ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH PHÚ THỌ 1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 40 - 42)

2.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ là một tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đơng Bắc, đồng bằng sơng Hồng và Tây Bắc; cửa ngõ phía Tây thủ đơ Hà Nội và địa bàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; có nhiều lợi thế về giao thơng đường sắt, đường bộ, đường thủy; với vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây - Đơng - Bắc.

- Vị trí địa lý

Phía Đơng tỉnh Phú Thọ giáp thủ đơ Hà Nội, phía Đơng Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Yên Bái, phía Nam giáp tỉnh Hồ Bình, phía Bắc giáp tỉnh Tun Quang. Với vị trí “ngã ba sơng” cửa ngõ phía Tây của thủ đơ Hà Nội, Phú Thọ cách trung tâm Hà Nội 80 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 60 km, cách cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thuỷ hơn 200 km, cách thành phố Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km.

Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và các nơi khác; là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc.

Quốc lộ 2 qua Phú Thọ đi Tuyên Quang, Hà Giang sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 70 đi Yên Bái, Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 32 qua tỉnh Phú Thọ đi tỉnh Yên Bái, tỉnh Sơn La, cùng với các tỉnh bạn trong cả nước và quốc tế.

Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính cấp huyện gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, các huyện: Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh,

Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Tân Sơn và n Lập; có 277 đơn vị hành chính cấp xã. Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh Phú Thọ.

- Đặc điểm địa hình

Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du, địa hình phức tạp đa dạng (đồng bằng - trung du - miền núi); tổng diện tích tự nhiên 351.965,32 ha (rừng là 148.885,67 ha chiếm 42%); địa hình bị chia cắt, được chia thành tiểu vùng chủ yếu.

Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của Phú Thọ, tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ở vùng này lại có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại.

Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp, phát triển cây lương thực và chăn nuôi.

Mạng lưới sơng ngịi, suối dày đặc, mật độ không đều, nhiều thác ghềnh, độ dốc lớn (sông Hồng, sông Lô và sông Đà) và một số sông khác (sông Chảy, sơng Bứa, sơng Dân, ngịi Lao, ngịi Giành…).

Nhìn chung, tỉnh Phú Thọ nằm ở vùng trung tâm vùng trung du niềm núi phía Bắc, có vị trí địa lý quan trong trong việc bảo vệ an ninh, quốc phịng, là đầu mối giao thơng quan trọng. Là tỉnh có khí hậu ơn hịa, mát mẻ, cảnh quan đẹp, có nguồn tài ngun, khống sản. Có nhiều di tích lịch sử, nhiều danh lam thắng cảnh thuận lợi cho việc phát triển du lịch tâm linh cội nguồn và du lịch sinh thái. Có điều kiện thuận lợi để phát triển cơng nghiệp chế biến, dịch vụ và nông nghiệp, đặc biệt là phát triển kinh tế đồi rừng. Trong những năm qua, tỉnh Phú Thọ có nhiều chính sách phát triển và cơ chế quản lý năng động, quan tâm thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội; coi trọng công tác lập và quản lý xây dựng theo quy hoạch.

Bên cạnh những lợi thế đã nêu trên, tỉnh Phú Thọ còn một số hạn chế về điều kiện tự nhiên, xã hội, đó là: Địa hình đồi núi nhiều và bị chia cắt mạnh

nên gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng. Kết cấu hạ tầng cịn chưa đồng bộ, đặc biệt là vùng nơng thơn và miền núi. Đất trồng cây hàng năm, đặc biệt là đất lúa ít vào loại thấp so với cả nước. Nền kinh tế có tốc đột tăng trưởng cao nhưng điểm xuất phát thấp; đời sống một bộ phận dân cư cịn thấp nhất là dân cư nơng nghiệp và đồng bào dân tộc ít người ở miền núi; lượng lao động chưa có việc làm cịn lớn. Địa hình dốc, sơng suối ngắn, rừng bị tàn phá nặng nề, lũ lụt hạn hán có xu hướng ngày càng gia tăng; mơi trường sinh thái đang diễn biến theo xu hướng ngày càng xấu.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w