Tính trạng sinh sản ở cừu có hệ số di truyền thấp, biểu hiện kiểu hình rời rạc
nên khó áp dụng các biện pháp chọn lọc. Hệ số di truyền (h2) cho số con trên lứa
thấp 0,17; 0,11 và 0,06 (Abegaz và cs., 2002) còn hệ số di truyền (h2) của tuổi dậy
thì cũng rất thấp và giao động 0,1 đến 0,26 (Petrović, 2000). Thành công trong chọn lọc về sinh sản ở cừu liên quan đến khả năng sinh sản và phụ thuộc rất nhiều vào đa dạng di truyền của các thành phần sinh sản (Petroviće và cs., 1997, 2001, 2002, 2007).
Tuy vậy, áp dụng chọn lọc theo giá trị giống ước tính (Estimated breeding value-EBV) về số con sinh ra/mùa ở cừu cũng đã được tác giả (Al-Shorepy và Notter, 1997) thực hiện và đã cho ra những kết quả bước đầu. Kết quả này cho thấy tăng số cừu sinh ra/lứa đẻ có thể được cải thiện bằng chọn lọc.
Gần đây, bằng công nghệ sinh học phân tử, một số nhóm nghiên cứu (Mulsant và cs., 2001; Souza và cs., 2001; Wilson và cs., 1986) đồng thời phát hiện ra rằng sự di truyền về khả năng sinh sản cao quan sát thấy ở cừu Booroola Merinos là kết quả của một đột biến ở gen 1B receptor (BMPR- 1B). Một đột biến khác ở gen BMP15 hay gen (DF9B) chịu trách nhiệm cho khả năng sinh sản cao ở cừu Inverdale cũng đã được Galloway và cs., 2000 phát hiện. Tiếp sau các nghiên cứu trên, gen chính chịu trách nhiệm về khả năng sinh sản cao ở cừu được phát hiện ở nhiều địa điểm và trên các giống cừu khác (Davis và cs., 2001).
Bảng 2.3: Hai gen chính qui định khả năng sinh sản cao ở cừu (Davis, 2004)
Gen Địa điểm Allele Nhiễm sắc thể Giống cừu
BMPR-1B Booroola FecBB 6 Merino BMP15 Inverdale FecXI X Romney BMP15 Hanna FecXH X Romney BMP15 Belclare FecXB X Belclare BMP15 Galway FecXG X Belclare và
Cambridge Woodlands FecX2W X Coopworth Lacaune FecLL 11 Lacaune
Các kết quả này đã mở ra một hướng đi mới trong chọn lọc về khả năng sinh sản ở cừu, đó là chọn lọc với trợ giúp của các marker (Marker assisted selection). Có thể nói một chương mới trong dự đoán và kiểm soát khả năng sinh sản của cừu đã bắt đầu.
Dù chọn lọc về khả năng sinh sản là khá khó khăn, ảnh hưởng của di truyền từ những con đực là khá rõ. Theo Štolc và cs. (2011) cừu đực đã có ảnh hưởng đến số con cai sữa, khối lượng sơ sinh (P< 0,05 và 0,001). Riêng số con sơ sinh không bị ảnh hưởng của con đực. Cũng theo Štolc và cs. (2011) sai khác về số con cai sữa do ảnh hưởng của con đực là 14,2%.
Để khắc phục việc hệ số di truyền về khả năng sinh sản thấp ở cừu, lai giữa các giống cũng là một giải pháp khả thi. Theo (Devendra, 1975) cho cừu địa phương Malaysia lai với cừu Dorset Horn đã làm tăng số con lên 1,5 con/lứa và khối lượng sơ sinh lên đến 2,1-2,3 kg/con. Tuy nhiên, do khả năng chịu nhiệt kém và thích ứng kém của cừu Dorset nên con lai không phát triển được (Devendra, 1975). Theo (Natasasmita, 1968) đã cho thấy thời gian mang thai là 147,5 và 149,9 ngày ở cừu Priangan, 150,3 ngày ở cừu đuôi béo và 149,0 ngày ở con lai của chúng.
Sự khác biệt về sinh sản tồn tại giữa các giống và kiểu gen ở cừu. Theo (Petrovic và cs., 2012) cừu Romanov thường có tỷ lệ đẻ rất cao so với cừu Pramenka (250% so với 110%). Còn theo (Djajanega và Rangkuti, 1989) khoảng cách lứa đẻ của cừu Java Garut mỏng đuôi, cừu Bogor và cừu đuôi béo tương ứng là 198 và 199 ngày và 250 ngày. Tuổi đẻ đầu tiên của cừu Java Garut mỏng đuôi, cừu Bogor và cừu đuôi béo tương ứng là khoảng 12 tháng, 11 tháng và 14 tháng (Djajanega và Rangkuti, 1989). Theo (Turner, 1977) cừu cái Merino Úc, ở Booroola đã cho 2,1 cừu con sinh ra/năm và ở Peppin đã cho 1,36 cừu con sinh ra/năm. Trong khi đó cừu cái Landraceewe Phần Lan sinh sản rất tốt ở Anh, đã sinh 2,0; 3,0 và 3,3 cừu con sinh ra/năm lúc một, hai và ba tuổi (Donald và Read, 1976).