Với phương thức chăn nuôi dựa chủ yếu vào đồng cỏ tự nhiên thì khả năng sản xuất và chất lượng thịt thấp do chất lượng và số lượng thức ăn từ đồng cỏ dao động theo mùa không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng. Việc sử dụng hiệu quả các nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương mang lại lợi ích kinh tế là cơ sở để xác định những giống vật nuôi thích hợp nhằm mang lại hiệu quả hơn (Terrill và Maijala, 1991).
Kết quả các bảng 5.5 và 5.8 cho thấy ADG g/ngày, chất khô ăn vào g/kg chất khô, tổng ME thu nhận (Mcal/con/ngày), hiệu quả sử dụng thức ăn ăn vào Mcal/con/ngày cao nhất ở lô KP3 (50% cỏ + 50% thức ăn tinh) và thấp nhất ở lô KP1 (70 % cỏ + 30 % thức ăn tinh). Tuy nhiên hệ số FCR (kg DM/kg tăng trọng lại cao nhất ở lô KP1 và chi phí/ kg tăng trọng thấp nhất, trong khi đó lô KP3 hệ số FCR (kg DM/kg tăng trọng lại thấp nhất và chi phí/ kg tăng trọng cao nhất cho cả hai thí nghiệm. Việc trộn tỷ lệ thức ăn tinh ở các mức ăn 30; 40 và 50% trong khẩu phần đã làm tăng khối lượng trung bình hàng ngày ở lô KP1(ĐC); KP2 và KP3 lần lượt là 116,7; 150,6 và 181,0 gam/ngày, cao nhất ở khẩu phần KP3 tương đương tăng được: 3,5; 4,52 và 5,4kg sau 8 tuần nuôi vỗ béo có khối lượng giết mổ tương
ứng: 22,23; 24,07 và 25,37 kg lúc 6 tháng tuổi. Việc tăng ADG g/ngày của các khẩu phần ăn đạt được độ chênh lệch ngắn hơn so kết quả của (Adu và Brinckman, 1981) ADG đạt được từ 78 - 183g/ngày khi cho ăn vỗ béo cừu với mức độ khác nhau bằng cỏ ghine, ngô và bánh khô dầu lạc có giá trị khác nhau.
Theo nghiên cứu của (Kassahun Awgichew, 2000) trên cừu Menz và cừu Horro ở Ethiopia kết quả thu được lượng chất khô ăn vào của cừu Menz là 802 g; tương đương với lô KP1(ĐC) nhưng thấp hơn lô KP2 và KP3. Còn ở cừu Horro lượng chất khô ăn vào là 879g cao hơn lô KP1 nhưng thấp hơn so với lô KP2 và KP3.
Ở thí nghiệm 2: khẩu phần ăn ở các lô tăng khối lượng trung bình hàng ngày
lần lượt: 130,8; 154,9 và 169,2 g/ngày tương đương khối lượng tăng được lần lượt là 7,8; 9,2 và 10,14kg sau hai tháng nuôi vỗ béo có khối lượng giết mổ tương ứng: lô KP1 (26,43 kg); Lô KP2 (27,72 kg) và lô KP3 (28,4 kg). Đồng thời bổ sung khẩu phần ăn ở các mức khác nhau làm tăng khối lượng cơ thể cao nhất ở lô (50% cỏ + 50% thức ăn tinh), tiếp sau đến lô (60% cỏ + 40 % thức ăn tinh) và thấp nhất lô (30% thức ăn tinh + 60% cỏ). Theo (Muhammad và cs., 2008) kết quả vỗ béo sử dụng cám gạo theo tỷ lệ 15; 30; 45% trong khẩu phần ăn cho cừu Uda – Nigeria, khối lượng ban đầu thí nghiệm lần lượt: 19,5; 19,63; 19,7kg gần tương tự như thí nghiệm 1 của chúng tôi, khối lượng kết thúc thí nghiệm lần lượt: 26,44; 28,81; 26,0 kg. Khối lượng tăng trung bình hàng ngày ở tỷ lệ 30% cám gạo xay là tốt nhất nhưng đều thấp hơn kết quả của chúng tôi (130,8; 154,9; 169,2 gam/ngày). Theo Muhammad và cs., 2008 khi sử dụng cám gạo thay thế cám mì để vỗ béo cừu đực Uda – Nigeria với mức ăn khác nhau: 15; 30; 45(%), khẩu phần ăn mức 30% cám gạo là tốt nhất về VCK ăn vào, khối lượng tăng và chi phí của sản phẩm, lợi ích kinh tế tốt nhất khi sử dụng cám gạo không quá 30% trong khẩu phần ăn. Lượng VCK ăn vào tính theo khối lượng cơ thể ở mức ăn cám gạo 15; 30 và 45% lần lượt 4,21; 4,53; 4,44 %, tương đương kết quả của chúng tôi (bảng 5.2 và 5.5)
giai đoạn sinh trưởng được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cừu có tốc độ sinh trưởng cao có thể nuôi vỗ béo cừu với thời gian phù hợp để đem lại hiệu quả kinh tế.
Theo (Muhammad và cs., 2008) kết quả vỗ béo sử dụng cám gạo theo tỷ lệ 15; 30; 45% trong khẩu phần ăn cho cừu Uda – Nigeria, khối lượng ban đầu thí nghiệm lần lượt là 19,5; 19,63 và 19,7kg, khối lượng kết thúc thí nghiệm lần lượt là 26,44; 28,81 và 26,0kg. Tác giả nhận thấy có sự khác nhau giữa các mức ăn, mức ăn KP có tỷ lệ 15% cám gạo có khối lượng tương đương so với cừu ở lô KP1 (26,43 kg); ở lô cừu ăn KP có tỷ lệ 30% cám gạo cũng có khối lượng tương đương so với khối lượng cừu ăn KP3 (28,4kg) nhưng cao hơn so với cừu ở lô KP2 (27,72kg), thấp nhất mức ăn 45% cám gạo. Cho nên cùng một giống cừu được cho ăn khẩu phần có tỷ lệ cám khác nhau thì cũng làm tăng khối lượng khác nhau. Chính vì vậy việc trộn tỷ lệ thức ăn tinh thô khác nhau như ở KP1, KP2,KP3 cũng làm giá trị khối lượng khác nhau.
(Muhammad và cs., 2008) cho rằng trung bình tăng khối lượng hàng ngày (ADG) thu được cho động vật trên ăn KP 30% cám gạo xay (109.37g) là tốt hơn so với ADG 53g/ngày khi thay thế bánh hạt bông, ngô với cám lúa mì trong chế độ ăn của cừu. chính vì vậy trong thí nghiệm của chúng tôi khẩu phần (50% cỏ + 50% thức ăn tinh) tăng khối lượng trung bình hàng ngày có giá trị cao nhất (181gam/ngày). Theo (Adu và Brinckman, 1981) cũng cho rằng ADG là 65g khi ông thay thế ngô bằng hạt khô trong khẩu phần ăn của cừu sinh trưởng, thấp hơn so với ADG ở khẩu phần cám gạo xay mức ăn 45% (75.89g/ngày); hoặc ADG tăng từ 68g đến 93g khi họ thay thế đậu đũa trấu với chất chứa dạ cỏ trong khẩu phần ăn của cừu sinh trưởng. Cũng theo (Adu và Brinckman, 1981) ADG đạt được từ 78 - 183g/ngày khi cho ăn vỗ béo cừu với các mức ăn khác nhau bằng cỏ Ghinê, ngô và bánh khô dầu lạc cũng có giá trị khác nhau. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của chúng tôi khi nuôi vỗ béo cừu ở 3 khẩu phần (KP1, KP2 và KP3) có giá trị khác nhau về (ADG) tương ứng là 116,7; 150,6 và 181,0 gam/ngày.
Theo Faruk, (2007) nuôi vỗ béo trên cừu đực Karayaka – Thổ nhĩ Kỳ khối lượng giết mổ khác nhau (35, 40 và 45 kg) tương ứng tăng trọng trung bình là 195;
203,1 và 214,5 g/ngày, tuy nhiên không có sự khác biệt giữa các nhóm về tăng trọng hàng ngày nhưng thức ăn tiêu thụ cho mỗi kg tăng lên khi khối lượng giết mổ lớn hơn (P<0,05) đối với vấn đề tiêu thụ thức ăn, khi khối lượng giết mổ tăng lên thì tăng trọng trung bình hàng ngày giảm.
(Devendra và Mc Leroy, 1982) cho biết dê và cừu hậu bị có tốc độ tăng trưởng cao trong pha giai đoạn sinh trưởng cho nên hệ số chuyển hóa thức ăn/kg tăng khối lượng là 5,07-7,28 kg VCK. Theo (Sultana và cs., 2010) tỷ lệ chuyển hóa thức ăn của cừu ở Bangladesh dao động tối đa 15,6 và tối thiểu 4,7 kg. Sultana và cs., 2010 cho rằng lượng chất dinh dưỡng ăn vào, tăng trưởng và chi phí thức ăn để sản xuất 1 kg thịt cừu ở giai đoạn 6-8 tháng tuổi sẽ kinh tế hơn ở giai đoạn các tháng tuổi về sau. Davis, (2003) đã chứng minh cừu 8 - 12 tháng đạt hiệu quả hơn trong chuyển đổi thức ăn so với cừu 6-7 tháng tuổi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng nằm trong giới hạn trên.
Theo (Cristobal, 2004) đã sử dụng 4 khẩu phần ăn khác nhau cho cừu đực Manchega – Tây Ban Nha bao gồm BO (mạch không lên men), BM (mạch có lên men), CO (ngô không lên men), CM (ngô có lên men) cho thấy số lượng thức ăn ăn vào (kg DM/ngày) ở các lô BO, BM, CO, CM lần lượt là 0,948; 0,923; 0,913; 0,844, thấp nhất ở lô CM (p<0,05) và cao nhất ở lô BO. Lượng thức ăn ăn vào kg/DM/ngày cao hơn so với khẩu phần ăn cỏ voi và thức ăn tinh trong các lô KP1; KP2; KP3 của nghiên cứu này. Có thể là do khi sử dụng các loại thức ăn khác nhau kể cả ngũ cốc, thô xanh các loại dẫn đến lượng thức ăn vào (kg/DM/ngày) là khác nhau. Khi so sánh BO và BM có khác nhau về ADG, g/ngày và FCR (tỷ lệ chuyển đổi thức ăn đối với tăng trọng), tuy nhiên giữa lô CO và CM lại không có sự khác nhau. Nhận xét của tác giả này về ADG, g/ngày ở các lô CO và CM là giống nhau tương tự như lô KP2 và KP3 của chúng tôi. Tác giả cho rằng ADG g/ngày không làm ảnh hưởng đến ngày giết mổ.
Theo (Grarín và cs., 2001) nuôi vỗ béo cừu bằng lúa mạch có trộn malate và men, làm giảm đáng kể lượng thức ăn ăn vào 11% và 7% chuyển đổi thức ăn nhưng không tăng (ADG). Chính vì vậy đến thời điểm này người chăn nuôi cần xem xét để
đưa ra quyết định phù hợp trong giết mổ. Ở thí nghiệm khác tác giả sử dụng malata trong khẩu phần ăn lúa đại mạch và ngô, giữa lô BO (0,954 kg/DM/d) và CM (0,834 kg/DM/d) (P<0,05) và CO (0,916 kg/DM/d) có sự khác nhau (P<0,05) so CM (0,944 kg/DM/d) và các lô khác. Sử dụng malate làm tăng lactate trong dạ cỏ, ngoài cung cấp năng lượng, latale là chất dẫn truyền làm giảm acidocis trong dạ cỏ và lactate tập trung trong máu, cho nên bổ sung malate làm nồng độ lactac trong huyết tương ảnh hưởng đến thức ăn ngũ cốc, bổ sung mantale với lúa mạch và ngô là có ý nghĩa.
Còn (Idris và Salih, 2010) đã sử dụng 3 khẩu phần ăn và đối chứng trên cừu Su Đăng. Khẩu phần CTL (đối chứng chăn nuôi truyền thống); khẩu phần A (GNC- 99% bách khô lạc cả vỏ); khẩu phần B (GNC- 89% Bánh hạt lạc); khẩu phần C (RS-M- 89% hạt giống Roselle). Bổ sung các khẩu phần trên ở 2 giai đoạn: (45 ngày tại thời điểm phối giống) và thời gian trước (45 ngày thời gian trước khi cừu đẻ). Cho ăn 0,45 kg trong hai giai đoạn trên, đã ảnh hưởng rõ rệt đến điểm thể trạng lúc phối giống, đẻ lứa đầu và giữa thời kỳ mang thai và không làm ảnh hưởng đến các tính trạng sinh sản lứa đẻ, giới tính, kiểu sinh, thời gian mang thai, góp phần cải thiện năng suất sinh sản tốt nhất.
Hiện tại trong nghiên cứu này chỉ thiết lập xác định tác động về độ tuổi của cừu Phan Rang trong pha giai đoạn sinh trưởng: về thức ăn ăn vào, sinh trưởng, mức dinh dưỡng khác nhau, đặc điểm thịt và thị trường độ tuổi giết mổ của cừu Phan Rang 6 tháng và 9 tháng tuổi. Chất dinh dưỡng, chế độ ăn uống ME và Pr là những yếu tố quan trọng chính ảnh hưởng đến sản xuất thịt ở dê cừu (Shajalal và cs., 1992). Tiềm năng sinh trưởng có thể bị khai thác, sử dụng với khẩu phần có năng lượng cao. Cừu Phan Rang nuôi theo phương thức chăn nuôi truyền thống là chủ yếu phụ thuộc vào đồng cỏ tự nhiên, nuôi để lấy thịt, thời gian kéo dài, chất lượng thịt xẻ không cao, khối lượng giết mổ dưới 30kg giống như khối lượng giết mổ của một số giống cừu bản địa như: cừu Uda-Nigeria, cừu Menz; Horro – Ethiopia, một số giống cừu địa phương Ấn độ, Pakistan có khối lượng nhỏ 15-25kg (Mtenga và Kitalyi, 1990; Mukherjee, 2000). Cừu Ấn Độ đạt trung bình 40-50g
hàng ngày đạt được trong pha sinh trưởng để giết mổ ở độ tuổi 9-12 tháng có 20-22 kg (Singh và Karim, 2003). Các tác giả cho rằng cần giảm tuổi giết mổ, tăng chất lượng thịt, xác định độ tuổi thích hợp để tránh mỡ dắt nhiều trong thân thịt và lợi ích kinh tế.
(Scammell và Jolly, 2006) cho rằng nuôi vỗ béo ở cừu Merino khối lượng bình quân tăng lên từ tháng nuôi đầu sang đến tháng thứ 2 nhưng đến tuần cuối tăng trọng trung bình hàng ngày có xu hướng giảm đi theo độ tuổi. Theo (Sultana và cs., 2010) lượng chất dinh dưỡng ăn vào, tăng trưởng và chi phí thức ăn để sản xuất kg thịt cừu tăng trọng lượng cơ thể ở giai đoạn (6-8 tháng tuổi) sẽ kinh tế hơn ở giai đoạn tháng tuổi về sau, thị trường tối ưu khoảng 8 tháng cho cừu bản địa phù hợp điều kiện nuôi dưỡng và quản lý. (Davis, 2003) đã chứng minh cừu (8-12 tháng) đạt hiệu quả hơn trong chuyển đổi thức ăn so với cừu 6-7 tháng tuổi. Chính vì vậy chúng tôi lựa chọn nuôi vỗ béo cừu Phan Rang ở độ tuổi 6 tháng và 9 tháng tuổi để đánh giá khảo sát chất lượng thịt, tiêu tốn thức ăn và hiệu quả kinh tế.
5.4.2.Thảo luận một số vấn đề về đặc điểm thịt xẻ và chất lượng thịt