Về đặc điểm tỷ lệ thịt xẻ và các bộ phận nội tạng

Một phần của tài liệu nghiên cứu sinh trưởng, sinh sản, cho thịt và một số giải pháp nâng cao năng suất thịt của cừu phan rang (Trang 106)

Tỷ lệ thịt tinh (%) so với kết quả mổ khảo sát của (Đinh Văn Bình và Nguyễn Kim Lin, 2007) cho thấy ở lô KP1(31,71%) tương đương tỷ lệ thịt tinh của cừu thế thệ 1 (32,05%), ở thế hệ 3 (31,7%) cao hơn tỷ lệ thịt tinh cừu thế hệ 2 (30,67%) . Ở lô KP2 tỷ lệ thịt tinh (32,08%) cao hơn tỷ lệ thịt tinh cừu thế hệ 2 (30,67%) nhưng tương đương với tỷ lệ thịt tinh của thế hệ 1 và thế hệ 3.

Tỷ lệ % phần đầu ở các lô KP1; KP2; KP3 lần lượt: 6,33; 6,63; 4,83% thấp hơn so với kết quả của (Đinh Văn Bình và Nguyễn Kim Lin, 2007) ở 3 thế hệ 9 tháng tuổi lần lượt thế hệ 1;2;3 là: 7,07; 6,37;7,12% có thể do tháng tuổi khác nhau khi mổ khảo sát. Khi so sánh tỷ lệ da lông ở 3 lô KP1; KP2; KP3 lần lượt: 9,31; 9,93; 8,29% so với kết quả tỷ lệ da lông trên 3 thế hệ cừu lần lượt: 7,21;7,17; 7,55% thấp hơn kết quả trong nghiên cứu này. Tỷ lệ xương % ở 3 lô thí nghiêm KP1; KP2; KP3 lần lượt: 12,3; 11,74, 11,84% so với kết quả của (Đinh Văn Bình và Nguyễn

Kim Lin, 2007) tỷ lệ xương của cừu 9 tháng tuổi ở 3 thế hệ lần lượt: 11,54; 11,11; 11,39% tương tự nhau chỉ có lô KP1 có tỷ lệ cao hơn.

Theo kết quả mổ khảo sát của (Đinh Văn Bình và Nguyễn Kim Lin, 2007) trên cừu ở 3 thế hệ lúc 9 tháng tuổi khối lượng dao động 22.3 kg đến 22.5kg, khối lượng này thấp hơn khối lượng mổ khảo sát của chúng tôi ở giai đoạn 9 tháng tuổi lần lượt KP1; KP2; KP3 là: 26.41; 27.74; 28.4 kg. Tỷ lệ thịt xẻ cao nhất lô KP3 (45.11%), lô KP2 (44.17 %) và thấp hơn là KP1 (42.73%). Lô ăn KP1 tương đương tỷ lệ thịt xẻ cừu ở thế hệ 3 (40.5%) nhưng thấp hơn cừu thế hệ 1 (43.6%) cao hơn ở thế hệ 2 (40.7%). Còn lô ăn KP2 và KP3 tỷ lệ thịt xẻ đều cao hơn so với kết quả mổ khảo sát của 3 thế hệ cừu của (Đinh Văn Bình và Nguyễn Kim Lin, 2007) có thể do cừu được nuôi bằng khẩu phần vỗ béo, khối lượng giết mổ lớn hơn cho nên có tỷ lệ thịt xẻ khác nhau. Theo (Sultana và cs., 2010) cừu ở Banglades ở độ tuổi 9-12 tháng tuổi có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn độ tuổi <9 tháng. Các tỷ lệ phần đầu kết quả của chúng tôi đều thấp hơn nhưng tỷ lệ da lần lượt: 9.55; 10.32; 10.0% cao hơn nhiều so với kết quả mổ khảo sát trên cừu ở 3 thế hệ (Đinh Văn Bình và Nguyễn Kim Lin, 2007). Cũng theo (Sultana và cs., 2010) tỷ lệ % máu cừu bản địa ở giai đoạn 6-9 tháng tuổi, 9-12 tháng tuổi và 12-15 tháng tuổi không có sự khác nhau về tỷ lệ máu phù hợp với kết quả của chúng tôi, tỷ lệ da đối với cừu bản địa Banglades ở độ tuổi 6-9 tháng tuổi (8.7%) và 9-12 tháng tuổi (8,0%) có sự khác nhau so với tỷ lệ da của 3 lô mổ khảo sát đều có tỷ lệ cao hơn (bảng 5.7 và 5.10) nhưng so tỷ lệ da của cừu Shahabade - Ấn Độ (Sandip Banerjee, 2011) là 10,16% tương đương kết quả của 3 lô mổ khảo sát của thí nghiệm này. Còn về tỷ lệ thịt xẻ kết quả mổ khảo sát của ba nhóm KP1; KP2 và KP3 đều có tỷ lệ cao hơn so với cừu Shahabade (39,07%), khối lượng giết mổ 15,46 kg ở tháng tuổi <6 tháng. Sự khác nhau này do tháng tuổi khác nhau và khối lượng giết mổ, cho nên tỷ lệ thịt xẻ khác nhau tháng tuổi nhiều hơn thì tỷ lệ thịt xẻ cao hơn. Khối lượng giết thịt khác nhau thì tỷ lệ thịt xẻ khác nhau.

(Sandip Banerjee, 2011; Abdul Aziz và cs., 1999 cho rằng tỷ lệ thịt xẻ cừu cái không khác nhau nhưng cừu đực nuôi bằng chăn thả ăn cỏ tự nhiên có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn cừu được ăn thức ăn bổ sung. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của

(Mioè và cs., 2007) khi nuôi cừu Shahabade bổ sung 30% bánh dầu ô liu. Theo (Dani và cs., 1985) tỷ lệ thịt xẻ phụ thuộc vào khối lượng giết mổ và có thể thay đổi từ 37 đến 45%, tỷ lệ thịt xẻ của cừu Phan Rang cũng nằm trong giới hạn này. Kết quả của (Sandip Banerjee, 2011) cũng phù hợp với nhận xét của (Gopalkrishnan và Morleymohanlal, 1985; Roque và cs.,1999) trên cừu Madras đỏ và cừu Coimbatore. (Bhat và cs., 1978) cho rằng cừu Chokla có tỷ lệ thịt xẻ tương tự như báo cáo (Roque và cs., 1999) trên cừu Romanov, giống khác nhau thì có tỷ lệ thịt xẻ khác nhau, tuy nhiên có thể nâng cao tỷ lệ thịt xẻ bằng nuôi dưỡng và quản lý. Theo (Srivastava và Roy, 1971) tính trạng thịt đối cừu ăn cỏ tự nhiên sinh trưởng chậm và có tỷ lệ bộ phận nội tạng lớn hơn cừu ăn thức ăn bổ sung. Theo (Gaili và cs., 1972) phương pháp cắt thịt hay lọc thịt do nhiều người thực hiện cũng làm ảnh hưởng đến tỷ lệ thịt xẻ và gia súc không nuôi vỗ béo có tỷ lệ thịt xẻ thấp hơn gia súc nuôi vỗ béo.

Theo (Alper Yilmaz, 2009) các giống cừu của vùng Tây Bắc-Turkey như Merio, Ramlic, Kivicik, Chios và Imroz nuôi vỗ béo ở gia đoạn 6 tháng tuổi có tỷ lệ % phần đầu lần lượt là 6,10; 6,1; 5,9; 6,56; 6,3 % và tỷ lệ da lần lượt là 11,14; 11,49; 9,76; 10,58 và 10,89%. Kết quả này cũng tương đương với kết quả nuôi vỗ béo cừu Phan Rang.

Các giá trị liên quan tỷ lệ đầu theo (%) khối lượng sống không thay đổi nhiều giữa giới tính và nhóm tuổi, các giá trị thu được theo (Sandip Banerjee, 2011) thấp hơn so với kết quả của (Charray và Leif, 1992) ở cừu đen đầu Ogaden và cừu Washera. Theo (Tafa và cs., 2009) tỷ lệ đầu của cừu đực, cái < 1 năm tuổi lần lượt là 9,8; 9,89%; khối lượng thịt xẻ 10,9kg và 11 kg; tỷ lệ (%) da và chân lần lượt là 16,7; 16,9% cho cừu Arsi Bale ở phía Nam Ethiopia. Theo (Kefyalew Berihun, 2013) tỷ lệ thịt xẻ cho cừu đực cái Arsi Bale lần lượt là 45,28 và 44,31%. Kết quả cho cừu dưới 1 năm tuổi không khác nhau, ở độ tuổi 1- 2 năm lần lượt 45,98; 43,13%, không khác nhiều so với kết quả ở bảng 5.5. Còn về tỷ lệ da và chân đối với cừu đực, cừu cái dưới 1 năm tuổi, dưới 2 năm tuổi cũng tương tự như kết quả của chúng tôi.

Các giá trị khối lượng thu được thấp hơn có thể do ảnh hưởng nuôi dưỡng cừu trên đồng cỏ tự nhiên không bổ sung thêm thức ăn (Tafa và cs., 2009). Theo (Kefyalew Berihun, 2013) cho rằng tỷ lệ khối lượng đầu của cừu Arsi Bale cao hơn so với kết quả của (Banerjee và Mousa, 2011) trên cừu Shahabade có tỷ lệ đầu là 7,05%, tỷ lệ da 10,16%, tỷ lệ xương 9,56%, tỷ lệ ruột 9,39% và tỷ lệ thịt xẻ 39,07%. So sánh tỷ lệ đầu, tỷ lệ da của cừu Shahabade - Ấn Độ, cừu Phan Rang có tỷ lệ thấp hơn. So sánh tỷ lệ xương, tỷ lệ thịt xẻ, cừu Phan Rang có các tỷ lệ này cao hơn. Điều này có thể do giống khác nhau thì có tỷ lệ khác nhau.

Khối lượng của da, lông phụ thuộc vào giống cừu và kiểu lông phủ ngoài ngắn nhẹ hơn so với cừu cho lông. Da của động vật nhai lại nhỏ là rất quan trọng ở Ethiopia (Abadi, 2000; Mahmud, 2000; Abebe và cs., 2010). Tỷ lệ % về khối lượng da ở cừu Shahabadi trưởng thành tương tự như cừu Awassi và cừu lai (Awassi X Romanov) nuôi ở Jordan (Mousa, 2011; Sandip Banerjee, 2011; Momani Shakeret và cs., 2002). Tỷ lệ (%) da phù hợp với các kết quả thu được của (Gopal Krishna và Morleymohandas, 1985) trên cừu đực cho Nellore và Mandya và cừu ở vùng Nam Ấn Độ. Tỷ lệ (%) thịt xẻ phụ thuộc vào khối lượng giết mổ và có thể dao động từ 37-45% kết quả này cũng sát với kết quả trên cừu Red Madras Coimbatore (Bhat và cs., 1978, Chokla Roque và cs., 1999. Romanov Gaili và cs., 1972) cũng cho rằng cừu không nuôi vỗ béo thì toàn bộ đầu, da, chân, lông, tiết có tỷ lệ phần trăm thấp hơn so với những cừu đã được vỗ béo.

Các giá trị khác nhau cho rằng có thể là do sự khác biệt về giống cừu (Mousa, 2011). Tỷ lệ da, lông, đầu, chân, tiết của cừu đực, cái ở các nhóm tuổi khác nhau được (Kefyalew Berihun, 2013) đánh giá thấp hơn so với kết quả của Snowder và cs., 1994 cho các giống cừu Rambouillet, Targhee, Columbia và Polypay. Theo (Mioè và cs., 2007; Burke và Apple, 2007; Abd El-AAL và Suliman, 2008) giống cừu Katahdin có các chỉ tiêu trên đều thấp hơn so với Dorper và Sufflok. (Banerjee, 2011) cho rằng tỷ lệ da lông các giống khác nhau thì khác nhau và có ảnh hưởng đến sản lượng da lông.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sinh trưởng, sinh sản, cho thịt và một số giải pháp nâng cao năng suất thịt của cừu phan rang (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w