Tiếp tục hồn thiện các quy định pháp luật về phịng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 87 - 92)

cơ quan này phải là những người có năng lực, phẩm chất, đạo đức và bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp cao, đủ sức đương đầu với những thách thức trong đấu tranh với căn bệnh trầm kha của địa phương và của đất nước.

3.2. GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNGTHAM NHŨNG Ở TỈNH PHÚ THỌ THAM NHŨNG Ở TỈNH PHÚ THỌ

Trên cơ sở các quan điểm, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của nhà nước; nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh về nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơng tác phịng, chống tham nhũng; trên cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng; căn cứ vào đặc điểm tình hình địa phương và thực trạng thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng của tỉnh Phú Thọ trong những năm qua, thời gian tới tỉnh Phú Thọ cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản sau đây:

3.2.1. Tiếp tục hồn thiện các quy định pháp luật về phịng, chốngtham nhũng tham nhũng

Pháp luật phòng, chống tham nhũng ở nước ta những năm qua đã được quan tâm xây dựng và khơng ngừng hồn thiện, đặc biệt là Quốc hội đã ban hành Luật Phịng, chống tham nhũng (năm 2005, 2007), Luật Hình sự (năm 1989, 1997, 1999, 2009) và một số văn bản khác đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho thực hiện pháp luật phịng, chống tham nhũng ngày càng có hiệu quả. Tuy nhiên, do tính chất đa dạng của tham nhũng nên các quy định của pháp luật trong đấu tranh phòng, chống loại tệ nạn này thường được quy định tản mạn trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong quá trình thực hiện Luật Phịng, chống tham nhũng cũng cịn tình trạng các văn bản pháp luật hướng dẫn ban hành chậm, thiếu đồng bộ, một số quy định chưa rõ ràng nên việc áp dụng trong thực tiễn gặp khơng ít khó

khăn. Mặt khác, sau hơn 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (đã sửa đổi, bổ sung năm 2007) đã cho thấy những bất cập của Luật Phòng, chống tham nhũng so với thực tiễn đấu tranh loại vi phạm pháp luật phức tạp này. Vì vậy, để tạo điều kiện đảm bảo thực hiện tốt cơng cuộc đấu tranh phịng, chống tham nhũng, trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về phịng, chống tham nhũng theo những góc độ sau đây:

Thứ nhất, hoàn thiện các quy định về công khai, minh bạch của các cơ

quan, tổ chức, đơn vị, đồng thời có biện pháp tăng cường chế độ kiểm sốt và chế tài đối với các trường hợp khơng chấp hành nghiêm quy định về công khai, minh bạch. Theo đó, cần bổ sung các quy định về cơng khai, minh bạch quá trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Quốc hội phải công khai, minh bạch trong việc thảo luận và thông qua các quyết định về những vấn đề lớn và thông qua các đạo luật; có hình thức thích hợp để cơng khai, minh bạch quan điểm, ý kiến của các Đại biểu Quốc hội, các Uỷ ban của Quốc hội; cơng khai, minh bạch q trình tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân vào các dự thảo luật, pháp lệnh. Quy định và thực hiện nguyên tắc mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức phải cơng khai, trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước. Đi liền với quy định này, trong khi chưa có Luật Tiếp cận thơng tin, cần tiến hành rà sốt lại danh mục bí mật nhà nước để sửa đổi, bổ sung. Ngay cả danh mục bí mật nhà nước cũng phải cơng khai, minh bạch để tránh sự tuỳ tiện trong việc dựa vào danh mục bí mật nhà nước cản trở thực hiện ngun tắc cơng khai, minh bạch.

Bên cạnh đó, cần bổ sung quy định về cơng khai, minh bạch quá trình ra quyết định giải quyết một vụ việc cụ thể của cơ quan nhà nước ở tất cả các cấp chính quyền và các cơ quan quản lý, nhất là các quyết định liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của cơng dân và doanh nghiệp. Xây dựng quy trình ban hành quyết định hành chính và bảo đảm thực hiện việc công khai, minh bạch việc ban hành quyết định hành chính. Rà sốt và bổ sung các trường hợp phải

cơng khai, minh bạch trên các lĩnh vực. Xây dựng và ban hành Luật Tiếp cận thông tin của công dân đối với hoạt động của cơ quan, tổ chức.

Ngoài ra, nên nghiên cứu bổ sung quy định trách nhiệm và chế tài trong trường hợp ban hành quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn không phù hợp, khơng đúng quy định. Rà sốt lại các văn bản về chế độ, định mức, tiêu chuẩn để sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, bảo đảm sự công bằng, thống nhất, phù hợp; bổ sung quy định về hình thức cơng khai, minh bạch. Các cơ quan có sử dụng trang thơng tin điện tử phải cơng khai, minh bạch các hoạt động của mình theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, hoàn thiện các quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng và quy định về phát hiện, xử lý tham nhũng. Để thực hiện giải pháp này, trước hết cần sửa đổi các quy định liên quan đến các cơ quan chuyên trách chống tham nhũng theo hướng nâng cao tính hệ thống, tính hiệu quả và tính độc lập trong hoạt động của các cơ quan này; xây dựng và thực hiện cơ chế giám sát hoạt động của các cơ quan chống tham nhũng, trong đó có cả giám sát từ bên trong và giám sát từ bên ngoài để phát hiện các trường hợp cán bộ, cơng chức thuộc các cơ quan này có hành vi bao che, thiếu tích cực, gây chậm trễ, kéo dài thời gian xử lý và đặc biệt là có hành vi tham nhũng, vụ lợi; quy định rõ tiêu chuẩn của cán bộ, công chức ở các cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng; cho họ được hưởng lương theo chế độ đặc thù, bổ sung trang thiết bị hiện đại để bảo đảm cho công tác đấu tranh chống tham nhũng được hiệu quả. Nghiên cứu để có những qui định cho phép các cơ quan đấu tranh chống tham nhũng áp dụng các biện pháp đặc biệt trong quá trình thanh tra, kiểm tra, điều tra, xác minh vụ việc tham nhũng.

Tăng cường tính hệ thống của ngành Thanh tra, đồng thời, tăng thẩm quyền cho các cơ quan thanh tra; quy định rõ nội dung thanh tra các hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước gắn với thanh tra hành chính, cơng vụ của cán bộ, cơng chức, tập trung vào những nội dung,

những vị trí cán bộ, cơng chức có điều kiện và cơ hội tham nhũng; quy định bổ sung quyền giám sát của các cơ quan thanh tra đối với toàn bộ hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước kể cả hoạt động của các cơ quan thanh tra và Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước.

Cùng với đó, phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự theo hướng mở rộng các tội danh tham nhũng; chuyển một số tội danh trong nhóm tội phạm về chức vụ, tội phạm về kinh tế mà có những dấu hiệu đặc thù như nhóm tội phạm tham nhũng về nhóm tội phạm tham nhũng; quy định dấu hiệu bắt buộc đối với hành vi tham nhũng là: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn và mục đích vụ lợi. Khi quy định các tội danh hay hành vi tham nhũng thì phải có văn bản hướng dẫn cụ thể các dấu hiệu của tội phạm, hành vi tham nhũng để các cơ quan chức năng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hiểu và vận dụng chính xác. Cần tập trung nghiên cứu và bổ sung quy định về tội phạm và hành vi tham nhũng ở khu vực tư (khu vực ngoài nhà nước) để đấu tranh chống tham nhũng toàn diện, triệt để hơn, vì trên thực tế trong khu vực tư cũng có sự lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản, để vụ lợi và chính tham nhũng trong khu vực tư hiện nay cũng khá phổ biến, trong một số trường hợp, nó là nguồn gốc, là điều kiện của tham nhũng trong khu vực cơng. Bên cạnh đó, phải hồn thiện chính sách khoan hồng, giảm nhẹ trách nhiệm đối với người có hành vi tham nhũng nhưng đã thành khẩn, chủ động và tích cực bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả kinh tế, phối hợp, hợp tác tốt với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Quy định việc khơng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đưa hối lộ trong những hoàn cảnh bị ép buộc và không thể không thực hiện hành vi đưa hối lộ. Sửa quy định về chứng cứ của pháp luật về tố tụng hình sự để có thể truy cứu trách nhiệm của những người nhận hối lộ bằng các chứng cứ gián tiếp. Quy định nghĩa vụ giải trình của người bị điều tra, truy tố về tội tham nhũng nhằm giảm khó khăn cho cơ quan tố tụng trong việc chứng minh tội phạm. Quy

định các biện pháp để kịp thời ngăn chặn việc tẩu tán tài sản hoặc tạm giữ đối với tài sản nghi ngờ có liên quan đến tham nhũng và nghiên cứu xây dựng Luật Sung công tài sản; tăng trách nhiệm về vật chất đối với loại tội phạm tham nhũng thay vì tăng thời hạn chấp hành hình phạt tù; tiến tới bỏ án tử hình đối với tội tham nhũng; khơng coi việc áp dụng hình phạt như một hình thức trả thù, trừng trị mà phải bảo đảm ý nghĩa giáo dục và đủ sức răn đe.

Thứ ba, hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm tạo điều kiện để nâng cao nhận thức và phát huy vai trị của xã hội tham gia tích cực vào đấu tranh chống tham nhũng. Muốn vậy, cần ban hành quy định cụ thể về thực hiện Đề án đưa nội dung pháp luật phòng, chống tham nhũng vào trường học đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 137/2010/QĐ- TTg. Thực hiện chương trình giáo dục trong nhà trường và xã hội về nhân cách, khi triển khai cần xây dựng quy định cụ thể thời gian, thời lượng và hình thức thích hợp với từng loại đối tượng, đạo đức cơng dân, kiến thức pháp luật; nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống mọi tầng lớp trong xã hội, xây dựng các chuẩn mực đạo đức, văn hố xã hội, hình thành mơi trường trong sạch, lành mạnh chống hủ bại và xuống cấp về văn hoá; gắn bồi dưỡng, giáo dục chính trị, tư tưởng từ bên ngồi với quá trình tự nhận thức và rèn luyện của bản thân. Từng bước làm thay đổi nhận thức và thái độ đối với tệ tham nhũng và cơng tác phịng, chống tham nhũng với các mục tiêu cụ thể.

Xây dựng cơ chế thích hợp để nhân dân và các tổ chức xã hội, cộng đồng các doanh nghiệp, báo chí, các hiệp hội ngành nghề tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Cơ quan chuyên trách về phịng, chống tham nhũng có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý ngay các thông tin về tham nhũng và trao đổi, làm việc với người cung cấp thông tin tham nhũng để xác định rõ ràng, cụ thể hơn trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra. Hình thức tiếp nhận thơng tin và trao đổi thơng tin có thể được phép thực hiện qua hệ thống mạng thông tin điện tử, qua địa chỉ email để bảo đảm thông tin được

kịp thời. Bên cạnh đó, pháp luật cũng cần xây dựng các cơ chế để động viên, khuyến khích và đặc biệt là bảo vệ hữu hiệu những người cung cấp thông tin về tham nhũng. Những thơng tin chính xác, kịp thời, các cơ quan chức năng phải trả tiền cho người cung cấp.

Bên cạnh đó, pháp luật về báo chí cần bổ sung các cơ chế để bảo vệ nhà

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w