92 g/ngày), tiếp theo là ở lô KP2 (132,14 g/ngày) thấp nhất ở lô KP1 (116,42 g/ngày).

Tăng khối lượng cả kỳ sau 8 tuần thí nghiệm giữa các lô có sự khác nhau rõ rệt (P<0,05), khối lượng tăng đạt cao nhất là lô KP3 (10,13 kg), tiếp theo là cừu ăn KP2 (8,43kg) và thấp nhất ở cừu ăn KP1 ( 6,53kg). Bình quân tăng trọng cả kỳ cao nhất ở cừu ăn KP3 (181 g/ngày), tiếp theo là nhóm cừu ăn KP2 (150 g/ngày) và thấp nhất ở cừu ăn KP1 (116 g/ngày) có sự sai khác rõ rệt (P<0,05). Ở cùng độ tuổi với mức dinh dưỡng khác nhau đã ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và có xu hướng tăng lên ở các mức ăn khác nhau.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sinh trưởng, sinh sản, cho thịt và một số giải pháp nâng cao năng suất thịt của cừu phan rang (Trang 94 - 95)