Yếu tố hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 36 - 39)

Từ sau Đổi mới (năm 1986), Đảng và nhà nước ta đã không ngừng thay đổi tư duy và từng bước triển khai trên thực tế quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Đến nay, Việt Nam đã hội nhập khu vực và quốc tế một cách sâu rộng và toàn diện trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực phịng, chống tham nhũng.

Việt Nam là một trong 136 quốc gia trên thế giới đã phê chuẩn Công ước Chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc (UNCAC). UNCAC là cơng cụ pháp lý có giá trị ràng buộc đầu tiên trên tồn cầu trong cuộc chiến chống tham nhũng; nhằm thúc đẩy và tăng cường các biện pháp phòng chống tham nhũng có hiệu quả; tạo thuận lợi và hỗ trợ hợp tác quốc tế và hỗ trợ kỹ thuật trong

đấu tranh phịng chống tham nhũng; thúc đẩy liêm chính, trách nhiệm giải trình và quản lý đúng đắn tài sản cơng của các quốc gia trên thế giới.

Nhằm hiện thực hóa các cam kết quốc tế về phịng, chống tham nhũng, đặc biệt là UNCAC, ngày 12/5/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị quyết phê duyệt Chiến lược quốc gia về Phòng chống tham nhũng đến năm 2020; ngày 30/6/2009, Chủ tịch nước đã có Quyết định phê chuẩn Cơng ước Chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc.

Như vậy, quá trình hội nhập quốc tế đã trở thành một yếu tố tác động ngày càng lớn vào cơng cuộc phịng, chống tham nhũng ở Việt Nam. Sự tác động của hội nhập quốc tế đối với thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở nước ta thể hiện ở những khía cạnh cơ bản sau đây:

Thứ nhất, hội nhập quốc tế đặt ra những vấn đề phức tạp, khó khăn và

thách thức cho thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng, bởi:

- Hội nhập quốc tế sẽ dẫn tới tình trạng tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp hơn bởi có yếu tố nước ngồi trong các hành vi tham nhũng, như việc chuyển tài sản, tiền tham nhũng ra nước ngoài hoặc hành vi tiếp tay cho hoạt động rửa tiền của các tổ chức, cá nhân ở nước ngồi vào Việt Nam.

- Người tham nhũng có thể lựa chọn nước ngồi là nơi không chỉ tẩu tán tài sản tham nhũng mà còn là nơi để trốn tránh sau khi có hành vi tham nhũng, gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với tội phạm nguy hiểm này.

- Cũng qua quá trình hội nhập, các dạng thức khác nhau của hành vi tham nhũng trên thế giới sẽ được áp dụng vào thực tiễn Việt Nam, điều này sẽ gây khơng ít khó khăn trong việc xác định hành vi tham nhũng và các biện pháp đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Thứ hai, tuy vậy, hội nhập quốc tế đồng thời cũng tạo những điều kiện

thuận lợi cho công tác đấu tranh phịng, chống tham nhũng thơng qua những phương diện sau:

- Hội nhập quốc tế, tham gia các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương về phòng, chống tham nhũng sẽ là một áp lực địi hỏi Việt Nam phải có nhiều nỗ lực hơn trong cơng cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm này. Sự hối thúc của hội nhập sẽ đặt ra những địi hỏi từ phía nhà nước trong việc xây dựng các chiến lược, chủ trương, chính sách và pháp luật để đẩy mạnh cơng tác phòng, chống tham nhũng.

- Hội nhập quốc tế sẽ giúp Việt Nam có thêm kinh nghiệm trong cơng tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, đặc biệt là qua việc học hỏi các nước có nhiều thành cơng trên lĩnh vực này. Học tập kinh nghiệm quốc tế sẽ góp phần hồn thiện hơn pháp luật về phịng chống tham nhũng cũng như góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

- Hội nhập quốc tế cũng là cơ hội để Việt Nam nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài đối với cơng tác đấu tranh phịng, chống tham nhũng, như các vấn đề đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, thu thập, trao đổi và phân tích thơng tin v.v.. Liên Hợp quốc và các tổ chức lớn trên thế giới đều có các chương trình hỗ trợ các quốc gia trong đấu tranh phịng, chống tham nhũng; vì vậy, Việt Nam có thể được hưởng lợi từ các dự án tài trợ của các tổ chức này. Gần đây, Việt Nam đã được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) và Liên minh châu Âu (EU) tài trợ với tổng số vốn viện trợ khơng hồn lại là 1.565.850,0 USD để tiến hành dự án Tăng cường năng lực của Thanh tra và Chính phủ Việt Nam trong công tác theo dõi và báo cáo về thực trạng tham nhũng và phịng, chống tham nhũng (theo u cầu của Cơng ước UNCAC) - Dự án GI-UNCAC (bắt đầu từ năm 2009 và kết thúc vào năm 2013). Đây chính là một minh họa cho sự tác động tích cực của hội nhập quốc tế đối với thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.

- Ngồi ra, qua q trình hội nhập quốc tế, Việt Nam cũng tuyên truyền cho thế giới hiểu rõ hơn về công cuộc đấu tranh phịng, chống tham nhũng

của mình, từ đó tạo niềm tin để thu hút đầu tư (trực tiếp hoặc gián tiếp), kêu gọi tài trợ của nước ngoài để phục vụ phát triển kinh tế. Đặc biệt, qua hoạt động này cũng góp phần nâng vị thế của quốc gia ngày càng cao hơn trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w