Kết quả nuôi vỗ béo cừu lúc 9 tháng tuổi

Một phần của tài liệu nghiên cứu sinh trưởng, sinh sản, cho thịt và một số giải pháp nâng cao năng suất thịt của cừu phan rang (Trang 97 - 99)

5.3.2.1. Khả năng tăng khối lượng của cừu

Khả năng tăng khối lượng của cừu trong thời gian thí nghiệm được trình bày ở bảng 5.8. Kết quả cho thấy không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về khối lượng cừu ở các lô khi kết thúc thí nghiệm (lô KP1 là 26,43 kg; lô KP2 là 27,72 kg và lô KP3 là 28,4 kg). Tuy nhiên, có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) về tăng khối lượng tương đối cả kỳ của cừu nuôi lô KP1 và lô KP3 (7,32kg so với 9,47kg), trong khi đó không thấy có sai khác giá trị này khi so sánh giữa KP1 và KP2 (7,32 kg và 8,67kg) cũng như giữa lô KP2 và lô KP3 (8,67kg và 9,47kg).

Có sự khác nhau (P<0,05) về tăng khối lượng bình quân 4 tuần đầu (g/con/ngày) giữa các lô, thấp nhất ở lô KP1 là 136,42g; tiếp theo lô KP2 là 176,78g và cao nhất ở lô KP3 là 183,92 g/con/ngày. Ở 4 tuần thí nghiệm tiếp sau tăng trọng (g/con/ngày) ở các lô có xu hướng giảm so với 4 tuần trước, nhưng quy luật cũng tương tự như 4 tuần trước đó là cao nhất thấy ở cừu nuôi lô KP3 (153,57 g/ngày), tiếp theo ở lô KP2 (132,85 g/ngày) và thấp nhất lô KP1(125,0 g/ngày).

Bảng 5.8: Ảnh hưởng của khẩu phần ăn đến khả năng tăng khối lượng của cừu

Chỉ tiêu theo dõi KP1 KP2 KP3 SEM P

Số con 5 5 5

Thời gian thí nghiệm (tuần) 8 8 8

Khối lượng đầu kỳ (kg) 19,10 19,05 18,93 0,4977 0,968 Khối lượng sau 4 tuần đầu (kg) 22.93 24.00 24.10 0.7139 0.466 Tăng KL bình quân 4 tuần đầu

(g/con/ngày) 136,42a 176,48ab 183,92b 0.2965 0.023 Khối lượng 4 tuần sau (kg) 26,43 27,72 28,40 0,7505 0,222 Tăng KL bình quân 4 tuần sau

(g/con/ngày) 125,00a 132,85ab 153,57b 0.1588 0.016 Tăng KL cả kỳ (kg) 7.32a 8.67ab 9.47b 0.4049 0.014 Tăng KL bình quân (g/ngày) 130,8a 154,9ab 169,2b 7,231 0,014

Ghi chú: Giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau trong cùng hàng thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05);

Bình quân tăng khối lượng hàng ngày cao nhất ở lô KP3 (169,2 g/ngày), tiếp theo ở lô KP2 (154,9 g/ngày) và thấp nhất ở lô KP1 (130,8 g/ngày), giữa các lô có sự sai khác (P<0,05).

Tăng khối lượng cơ thể trong thời gian vỗ béo cũng có chiều hướng tăng theo tỷ lệ thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần, cao nhất ở lô KP3 (50% cỏ + 50% thức ăn hỗn hợp) và thấp nhất ở lô KP1 (70 % cỏ + 30 % thức ăn hỗn hợp).

5.3.2.2. Lượng thức ăn ăn vào và hiệu quả sử dụng thức ăn của cừu

Kết quả lượng thức ăn ăn vào và hiệu quả sử dụng thức ăn của cừu thí nghiệm trình bày ở bảng 5.9 cho một số nhận xét như sau:

Không có sự khác nhau (P>0,05) về lượng vật chất khô ăn vào (kg/con/ngày) giữa lô KP2 và lô KP3 nhưng khi so sánh chỉ tiêu này giữa lô KP1 với 2 lô KP2 và KP3 có sự khác nhau (P<0,05). Nhìn chung, khi đưa thức ăn hỗn hợp vào khẩu phần với các tỷ lệ khác nhau nuôi vỗ béo cừu 9 tháng tuổi đều cho thấy lượng vật chất khô ăn vào hàng ngày, tổng năng lượng thu nhận đều tăng lên theo chiều hướng tăng của tỷ lệ thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần, tức là cao nhất ở lô KP3 (50% cỏ + 50% thức ăn hỗn hợp) và thấp nhất ở lô KP1 (70 % cỏ + 30 % thức ăn hỗn hợp).

Có sai khác về lượng vật chất khô ăn vào tính theo (%) khối lượng cơ thể giữa các lô thí nghiệm (P<0,05), cao nhất ở lô KP3 (4.57%), tiếp theo lô KP2 (4,48%) và thấp nhất lô KP1 (4.45%). Điều này phù hợp với khả năng tăng trọng của cừu được trình bày ở bảng 5.8.

Bảng 5.9: Ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm đến khả năng thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của cừu

Chỉ tiêu theo

dõi Đơn vị tính KP1 KP2 KP3 SEM P VCK ăn vào kg/con/ngày 1,00a 1,04b 1,06b 0,0088 <0,001 VCK ăn vào kg/100 kg KL cơ thể) 4,45a 4,48b 4,57c 0,0074 <0,001 ME ăn vào MJ/con/ngày 8,69a 9,11b 9,32b 0,0483 <0,001 Tiêu tốn thức ăn Kg 7,87a 6,85ab 6,42b 0,2864 0,016

Ghi chú: Giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau trong cùng hàng thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05);

Tổng năng lượng (ME) ăn vào (MJ/con/ngày) ở lô KP2 và KP3 là tương tự nhau, trong khi lô KP1 (8,69MJ) có sự sai khác so với lô KP2 (9,11 MJ) và lô KP3 (9,32MJ).

Tiêu tốn thức ăn (kg VCK/ Kg tăng khối lượng) cũng có sự khác nhau giữa các lô, cao nhất là lô KP1 (7,87kg) tiếp theo là lô KP2 (6,85kg) và thấp nhất lô KP3 (6,42kg).

Qua kết quả của thí nghiệm cho thấy để vỗ béo cừu 2 tháng đảm bảo mức tăng khối lượng 130 -169 gam/ con/ngày, tiêu tốn thức ăn vào khoảng 6,4 -7,8 kg chất khô/kg tăng khối lượng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sinh trưởng, sinh sản, cho thịt và một số giải pháp nâng cao năng suất thịt của cừu phan rang (Trang 97 - 99)