Ảnh hưởng đáng kể của việc quản lý trang trại đã được mô tả trong một số nghiên cứu của (Anel và cs., 2005; Paulenz và cs., 2002). Lập kế hoạch khoảng cách giữa hai lứa đẻ, lựa chọn cừu cái phù hợp để thụ tinh có thể cải thiện kết quả sinh sản (David và cs., 2008). Nhu cầu có một thời gian nghỉ ngơi cho cừu sau khi đẻ cho phép phục hồi tử cung là cần thiết. Tuy nhiên, đôi khi áp lực tăng khả năng
sinh sản ở các hệ thống sản xuất đòi hỏi liên quan thời gian nghỉ ngơi ngắn từ sau khi đẻ đến khi làm thụ tinh nhân tạo đã làm giảm khả năng sinh sản.
Theo (Bodin và cs., 1999) rút ngắn khoảng thời gian từ khi đẻ đến khi làm thụ tinh nhân tạo xuống dưới 40-50 ngày làm giảm đáng kể đến khả năng sinh sản, thậm chí ngay cả khi cho cừu giao phối tự nhiên và (Anel và cs., 2005) đề nghị không được thụ tinh cho bất kỳ cừu cái nào sớm hơn 50 ngày sau khi sinh.
Nhiệt độ cơ thể cao ở cừu đực vào mùa hè nhiệt độ cao là một nguyên nhân làm tinh trùng kém chất lượng. Nhiệt độ cao cũng ảnh hưởng đến khả năng giao phối, giảm hoạt động tình dục, giảm tỷ lệ thụ thai. Kết quả là số lượng con sinh ra giảm. Lập kế hoạch sinh sản (khoảng cách lứa đẻ, mùa vụ, tuổi giao phối đầu tiên, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, v.v.) chuẩn bị tốt các điều kiện (thức ăn, sức khỏe cừu...) có ảnh hưởng tích cực đến kết quả sinh sản (Anel và cs., 2005).
Theo (David và cs., 2008) sử dụng một mô hình tổng hợp quản lý tốt cả con đực và con cái cho thấy yếu tố chính làm cho thụ tinh nhân tạo cừu thành công là chuẩn bị tốt cho cừu cái. Các tác giả kết luận việc lựa chọn con cái cẩn thận để thụ tinh nhân tạo có thể cải thiện kết quả thụ tinh nhân tạo rất nhiều.