Stress nhiệt ảnh hưởng đáng kể đến thời gian động dục lại (Naqvi và cs., 2004) lý do trì hoãn động dục có thể do hocmon LH thay đổi nhịp tiết và giảm tiết oestrogen và GnRH (Dobson và Smith, 2000).
Mùa vụ có ảnh hưởng rất lớn đến sinh sản ở cừu. Hoạt động sinh dục của cừu cao vào cuối mùa hè và mùa thu, thấp vào cuối mùa đông và mùa xuân (Lincoln và Short, 1980; Haynes và Schanbacher, 1983; Pelletier và Almeida, 1987). Sự nhạy cảm của cừu đực đến chiếu sáng là khác nhau. Hoạt động tình dục thường được kích thích 1-1,5 tháng trước đó đối với cừu đực, cho phép khi chu kỳ của con cái bắt đầu, con đực đã đạt được một mức độ cao của hoạt động tình dục (Lincoln và Davidson, 1977).
Cừu đực biểu hiện sự biến động theo mùa trong hành vi tình dục, hoạt động nội tiết, giao tử và cũng như khối lượng tinh hoàn và lượng tinh trùng (Schanbacher và Lunstra, 1976, Lincoln và Davidson, 1977; Ortavant và cs., 1985). Tuy nhiên, sự thay đổi hành vi và sinh lý ít rõ ràng hơn ở cừu. Ở cừu đực giống Soay, LH và FSH bắt đầu tăng lên từ 2-4 tuần sau khi giảm chiếu sáng, và gần như ngay lập tức nồng độ testosterone trong huyết tương tăng lên cùng với sự phát triển mạnh của tinh hoàn (Lincoln và Davidson, 1977).
Trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, cừu bản địa bị hạn chế hoạt động tình dục trong những tháng mùa hè (Marai và cs., 2004, 2007). Nhiệt độ môi trường cao gây suy giảm chức năng sinh sản ở cừu. Hiệu ứng nhiệt là trầm trọng hơn khi
stress nhiệt đi kèm với độ ẩm môi trường cao (Marai và cs., 2000, 2004, 2006, 2007). Stress nhiệt gây ra một loạt các thay đổi mạnh mẽ trong chức năng sinh học ở động vật, bao gồm giảm lượng thức ăn và hiệu quả sử dụng thức ăn, rối loạn trong chuyển hóa nước, protein, năng lượng và khoáng, rối loạn trong tiết xuất hocmon và chất chuyển hóa trong máu (Shelton, 2000; Marai và cs., 2006). Động dục ở cừu chủ yếu đặc trưng theo mùa, điều này là liên quan đến nhiều yếu tố di truyền và bên ngoài (Petrović, 2000).
Thời gian chiếu sáng hàng ngày và các chu kỳ nhiệt độ môi trường là những ví dụ nổi bật nhất trong khu vực ôn đới, trong khi chu kỳ hàng năm về lượng mưa, với hậu quả là số và lượng thức ăn sẵn có, là các biến quan trọng trong khu vực nhiệt đới ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cừu (Vivien-Roels và Pévet, 1983). Khi những thay đổi này đạt đến mức độ cao, cừu và các loài động vật có thể phản ứng bằng cách phát triển một loạt các vấn đề khác nhau (Vivien-Roels và Pévet, 1983), ví dụ như thay đổi thói quen ăn uống, dự trữ năng lượng dưới dạng các mô mỡ, làm giảm sự trao đổi chất, sự thay lông, chế độ ngủ đông và di cư.
Cơ chế khác là một chiến lược sinh sản liên quan đến một "biện pháp tránh thai tự nhiên" (Lincoln và Short, 1980) trong đó hạn chế các hoạt động sinh sản đến thời gian tốt nhất của năm để đảm bảo rằng sinh đẻ xảy ra tại một thời điểm thích hợp (Wayne và cs., 1989). Ở các vùng lạnh và ôn đới, khoảng thời gian này tương ứng với mùa xuân hoặc đầu mùa hè trong khi ở vùng khí hậu khô cằn nóng nó trùng với mùa mưa.
Trên cơ sở các báo cáo của (Hafez, 1952); Goot, 1969); Dyrmundsson và
Robinson, 1981) lập luận rằng các giống có nguồn gốc nằm giữa 350 N và 350 S có
xu hướng sinh sản ở tất cả các thời điểm trong năm trong khi ở các vĩ độ lớn hơn
350 tình hình không phải bao giờ cũng như vậy. Giống cừu từ các vĩ độ trung gian,
chẳng hạn như các giống Merino Úc và các giống cừu ở Địa Trung Hải, có một thời gian yên lặng ngắn trong đó có một tỷ lệ cừu rụng một trứng tự nhiên (Martin và cs., 1986).
Giữa các giống cừu cũng có sự biến động lớn. Một số con cừu cái của giống Préalpes-du-Sud có một mùa sinh sản rất ngắn trong khi những cừu khác hầu như theo mùa (Thimonier cs., 1986). Mùa sinh sản bắt đầu trong hầu hết các giống cừu trong mùa hè hoặc đầu mùa thu (Chemineau và cs., 2008).
Theo (Abegaz và cs., 2002) cho biết tỷ lệ thụ thai, số con sinh ra thay đổi theo mùa. Tuy nhiên khi so sánh ảnh hưởng của mùa vụ đẻ của các giống cừu khác nhau đến khả năng sinh sản thì theo (Štolc và cs., 2011) lại thấy mùa vụ đẻ ảnh hưởng đến khối lượng sơ sinh (P < 0,05) và số con cai sữa (P<0,01) nhưng không ảnh hưởng đến số con sinh ra.
Tuổi đẻ lứa đầu cũng bị ảnh hưởng bởi năm và mùa sinh (p < 0,001) (Gbangboche và cs., 2006). Khoảng cách hai lứa đẻ bị ảnh hưởng bởi năm đẻ, lứa đẻ (p < 0,001), số con trên lứa cũng bị ảnh hưởng bởi năm đẻ (p < 0,001) (Gbangboche và cs., 2006). Theo (Abegaz và cs., 2002) năm phối giống có ảnh hưởng đáng tin cậy về mặt thống kê (P<0,01) đối với tỷ lệ chửa và tỷ lệ đẻ; năm đẻ, lứa đẻ có ảnh hưởng rõ đến số con/lứa (P<0,01).
Môi trường, đặc biệt là chế độ ánh sáng có ảnh hưởng rõ đến tính mùa vụ trong sinh sản ở cừu cái vùng Địa Trung Hải (Forcada và Abecia, 2006). Tuy nhiên có thể khắc phục ảnh hưởng này bằng việc điều khiển về chế độ chiếu sáng tự nhiên ảnh hưởng đến tính mùa vụ trong sinh sản ở cừu cái nếu chúng có mỡ dự trữ trong cơ thể ở mức khá cao. Theo (Forcada và Abecia, 2006) cho thấy có sự giảm đáng kể (P < 0,05) độ dài thời kỳ không động dục ở cừu cái được nuôi duy trì từ tháng 11 đến tháng 9 năm sau nếu chúng có điểm thể trạng ổn định là 2,9 trong khi đó những cừu cùng lứa tuổi có điểm thể trạng thấp 2,7 thì có thời kỳ không động dục dài hơn.