PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở TỈNH PHÚ THỌ
3.1. QUAN ĐIỂM ĐẢM BẢO THỰC HIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNGTHAM NHŨNG Ở TỈNH PHÚ THỌ THAM NHŨNG Ở TỈNH PHÚ THỌ
Phòng, chống tham nhũng là cơng cuộc đấu tranh của tồn bộ hệ thống chính trị, của tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội và của mọi công dân. Đây là cuộc đấu tranh lâu dài, phức tạp, hết sức khó khăn. Vì vậy, để cơng tác thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới đạt hiệu lực, hiệu quả cao hơn, cần quán triệt các quan điểm cơ bản sau đây:
Một là, phát huy sự lãnh đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng đối với cơng
tác phịng, chống tham nhũng; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự trong đấu tranh phịng, chống tham nhũng.
Trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền, không ai khác, Đảng Cộng sản Việt Nam phải đứng ở vị trí tiên phong trong cuộc chiến phòng, chống tham nhũng. Đối với địa phương, các cấp ủy đảng phải lãnh đạo một cách trực tiếp, toàn diện và liên tục đối với cơng cuộc phịng, chống tham nhũng. Việc thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng cần được sự chỉ đạo sát sao, giám sát chặt chẽ của các cấp ủy đảng trên cơ sở đảm bảo tính
kiên trì, kiên quyết, thận trọng, khách quan và thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự. Phịng, chống tham nhũng phải bắt đầu từ trên xuống dưới, từ trong nội bộ tổ chức Đảng, chính quyền, đồn thể ra ngồi nhân dân. Cuộc đấu tranh này, khi tiến hành phải củng cố vững chắc được niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; phải lấy mục tiêu chống tham nhũng làm nội dung chính trong việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Bên cạnh đó, phải khơng ngừng cải tiến nền hành chính nhà nước để có được bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả, hiểu dân và ln gắn bó với dân đứng với bản chất của nó: Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Thực hiện quan điểm này đòi hỏi, các cấp ủy đảng của tỉnh Phú Thọ phải khơng ngừng đổi mới, chính đốn Đảng, nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng, thể hiện trí tuệ, bản lĩnh, trách nhiệm cao cả của Đảng trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tham nhũng.
Hai là, thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng phải nhằm phục vụ
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, củng cố hệ thống chính trị và khối đại đồn kết dân tộc, xây dựng Đảng, chính quyền của địa phương trong sạch, vững mạnh, đưa tỉnh Phú Thọ ngày càng trở thành một địa phương giàu về kinh tế, mạnh về chính trị, xứng đáng là quê hương đất Tổ anh hùng.
Mục tiêu của chế độ mà Đảng và nhân dân ta đang hướng tới là xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Để đạt được mục tiêu đó, khơng có con đường nào khác là phải giữ vững ổn định chính trị, đẩy mạnh phát triển kinh tế. Do đó, cơng tác phịng, chống tham nhũng ln phải gắn chặt với công cuộc đổi mới đất nước, tạo động lực cho phát triển kinh tế. Thực hiện pháp luật phịng, chống tham nhũng phải góp phần tạo được một nền kinh tế phát triển lành mạnh, đúng quy luật của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Phòng,
chống tham nhũng tốt chính là tạo điều kiện, động lực cho các hoạt động đúng pháp luật, tạo môi trường trong sạch, ổn định cho các hoạt động kinh doanh cũng như thu hút đầu tư từ bên ngồi, góp phần thức đẩy thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó, đấu tranh phịng, chống tham nhũng phải nhằm tới xây dựng xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, nâng cao vai trị lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước và quyền làm chủ của của nhân dân. Cuộc đấu tranh này phải dựa trên chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng. Cần xác định rõ trách nhiệm của mỗi tổ chức, mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi cơ quan, đơn vị theo cơ chế: Cấp ủy đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, cơ quan bảo vệ pháp luật làm nịng cốt, phát động tồn dân tham gia tích cực cuộc đấu tranh phịng, chống tham nhũng. Điều này chỉ đạt được kết quả mong muốn khi Đảng, chính quyền thực sự trong sạch, vững mạnh, toàn dân là một khối đoàn kết thống nhất. Thực hiện quan điểm này địi hỏi các cấp chính quyền của tỉnh Phú Thọ phải gắn việc thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng vào mọi hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và mọi cán bộ, công chức, viên chức.
Ba là, thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng phải dựa trên quan
điểm vừa tích cực, chủ động phịng ngừa, vừa kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, trong đó phịng ngừa là chính. Gắn cơng tác phịng, chống tham nhũng với xây dựng chỉnh đốn Đảng, phát huy dân chủ, thực hành tiết kiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, chống quan liêu, xây dựng đảng bộ các cấp của Phú Thọ trong sạch, vững mạnh, chính quyền các cấp của tỉnh hoạt động thơng suốt, hiệu quả.
Trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng phải kết hợp các động tác tư tưởng, chính trị, tổ chức, hành chính và xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, thận trọng, khơng nóng vội nhưng phải
khẩn trương, tích cực, phải chú trọng hiệu quả, có kế hoạch cụ thể, có bước đi thích hợp và tiến hành tồn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung, cụ thể. Để chủ động phòng ngừa cần phải xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật, mà cơ bản là tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Đảng, các cơ quan nhà nước, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, các tổ chức chính trị - xã hội và mọi công dân đều phải thực hiện tuân thủ pháp luật. Kết hợp công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra với giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thực hành tiết kiệm. Mặt khác, phải xử lý nghiệm mọi hành vi vi phạm pháp luật về tham nhũng, bất kỳ đó là ai, giữ cương vị gì; đó là biện pháp phòng, ngừa và đấu tranh tốt nhất để hạn chế và đẩy lùi tệ tham nhũng; kiên quyết chống tệ bao che, thực hiện đúng nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Đấu tranh phịng, chống tham nhũng phải gắn với đấu tranh chống lãng phí, bn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là chống các hành vi lợi dụng chức quyền để làm giàu bất chính. Muốn vậy phải xóa bỏ các thủ tục hành chính phiều hà, sách nhiễu dân; sắp xếp lại tổ chức, bố trí lại cán bộ của hệ thống cơ quan chính quyền các cấp, các ngành sao cho không cồng kềnh, chồng chéo. Thanh tra, kiểm tra, kiểm tốn đảm bảo tính minh bạch trong việc sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, tài chính cơng, tài chính các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ do nhân dân đóng góp và các quỹ viện trợ, tài trợ. Một mặt phải tăng cường quản lý nhà nước; tăng cường thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng và sự giám sát nhân dân; tăng cường công tác tư tưởng và tổ chức, xử lý nghiêm minh, kịp thời các vi phạm. Mặt khác phải từng bước hồn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm từng bước loại bỏ những điều kiện phát sinh tham nhũng, tiêu cực.
Bốn là, phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài;
phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước đi vững chắc, tích cực và có trọng tâm, trọng điểm.
Phòng, chống tham nhũng là cuộc đấu tranh lâu dài, bền bỉ, liên tục, nhưng phải kiên quyết, thận trọng, không để kẻ địch lợi dụng, xuyên tạc. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng gắn liền với giữ vững ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội, bảo vệ an ninh quốc gia, chống mọi âm mưu lợi dụng dân chủ trong chống tham nhũng để phá hoại sự lãnh đạo của Đảng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phá hoại chế độ, thực hiện “diễn biến hịa bình”. Do đó, khơng được nóng vội, chủ quan, duy ý chí, khơng ảo tưởng cho rằng một sớm, một chiều có thể giải quyết triệt để nạn tham nhũng. Mặt khác, cũng phải coi tham nhũng là một vấn đề của xã hội rất nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến sinh mệnh chính trị của mỗi cán bộ, đảng viên, cơng chức, viên chức nên phải hết sức thận trọng, không để các phần tử cơ hội, bất mãn, các thế lực thù địch, kích động chia rẽ nội bộ, nói xấu Đảng, bơi nhọ chế độ, hạ thấp uy tín cán bộ, đảng viên nhằm từng bước tước bỏ quyền, vai trò lãnh đạo của Đảng. Để thực hiện đúng quan điểm này, tỉnh Phú Thọ cần chủ động xây dựng được các chương trình, kế hoạch, biện pháp cụ thể trong thực hiện pháp luật phịng, chống tham nhũng. Trong đó, cần tiến hành đồng bộ trên các phương diện, địa bàn; đồng thời cần xác định rõ lộ trình, lựa chọn lĩnh vực, ngành có nguy cơ tham nhũng cao để tập trung một cách có trọng tâm, trọng điểm.
Năm là, nâng cao nhận thức và tránh nhiệm, phát huy sức mạnh tổng hợp
các các cấp, các ngành và tồn xã hội trong thực hiện pháp luật phịng, chống tham nhũng; đồng thời tập trung xây dựng lực lượng chun trách đủ mạnh có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi tham nhũng.
Bài học kinh nghiệm trong thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng thời gian qua ở Phú Thọ cho thấy, để cơng cuộc đấu tranh này có hiệu quả, địa phương cần chú trọng sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành,
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức, đoàn thể quần chúng và của toàn thể nhân dân. Nói cách khác, để thực hiện pháp luật phịng, chống tham nhũng ở tỉnh Phú Thọ, trong thời gian tới cần phát huy sức mạnh tổng hợp, lôi cuốn được mọi chủ thể tham gia một cách tích cực, tự giác. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, do vậy, trong cơng tác phịng, chống tham nhũng phải dựa vào dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực sự tin dân, gần dân, hiểu dân, tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Trong cuộc đấu tranh này, phải phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của các phương tiện thơng tin đại chúng và toàn thể nhân dân; phải động viên được quần chúng tích cực tham gia phát hiện và đấu tranh chống tệ tham nhũng. Mặt khác hết sức chú trọng đến vai trị của báo chí, coi đó là diễn đàn có hiệu quả nhất để nhân dân tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng dưới sự lãnh đạo của Đảng, được diễn ra trên mảnh đất Phú Thọ giàu truyền thống liêm chính “đói cho sạch, rách cho thơm”, giàu truyền thống cơng bằng, tình nghĩa “đánh nhau chia gạo, mời nhau ăn cơm”; lại trải qua hàng ngàn năm ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo coi trọng “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”; “thành ý, chính tâm, tu thân, tích đức, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”… Nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ nhìn chung rất đồng tình với Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương trong công cuộc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, trong sự nghiệp chống tham nhũng. Vấn đề là phải tạo được niềm tin, cơ chế, phát huy tính tích cực của họ, bảo vệ họ trước sự phản công của các thế lực đen tối… thì chắc chắn, nhân dân là người tích cực nhất tham gia vào cơng cuộc phịng, chống tham nhũng.
Bên cạnh việc phát huy sức mạnh tổng hợp trong thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng, tỉnh Phú Thọ nói riêng, tồn quốc nói chung cũng cần tập trung xây dựng các cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng trở thành lực lượng chủ lực, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả trong cơng cuộc đấu
tranh khó khăn, phức tạp này. Việc xây dựng các cơ quan này một cách khoa học, hợp lý với cơ chế hữu hiệu sẽ góp phần tích cực vào cơng cuộc đấu tranh phịng, chống tham nhũng. Đặc biệt, các cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan này phải là những người có năng lực, phẩm chất, đạo đức và bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp cao, đủ sức đương đầu với những thách thức trong đấu tranh với căn bệnh trầm kha của địa phương và của đất nước.