Khối lượng sinh trưởng của cừu Phan Rang qua các tháng tuổi

Một phần của tài liệu nghiên cứu sinh trưởng, sinh sản, cho thịt và một số giải pháp nâng cao năng suất thịt của cừu phan rang (Trang 66 - 71)

Khối lượng sơ sinh là một tính trạng chịu ảnh hưởng di truyền của phẩm giống, các giống khác nhau có khối lượng sơ sinh khác nhau, khối lượng sơ sinh chịu ảnh hưởng số con sinh ra/lứa và lứa đẻ (Josefina và Combelle, 1980; Gonzalez, 1972; Valencia và cs., 1975). Khối lượng sơ sinh của cừu con còn chịu ảnh hưởng khối lượng mẹ lúc đẻ (Gonzalez, 1972). Khối lượng sơ sinh là một tính trạng phụ

thuộc vào giống đực tham gia nhân giống. Khối lượng sơ sinh cao thường di truyền theo chiều hướng giống cừu cao sản. Theo kết quả của (Devendra và Faylon, 1989) giống cừu địa phương Philipine có khối lượng sơ sinh: 2,5; 2,0kg (đực và cái), (theo Pradhan, 1989) khối lượng sơ sinh của các giống cừu Nepan là Tibetian, Barwal, Kage, Lampuchhre lần lượt: 2,2; 2,4; 2,6 và 1,6-2,0kg. Qua đó chúng tôi thấy rằng giống cừu Phan Rang có khối lượng sơ sinh lớn hơn các giống cừu Lamuchhre, Tibetian của Nepan và có khối lượng tương đương với các giống nhiệt đới khác trong khu vực. Theo (Tibbo, 2006) khối lượng sơ sinh cừu Horro (Ethiopia) con đực 2,35 kg tương đương cừu đực Phan Rang (2,38 kg); con cái 2,26 kg có thấp hơn cừu cái Phan Rang (2,34 kg). Tuy nhiên khối lượng 3; 12 tháng tuổi của cừu Horro (Ethiopia) lần lượt đối với đực, cái tương ứng là 8,55 và 8,93 kg ; 15,5 và 16,8 kg đều thấp hơn cừu Phan Rang nuôi ở Ba Vì và Ninh Thuận 3 tháng tuổi tương ứng đối với cừu đực, cái là 13,02 và 12,04 kg, ở 12 tháng tuổi tương ứng là 23,34 và 21,02 kg.

Theo (Lê Viết Ly và cs., 1994) cừu Phan Rang nuôi ở Ninh Thuận có khối lượng lúc sơ sinh trung bình là 2,2 kg. (Đinh Văn Bình và Nguyễn Kim Lin, 2007) cho rằng cừu đực và cừu cái Phan Rang ở đời bố mẹ nuôi tại Ba Vì có khối lượng sơ sinh là 2,43 kg, ở đời con là 2,45 kg. Kết quả của chúng tôi cừu ở Ba Vì (2,32kg) và Ninh Thuận (2,41kg) đều nằm trong khoảng dao động trên. Sở dĩ có được kết quả khá ổn định trong nhiều năm qua về khối lượng sơ sinh của trên cừu Phan Rang nuôi tại Ninh Thuận và Ba Vì là do kết quả chọn lọc và nuôi dưỡng đàn cừu giống tại Trung tâm ngày càng tốt hơn. Kết quả nghiên cứu của (Đinh Văn Bình và Ngô Thành Vinh, 2010) cho biết khối lượng sơ sinh của cừu đực và cừu cái nuôi tại nông hộ ở Ninh Thuận và các tỉnh Ninh Bình, Hải Dương, Quảng Ninh là như nhau dao động từ 2,2 kg và 1,9 kg thấp hơn với kết quả nghiên cứu trên cừu nuôi ở hai trại Ba Vì và Ninh Thuận. (Đoàn Đức Vũ, 2006) thấy rằng cừu đực và cừu cái Phan Rang nuôi tại Ninh Thuận có khối lượng sơ sinh lần lượt là 2,4 kg và 2,6 kg, cao hơn so với cừu Phan Rang nuôi tại Ba Vì và Ninh Thuận. Sở dĩ có sự chênh lệch khác nhau về khối lượng sơ sinh của cừu Phan Rang tại các vùng khác nhau, cũng như thời

gian nghiên cứu khác nhau, chế độ nuôi dưỡng khác nhau cho nên đã ảnh hưởng đến khác nhau về khối lượng sơ sinh. Vấn đề đặt ra là cần phải nâng cao chất lượng đàn cừu nền, cần cải tiến chế độ chăm sóc nuôi dưỡng đối với cừu cái nuôi con để đảm bảo nguồn sữa cung cấp cho cừu con trong thời kỳ bú sữa, nhằm phát huy tác dụng của các tính trạng sinh trưởng ở cừu con .

Theo kết quả của (Đinh Văn Bình và Ngô Thành Vinh, 2010) cho thấy khối lượng trung bình của cừu đực và cái Phan Rang 3 tháng nuôi tại các nông hộ ở Ninh Thuận và ở ba tỉnh Ninh Bình, Hải Dương, Quảng Ninh lần lượt là, con đực 12,4; 11,5; 12,4; 12,5 kg và con cái: 10,2; 10,4; 10,6; 10,8 kg. Kết quả này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi (13,10; 12,23 kg) trên cừu Phan Rang nuôi ở hai trại, bởi vì cừu con đi theo mẹ khi chăn thả đang ở trong giai đoạn bú sữa, bãi chăn thả ở xa, việc chăn sóc chưa đầy đủ, lượng thức ăn trên đồng cỏ không nhiều cho nên ảnh hưởng đến sinh trưởng của cừu con trong giai đoạn này. (Lê Viết Ly, 1994) công bố cừu Phan Rang nuôi ở Ninh Thuận có khối lượng lúc 3 tháng tuổi là 13,98 kg. Đinh Văn Bình và cs. (2009) thấy rằng cừu đực và cừu cái Phan Rang đời bố mẹ nuôi tại Ba Vì có khối lượng lúc 3 tháng tuổi lần lượt là 14,48 kg và 13,36 kg. Theo (Trần Quang Hân, 2007) cho biết cừu đực và cừu cái nuôi tại Tây Nguyên tương ứng là 14,96 kg và 13,59 kg, đều có giá trị cao hơn so với kết quả nghiên cứu. Sự khác nhau là do phương thức nuôi ở các vùng là khác nhau. Ở Ninh Thuận nuôi theo phương thức chăn thả là chủ yếu, còn ở Ba Vì nuôi theo phương thức bán chăn thả có bổ sung thức ăn tại chuồng. Điều khác biệt nữa có thể là yếu tố con giống (do các đề tài của các tác giả trên đã chọn lọc đàn giống từ một số trang trại nuôi cừu trong tỉnh cho nên có tiềm năng sinh trưởng cao hơn). Khối lượng cai sữa là tính trạng có hệ số di truyền cao, khối lượng cai sữa phản ánh chất lượng giống, chế độ nuôi dưỡng chính vì vậy ở thời điểm 3 tháng tuổi cừu cái nuôi ở Ninh Thuận lớn hơn nuôi ở Ba Vì về mặt giá trị nhưng sự sai khác chưa rõ rệt.

Theo (Đinh Văn Bình và Ngô Thành Vinh, 2010) cừu đực và cái Phan Rang nuôi ở các nông hộ tại Ninh Thuận và 3 tỉnh Ninh Bình, Hải Dương, Quảng Ninh có

lượt: 14,9; 14,9; 13,2; 13,2 kg. Kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu trên cừu Phan Rang cùng được nuôi ở Ninh Thuận và Ba Vì (con đực: 17,83 và con cái 16,58 kg). Sở dĩ có các kết quả sinh trưởng khác nhau ở các giai đoạn nghiên cứu khác nhau là do sinh trưởng của cừu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: khí hậu, phương thức nuôi, chế độ nuôi dưỡng (Lê Viết Ly, 1991; Đinh Văn Bình và cs., 2009; Đoàn Đức Vũ và cs., 2006).

(Đinh Văn Bình và Ngô Thành Vinh, 2010) thấy rằng cừu nuôi ở Ba Vì ở thế hệ 3 không có sự khác nhau về khối lượng từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi, khối lượng con đực tương ứng: 18,55; 29,32 kg; con cái: 16,83; 24,95kg đều tương đương với cừu nuôi ở Ninh Thuận. Còn về cừu đực và cừu cái Phan Rang nuôi tại các hộ ở Ninh Thuận và 3 hộ ở Ninh Bình, Hải Dương, Quảng Ninh cừu 9 tháng tuổi có khối lượng lần lượt con đực là 22,03; 20,8; 19,3; 19;5 kg và con cái 19,13; 18,3; 19,3; 19,5 kg có sự khác nhau rõ rệt so với kết quả của chúng tôi bảng 3.2. Theo kết quả nghiên cứu (Đoàn Đức Vũ, 2006) lúc 9 tháng tuổi cừu cái là 20,7 kg tương đương khối lượng nghiên cứu về cừu cái nuôi ở hai trại Ninh Thuận và Ba Vì có khối lượng không khác nhau.

Theo kết quả của (Đinh Văn Bình và Ngô Thành Vinh, 2010) về khối lượng lúc 12 tháng tuổi của cừu đực Phan Rang nuôi tại các hộ ở Ninh Thuận trung bình là 28,67 kg cao hơn cừu nuôi ở 3 tỉnh Ninh Bình, Hải Dương, Quảng Ninh lần lượt là 26,6; 27,4 và 26,5 kg nhưng thấp hơn so với kết quả nghiên cứu trên cừu đực Phan Rang (29,53 kg) nuôi ở hai trại Ninh Thuận và Ba Vì. Còn về cừu cái ở các hộ Ninh Thuận có khối lượng trung bình 26,8 kg cao hơn khối lượng cừu cái nuôi ở 3 hộ thuộc ba tỉnh trên lần lượt là: 24,5; 25,5 và 24,3 kg lúc 12 tháng tuổi. Còn về khối lượng cừu cái (24,74 kg) trong nghiên cứu tuy có khác nhau về giá trị nhưng không có sự sai khác nhiều.

Theo tác giả (Berhanu Bela và Aynalem Haile, 2011) đối với cừu (nhiệt đới) ở Ethiopia có khối lượng sơ sinh (đực, cái) là 2,53 và 2,41 kg; đến 6 tháng tuổi là 18,6 và 17,5 kg và khi 12 tháng tuổi là 28,3 và 25,7 kg, so với cừu Phan Rang khối

lượng sơ sinh (đực, cái) là 2,38 và 2,34 kg, ở 6 tháng là 17,83 và 16,58 kg, và 12 tháng là 29,53 và 24,74 kg thì các giai đoạn tháng tuổi đều có giá trị về mặt khối lượng tương đương nhau. Tuy nhiên giống cừu bản địa nhiệt đới thường không có sự chênh lệch nhiều về khối lượng.

Về một số giống cừu trong khu vực, theo tác giả (Pradhan, 1989) cừu trưởng thành giống Tibetian, Barwal, Kage, Lampuchher cân nặng lần lượt: 29,8; 32; 23,7 và 20-40kg; cũng theo tác giả một số giống cừu lai ½ (Polwarth x Kage); ¾ (Polwarth x Kage); ½ (Borderleicerter x Kage); ½ (Rambuillet x Kage) có khối lượng lần lượt: 28,7; 29,2; 30,5 và 28,6 kg. Theo kết quả của (Devendra và Faylon, 1989) giống cừu địa phương Philipine, cừu thuần Babados Blackbelly và lai Babados Blackbelly lúc trưởng thành (đực, cái) có khối lượng: 31,8-25,41 kg; 46,83- 30,92 kg; 38,83- 28,59 kg, các giống cừu địa phương đều có tầm vóc nhỏ trung bình thậm chí còn nhỏ hơn cừu Phan Rang, tuy nhiên, các giống lai ở các cặp lai sử dụng giống có tầm vóc lớn cho lai với các giống địa phương đã cải thiện tầm vóc đáng kể.

Khi so sánh với giống cừu bản địa (đực, cái) như cừu Horro (Ethiopia), theo (Tibbo và cs., 2006) chiều đo 12 tháng tuổi là vòng ngực 58,0 và 58,1 cm; cao vây 59,9 và 59,2 cm; dài thân chéo 58,1 và 57,6 cm; các chỉ tiêu kích thước cơ thể đều thấp hơn nhiều so với giống cừu Phan Rang nuôi ở hai vùng (bảng 1) điều này chứng tỏ chiều đo đánh giá sinh trưởng cừu Phan Rang dài hơn cừu Horro (Ethiopia) có thể khối lượng cừu Phan Rang lớn hơn giống cừu Horro. Theo (Faylon, 1989) trên cừu bản địa Philipin có chiều đo dài chân chéo, cao vây và vòng ngực lần lượt là 58,01; 57,57 và 72,04 cm có khối lượng 28,6 kg. Qua đó cho thấy chiều đo dài thân chéo và cao vây của cừu Phan Rang (66,31; 62,86 cm) có số đo dài hơn cừu Philippin nhưng chiều đo vòng ngực 72,58 cm là tương đương nhau, tuy về khối lượng có thấp hơn không nhiều so với cừu Philipin. Tác giả cũng cho rằng có thể dự đoán khối lượng cừu gần đúng dựa vào các chiều đo vòng ngực, dài thân chéo và cao vây.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sinh trưởng, sinh sản, cho thịt và một số giải pháp nâng cao năng suất thịt của cừu phan rang (Trang 66 - 71)