Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 78 - 81)

Một là, một số cấp uỷ đảng, chính quyền nhất là ở cấp cơ sở; người đứng

đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị vẫn còn chưa nhận thức đúng, đầy đủ về tham nhũng, về tính nghiêm trọng, sự nguy hại của tham nhũng, về thực hiện các quy định của pháp luật phịng, chống tham nhũng, do đó trong cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện còn hạn chế, chưa thường xuyên, chưa kịp thời, cịn thiếu kiểm tra, đơn đốc, cịn nể nang, né tránh. Việc xây dựng, triển khai trách nhiệm của Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị; Thủ trưởng các sở, ban, ngành trong việc thực hiện các quy định của pháp luật phòng, chống tham nhũng chưa nhiều, chưa thường xun, chưa có nề nếp. Vai trị của Mặt trận Tổ quốc và các thành viên trong cơng tác phịng, chống tham nhũng chưa cao; hoạt động và vai trò của Ban Thanh tra nhân dân, doanh nghiệp, nhân dân trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của cơ quan, đơn vị và cá nhân còn hạn chế.

Hai là, thủ trưởng một số cơ quan, đơn vị chưa chấp hành nghiêm, triển

đúng các quy định của nhà nước; chưa nhận thức đầy đủ và đúng các quy định về công khai, minh bạch trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị tại Quyết định số 192/2004/QĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ và các Thơng tư hướng dẫn của Bộ Tài chính (Thơng tư số 03/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005; Thơng tư số 10/2005/TT-BTC ngày 02/02/2005; Thông tư số 19/2005/TT- BTC ngày 11/3/2005; Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22/3/2005) và một số văn bản khác của nhà nước về công khai, minh bạch trong hoạt động; một số cơ quan, đơn vị chưa thực hiện hoặc chưa thực hiện đầy đủ việc xây dựng, triển khai thực hiện Quy chế tự kiểm tra tài chính, kế tốn tại đơn vị về sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; việc xây dựng và thực hiện "Quy chế dân chủ ở cơ sở", "Quy chế cơ quan, đơn vị", "Quy chế chi tiêu nội bộ" (nhất là chế độ công khai, minh bạch về sử dụng tài chính cơng; cơng khai, minh bạch các khoản huy động đóng góp; việc tiếp nhận, ln chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý…) ở một số cơ quan, đơn vị chưa đúng quy trình, chưa đầy đủ, chưa dân chủ, cịn mang tính hình thức. Thủ trưởng một số cấp, ngành chưa nhận thức đúng về vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về kết quả thực hiện các quy định của pháp luật phịng, chống tham nhũng; do đó trong việc thực hiện chế độ thơng tin, báo cáo cịn nhiều hạn chế (nội dung, hình thức, thời gian, loại báo cáo...). Cải cách thủ tục hành chính ở nhiều cơ quan, đơn vị còn hạn chế; một số cán bộ làm việc ở bộ phận một cửa, một cửa liên thông năng lực yếu, phẩm chất đạo đức chưa tốt.

Ba là, trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ, cơng chức làm cơng tác

phịng, chống tham nhũng còn nhiều hạn chế về kiến thức pháp luật, nghiệp vụ chuyên ngành, quản lý kinh tế...; phương tiện, điều kiện làm việc cịn gặp nhiều khó khăn do đó ảnh hưởng nhiều cho cơng tác phát hiện, điều tra, xử lý các hành vi tham nhũng. Một số cơ quan, ban, ngành, đoàn thể chưa chủ động phối hợp với cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của tỉnh, Thanh tra tỉnh trong chỉ đạo, triển khai thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng. Cơng

tác đấu tranh phê bình và tự phê bình trong nội bộ ở một số cơ quan, đơn vị chưa mạnh, chưa thường xuyên, chưa đủ sức để tự phát hiện các hành vi tham nhũng. Vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân trong việc thực hiện pháp luật phòng chống tham nhũng chưa cao, chưa rõ nét... Bên cạnh đó, ý thức trách nhiệm, tính tự giác, gương mẫu của một số cán bộ, đảng viên, cơng chức, viên chức về phịng, chống tham nhũng chưa cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Phú Thọ là là đất Tổ Vua Hùng, là vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, tỉnh Phú Thọ đã và đang đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên mọi phương diện, trong đó có cơng tác thực hiện pháp luật phịng, chống tham nhũng. Những năm qua, thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng ở Phú Thọ đã có những ưu điểm nổi bật như: Đã tạo được sự thống nhất trong nhận thức, đồng thuận trong triển khai thực hiện các quy định của pháp luật phòng, chống tham nhũng; các cơ quan chức năng đã ban hành kịp thời nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, thực thi các quy định của pháp luật; tiến hành đồng thời cả việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm trong thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng; hoạt động của các cơ quan chuyên trách ở tỉnh nhìn chung có hiệu quả, đóng góp tích cực vào cơng cuộc phịng, chống tham nhũng của tỉnh...

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng của tỉnh Phú Thọ còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập, đó là: Cơng tác tổ chức tuyên truyền, quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện pháp luật ở một số cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, đơn vị chưa thường xuyên, chưa kịp thời; công tác nắm, dự báo tình hình tại các cơ quan, địa phương nhằm phục vụ cho cơng tác phịng ngừa, phát hiện vụ việc tham nhũng của các cơ quan chức năng cịn chậm; tính chủ động trong việc tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện các hành vi vi phạm về tham nhũng chưa cao; vai trò, trách nhiệm của cơ quan báo chí, doanh nghiệp, Mặt trận Tổ quốc các cấp và các

đồn thể nhân dân trong cơng tác thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng chưa rõ ràng, chưa cụ thể, chưa được đề cao và phát huy hiệu quả v.v..

Những hạn chế, bất cập trên có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan địi hỏi cần được nhận diện và từ đó có những giải pháp khắc phục hữu hiệu, nhằm đưa công tác thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng của tỉnh ngày càng hiệu quả hơn.

Chương 3

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w