Thực hiện pháp luật phịng, chống tham nhũng góp phần hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 28 - 31)

thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng

Ngay từ rất sớm, Đảng ta đã nhận thức rõ mức độ nghiêm trọng và những hậu quả nguy hại của tham nhũng, từ đó, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, biện pháp đấu tranh nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời tham nhũng và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, nạn tham nhũng vẫn diễn ra phổ biến, làm giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, gây bất bình trong nhân dân. Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Khóa X) đã xác định: Tích cực phịng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí là địi hỏi bức xúc của xã hội, là quyết tâm chính trị của Đảng nhằm giữ vững lịng tin của nhân dân đối với Đảng và nhà nước; ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng Đảng, bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh; xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; đội ngũ cán bộ, cơng chức kỷ cương, liêm chính và khắc phục được một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự sống cịn của chế độ ta. Từ đó,

Nghị quyết “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng lãng phí” đã đặt ra những mục tiêu cụ thể, quan điểm rõ ràng cùng với những chủ trương quyết liệt, giải pháp đồng bộ nhằm phát huy sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị trong cuộc đấu tranh này. Nghị quyết khẳng định: Người có hành vi tham nhũng phải bị xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh về trách nhiệm chính trị, hành chính hoặc hình sự, bất kể người đó là ai và ở cương vị nào. Những quan điểm có tính chất định hướng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng nêu trên ở nước Việt Nam hiện nay và những năm tới đã được xác định gồm nhiều chủ trương, giải pháp lớn:

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí;

- Nâng cao tinh thần tiên phong, gương mẫu của tổ chức Đảng và đảng viên; tăng cường vai trò của Chi bộ trong quản lý giáo dục, đảng viên; tiếp tục hồn thiện cơng tác cán bộ phục vụ phịng, chống tham nhũng, lãng phí;

- Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; nâng cao chất lượng hiệu quả cơng tác thanh tra, kiểm tra, kiểm tốn, điều tra, truy tố, xét xử hành vi vi phạm tham nhũng; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phịng, chống tham nhũng, lãng phí; thực hiện tốt cơng tác truyền thơng về phịng, chống tham nhũng, lãng phí;

- Xây dựng các cơ quan, đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng; tăng cường giám sát của nhân dân và cơ quan dân cử;

- Hợp tác quốc tế về phịng, chống tham nhũng, trong đó có vai trị của hệ thống chính trị ở các cấp, vai trị của nhân dân và của báo chí, đặc biệt là của đội ngũ cán bộ có ý nghĩa quyết định.

Thể chế hóa đường lối, chủ trương đó của Đảng, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm đấu

tranh phòng, chống tham nhũng, đặc biệt là Quốc hội đã ban hành Luật Phịng, chống tham nhũng, Luật Hình sự..... Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, như:

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII ban hành Nghị quyết số 294A/2007/UBTVQH12 ngày 27/9/2007 về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống tham nhũng;

- Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Quyết định số 950/2009/QĐ-CTN ngày 30/6/2009 về việc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng;

- Chính phủ ban hành Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 về Chiến lược Quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006 của về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về Quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để sảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách; Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09/3/2007 của về minh bạch tài sản, thu nhập; Nghị định số 47/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng về vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng...

- Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007 về việc Ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nước; Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg ngày 10/5/2007 ban hành Quy chế về việc tặng quà, nhận quà và nộp lại quà của cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức;

Chỉ thị số 26/2006/CT-TTg ngày 01/8/2006 về việc nghiêm cấm dùng công quỹ làm quà biếu và chiêu đãi khách sai quy định; Quyết định số 115/2008/QĐ-TTg ngày 27/8/2008 về việc Ban hành Quy định về công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; v.v..

Bên cạnh đó, các cấp, các ngành, các địa phương cũng ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa các văn bản của cấp trên về

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w