Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến khối lượng cơ thể và thành phần thân thịt của cừu

Một phần của tài liệu nghiên cứu sinh trưởng, sinh sản, cho thịt và một số giải pháp nâng cao năng suất thịt của cừu phan rang (Trang 34 - 36)

của cừu.

Mức dinh dưỡng là yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình tích lũy chất béo trong cơ thể động vật, mức dinh dưỡng cao giúp giết mổ cừu sớm trong khi mức

dinh dưỡng thấpkéo dài thời gian cừu có thể được giết mổ. Nghiên cứu của (Villete

và Theriez, 1981) cho thấy khối lượng sơ sinh có tác động gián tiếp đến tỷ lệ thịt xẻ, ảnh hưởng đến tuổi giết mổ, đồng thời khối lượng sơ sinh tương quan chặt chẽ với dinh dưỡng. Theo hai tác giả này tăng 1 kg khối lượng khi sinh giảm được thời gian nuôi đến khi giết mổ 13 ngày. Đây là biện pháp lựa chọn để duy trì sinh trưởng đàn cừu trên đồng cỏ chất lượng để sản xuất thịt có số lượng và chất lượng tốt hơn (Thatcher và Gaunt, 1992).

Mỡ chỉ được tích lũy khi sẵn có các chất dinh dưỡng dư thừa. Theo (Gatenby, 1986) mức dinh dưỡng cao hoặc thấp sẽ dẫn đến các khác biệt về khả năng tăng trưởng, chất béo tích tụ cơ thể cừu. Trong đánh giá thành phần thân thịt, tỷ lệ phần trăm thịt xẻ là một đặc điểm quan trọng. Theo (Ruvuna và cs., 1992) tỷ lệ phần trăm thịt xẻ bị ảnh hưởng bởi giống, tuổi, thiến và cũng bị ảnh hưởng lớn bởi thức ăn và mức độ tích lũy chất béo. Họ cũng đã thông báo rằng tỷ lệ thịt tinh và chất béo trong thịt tăng theo tuổi trong khi tỷ lệ xương giảm. (Gruszecki và cs., 1994) cho rằng cừu Ba Lan và con lai của nó, có khối lượng giết mổ khoảng 38-40 kg, tỷ lệ thịt tinh khoảng 61-63 %, chất béo 17-20 % và xương 19-22 %. (Streitz và

cs., 1994) cũng cho rằng tỷ lệ thịt tinh và chất béo tương ứng là 62,4 % và 16,8% đối với cừu dưới 30 kg và 58,2% và 3,6% tương ứng đối với những cừu trên 30 kg.

Khả năng sản xuất của gia súc nhai lại phụ thuộc nhiều yếu tố như dinh dưỡng, sức khỏe, di truyền học, khí hậu và quản lý trong đó dinh dưỡng đóng một

vai trò quan trọng (Seyoum và cs., 1989). Theo (Searle và cs., 1972) cho thấy dinh

dưỡng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và thành phần cơ thể. Trong thí nghiệm nuôi cừu sinh trưởng của các tác giả trên đã sử dụng 30 cừu lai được chia làm hai nhóm, một nhóm được cho ăn hạn chế còn nhóm kia được cho ăn tự do, kết quả cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm về tăng khối lượng, tiêu tốn năng lượng, protein/kg tăng trọng.

Mùa sinh của cừu đã được tìm thấy có một số ảnh hưởng đến tỷ lệ thành phần hóa học chính của cơ thể. Nói chung, cơ thể của những con cừu sinh ra vào mùa mưa, có thức ăn đầy đủ, thường có nhiều chất béo hơn và ít protein hơn so cừu sinh ra trong mùa khô. Mặc dù sự khác biệt giữa cừu sinh ra trong các mùa khác nhau là không có ý nghĩa, nuôi dưỡng trong mùa mưa có lợi thế là cừu có thể duy trì tình trạng cơ thể tốt trong suốt thời kỳ tăng trưởng (Enyew, 1999).

Giống có ảnh hưởng đáng kể đến thành phần thân thịt (Taylor và cs., 1989) vì thế việc lựa chọn các giống có tính trạng mà chúng ta mong muốn là rất quan trọng. (Berg và Walters, 1983) cho rằng ở động vật sản xuất thịt, tỷ lệ cơ bắp/ khối lượng sống là một chỉ số hiệu suất có giá trị và do các khác biệt về di truyền qui định. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến tỷ lệ phần trăm nạc là khối lượng thân thịt,

cấu tạo cơ, phương pháp mổ, phương pháp đo khối lượng cơ bắp (Walstra và de

Greef, 1995). Kiểu mô sinh trưởng và sự thay đổi thành phần hóa học của cơ thể chịu rất nhiều ảnh hưởng tác động của môi trường và di truyền (Orr, 1982). Theo các tác giả trên, động vật cùng loài khác nhau về kích thước cơ thể trưởng thành và khối lượng cũng khác nhau về thành phần thịt xẻ. Sự tích lũy chất béo được cho là bắt đầu tương đối chậm và tăng mạnh ở giai đoạn vỗ béo (Berg và Walters, 1983). Các tác giả cũng cho rằng có sự khác biệt di truyền trong tích lũy chất béo trong nhiều giống do tiềm năng sinh trưởng khác nhau và tuổi trưởng thành.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sinh trưởng, sinh sản, cho thịt và một số giải pháp nâng cao năng suất thịt của cừu phan rang (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w