Yếu tố pháp lý

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 33 - 35)

Trong các yếu tố tác động tới thực hiện pháp luật phịng, chống tham nhũng thì yếu tố pháp lý đóng một ví trí hết sức quan trọng. Đấu tranh phịng, chống tham nhũng là hoạt động sử dụng nhiều công cụ khác nhau, nhưng pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất. Nếu khơng có hệ thống các quy định của pháp luật về phịng, chống tham nhũng thì khơng thể có cơ sở pháp lý để tiến hành các hoạt động phòng ngừa và xử lý tham nhũng. Sự ảnh hưởng của yếu tố pháp lý đến hoạt động thực hiện phòng, chống tham nhũng thể hiện ở mấy khía cạnh sau:

Thứ nhất, nếu một hệ thống pháp luật về phòng chống tham nhũng được

ban hành mang tính hệ thống, tồn diện, phù hợp thực tiễn và mang tính khả thi thì đây sẽ là điều kiện tiên quyết để hoạt động thực hiện pháp luật phịng, chống tham nhũng có hiệu lực và hiệu quả cao. Nhưng nếu hệ thống các quy định của pháp luật không đầy đủ, chồng chéo, mâu thuẫn hoặc xa rời thực tế sẽ cản trở quá trình thực hiện pháp luật trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Thứ hai, trong các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng

thành các hành vi tham nhũng, do vậy, nếu các quy định về phòng ngừa tham nhũng được quy định một cách chặt chẽ, có sự phối hợp đồng bộ trên các lĩnh vực khác nhau sẽ tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tuân thủ pháp luật một cách chặt chẽ, từ đó giảm khả năng vi phạm pháp luật về phòng ngừa tham nhũng. Ngược lại, nếu các quy định pháp luật trong lĩnh vực này không dự liệu hết được các khả năng, điều kiện nảy sinh tham nhũng thì sẽ tạo kẽ hở cho các hành vi tham nhũng phát sinh. Kinh nghiệm trong phịng, chống tham nhũng của Singapore chính là sự gợi ý quan trọng cho vấn đề này, theo đó, pháp luật của đất nước này được hồn thiện đến mức làm cho các quan chức "không thể tham nhũng".

Thứ ba, các quy định pháp luật về xử lý hành vi tham nhũng là một công

cụ pháp lý sắc bén để chống tham nhũng có hiệu quả, vì vậy, nếu pháp luật về lĩnh vực này được quy định một cách cụ thể, trừng phạt cao, tương xứng với tính chất nguy hiểm của hành vi tham nhũng thì sẽ tạo điều kiện quan trọng để thực hiện pháp luật về chống tham nhũng có hiệu quả. Ngược lại, nếu các quy định này khơng đủ sức răn đe thì sẽ khơng tạo được sự cảnh tỉnh đối với các chủ thể có khả năng tham nhũng, thậm chí các chủ thể này cịn có thể "nhờn" pháp luật, sẵn sàng vi phạm pháp luật vì mục đích cao hơn. Kinh nghiệm của Singapore ở khía cạnh này là ở chỗ, pháp luật phải đạt đến khả năng làm cho các chủ thể "khơng dám" tham nhũng, bởi nếu họ vi phạm thì sự trả giá sẽ là quá lớn.

Thứ tư, một trong những yếu tố pháp lý ảnh hưởng đến thực hiện pháp

luật phòng, chống tham nhũng là ý thức pháp luật của các cán bộ, công chức, viên chức cũng như của các tổ chức, cá nhân cơng dân. Yếu tố này mặc dù khó nhìn nhận, khó lượng hóa được, bởi nó ẩn sâu trong tiềm thức của các chủ thể, tuy nhiên, nó lại có sức ảnh hưởng khơng nhỏ tới xử sự của các chủ thể. Về phía cán bộ, cơng chức, viên chức (với tư cách là những người có cơ hội để tham nhũng), nếu ý thức pháp luật cao, vững chắc thì họ sẽ có khả năng lựa chọn hành vi, tính tốn để có sự xử sự phù hợp nhất trước những

cám dỗ của lợi ích. Và khi đó, mặc dù có sự cám dỗ về vật chất hoặc tinh thần, nhưng họ sẽ đủ bản lĩnh để từ chối và giữ được sự liêm chính của mình. Về phía cơng dân, khi đã có ý thức pháp luật về phịng, chống tham nhũng tốt thì họ sẽ không ngần ngại, không sợ hãi, không nao núng trước hành vi tham nhũng và sẵn sàng cung cấp thông tin để xử lý các hành vi tham nhũng.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w