KẾT LUẬN CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 39 - 40)

Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một nhiệm vụ quan trọng của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó, hoạt động thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng là khâu quan trọng đưa pháp luật vào cuộc sống. Thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng là q trình hoạt động có mục đích làm cho các qui phạm pháp luật về phịng, chống tham nhũng trở thành những hoạt động thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật và được thực hiện trong thực tế.

Thực hiện pháp luật phịng, chống tham nhũng là hoạt động mang tính đặc thù, cả về chủ thể tiến hành, về tính chất cũng như mục đích, nội dung. Cũng như hoạt động thực hiện pháp luật trên các lĩnh vực khác, thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng được thể hiện qua bốn hình thức: Tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật phòng, chống tham nhũng.

Trong bối cảnh hiện nay, thực hiện pháp luật phịng, chống tham nhũng có vai trị hết sức quan trọng, là hoạt động góp phần đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Đảng về phòng, chống tham nhũng đi vào thực tế cuộc sống; góp phần đảm bảo ổn định chính trị, kinh tế - xã hội, trật tự an toàn xã hội; giúp xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, thật sự là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Để thực hiện pháp luật phịng, chống tham nhũng có hiệu lực, hiệu quả, cần chú trọng các điều kiện đảm bảo cơ bản như: điều kiện chính trị, pháp lý; điều kiện về tổ chức bộ máy, nhân sự; điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí v.v..

Chương 2

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w