Một số tồn tại, hạn chế trong thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng ở tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 73 - 77)

tham nhũng ở tỉnh Phú Thọ

Bên cạnh những kết quả đạt được trên, trong những năm qua, công tác thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở tỉnh Phú Thọ còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Tình hình tham nhũng chưa có chiều hướng giảm, hành vi tham nhũng ngay càng tinh vi, phức tạp, khó phát hiện nhất là trong một số lĩnh vực nhạy cảm (quản lý tài chính ngân sách; cơng tác đầu tư xây dựng cơ bản; công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên; công tác quản lý, sử dụng tài sản công; trong công tác giáo dục - đào tạo…). Lãnh đạo một số cấp uỷ đảng, chính quyền nhất là cấp cơ sở hoặc đơn vị trực thuộc chưa thực sự quan tâm chỉ đạo thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng; việc tự kiểm tra, thanh tra chưa nhiều, chưa thường xuyên, chưa kịp thời; tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng, cơ quan chưa cao, còn hiện tượng né tránh, đùn đẩy, nể nang và ngại va chạm; việc chủ động phát hiện tham nhũng ở nhiều cơ quan, đơn vị chưa cao. Vai trò của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan đơn vị chưa được phát huy cao; một bộ phận cán bộ, đảng viên, cơng chức, viên chức trình độ chun mơn hạn chế, trong thực thi cơng vụ cịn sai sót, vi phạm. Một số vụ việc tham nhũng đã phát hiện nhưng

quá trình điều tra, xác minh kết luận cịn để kéo dài, xử lý tin báo tội phạm về tham nhũng chưa được thiết lập chặt chẽ, khoa học; chế độ thông tin, tổng hợp, báo cáo về kết quả phòng, chống tham nhũng ở nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện chưa tốt đã có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả phối hợp chỉ đạo, triển khai thực hiện pháp luật phịng, chống tham nhũng trên địa bàn tồn tỉnh. Do vậy, kết quả thực hiện pháp luật phịng, chống tham nhũng, lãng phí của tỉnh cịn chưa tồn diện, chưa động bộ, đặc biệt là lãng phí về mua sắm và tiêu dùng, lãng phí, thất thốt trong xây dựng cơ bản, đầu tư cơng vẫn cịn cao. Có thể thấy những hạn chế của thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng của tỉnh Phú Thọ những năm qua trên một số phương diện sau đây:

Thứ nhất, công tác tổ chức tuyên truyền, quán triệt, triển khai tổ chức

thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng ở một số cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, đơn vị chưa thường xuyên, chưa kịp thời (đến hết ngày 31/12/2011 vẫn còn một số sở, ngành, ban chưa thực hiện việc triển khai và báo cáo kết quả công tác triển khai Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ, Kế hoạch số 2448/KH-UBND của UBND tỉnh và một số văn bản pháp luật mới ban hành về cơng tác phịng, chống tham nhũng gửi Thanh tra tỉnh và Văn phòng Ban Chỉ đạo tỉnh Phú Thọ về phòng, chống tham nhũng theo quy định). Nội dung, hình thức tổ chức tuyên truyền chưa phong phú và chưa được đổi mới cho phù hợp với điều kiện từng cơ quan, đơn vị, địa phương (chủ yếu là tổ chức hội nghị lồng ghép; qua hệ thống truyền thanh, truyền hình tỉnh, huyện, xã hoặc qua một số cuộc thi, trợ giúp pháp lý, qua công tác thanh tra, kiểm tra... theo kế hoạch chung của tỉnh). Chưa có sự sáng tạo trong cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và Luật Phịng, chống tham nhũng nói riêng; chưa phát hiện và nhân rộng các điển hình do đó kết quả tun truyền, hiệu quả giáo dục, ý nghĩa xã hội phần nào cịn nhiều hạn chế. Từ những hạn chế đó, dẫn đến tình trạng nhận thức của một bộ phận cán bộ, cơng chức, viên chức, nhân dân (trong đó có

nhiều cán bộ lãnh đạo các cấp) về pháp luật và thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng chưa đúng, chưa đầy đủ; trong công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai và thực hiện chưa đảm bảo (nội dung, yêu cầu, hình thức, quy mơ), cịn nhiều hạn chế.

Thứ hai, cơng tác nắm, dự báo tình hình tại các cơ quan, địa phương nhằm

phục vụ cho cơng tác phịng ngừa, phát hiện vụ việc tham nhũng của các cơ quan chức năng còn chưa kịp thời. Mặc dù trong 4 năm (2008 - 2011), ngành Thanh tra tỉnh Phú Thọ đã tiến hành 1.355 cuộc thanh tra kinh tế - xã hội tại 4.455 đơn vị cơ sở, 144 cuộc thanh tra thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo và thanh tra thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng tại 906 đơn vị cơ sở; tiếp 26.575 lượt công dân; nhận và xử lý 17.599 đơn, thư (trong đó có 1.037 đơn, thu tố cáo các loại), nhưng số vụ việc tham nhũng được xử lý vẫn còn chưa nhiều. Hầu hết các vi phạm, vụ việc liên quan đến tham nhũng được phát hiện và xử lý là thông qua đơn thư tố giác của công dân. Bản thân các cơ quan nhà nước, người đứng đầu của các cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chưa thật sự chủ động nắm bắt tình hình, xu thế, các biến động và các dấu hiệu tham nhũng của cơ quan, đơn vị, địa phương mình để sớm có sự chấn chỉnh, xử lý hoặc đề xuất xử lý một cách thường xuyên, kịp thời. Qua kiểm tra, thanh tra, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân cho thấy, hầu hết các cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thật sự đề cao trách nhiệm, còn biểu hiện ngần ngại, nể nang, né tránh, đùn đẩy trong việc ngăn ngừa và phát hiện tham nhũng. Nhiều hoạt động liên quan đến phịng ngừa tham nhũng vẫn cịn mang tính hình thức, chẳng hạn việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức. Công tác kiểm tra nội bộ của các cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực sự coi trọng, do đó, tự mình phát hiện kẽ hở, sai sót và vi phạm là điều ít xảy ra. Cơng tác đấu tranh phê bình và tự phê bình trong nội bộ ở một số cơ quan, đơn vị chưa đủ mạnh, chưa thường xuyên, chưa đủ sức để tự phát hiện các hành vi tham nhũng.

Nhìn chung, cơng tác phê bình, tự phê bình cịn mang tính chiếu lệ, chưa thật sự là cơng cụ để góp phần ngăn ngừa, phịng chống các biểu hiện của tham nhũng.

Thứ ba, tính chủ động trong việc tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra, giám

sát nhằm phát hiện các hành vi vi phạm về tham nhũng, nhất là đối với một số lĩnh vực nhạy cảm, dễ nảy sinh nguy cơ tham nhũng, tiêu cực (chính sách an sinh xã hội, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, quản lý và sử dụng ngân sách) chưa cao, chưa cụ thể, chưa chủ động, chưa rõ ràng. Những năm qua, mặc dù hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát được tiến hành khá nhiều, nhưng nhìn chung vẫn cịn mang tính dàn trải, chung chung; khi tiến hành cịn mang tính thụ động, chưa có các kế hoạch từ sớm để có chương trình, nội dung, biện pháp thích hợp. Bên cạnh đó, vẫn cịn tình trạng chồng chéo hoặc buông lỏng trong hoạt động kiểm tra, thanh tra. Nhiều cuộc kiểm tra, thanh tra còn chồng lấn nhau, trùng lắp về mặt nội dung, trong khi đó có một số lĩnh vực, trường hợp lại thiếu sự kiểm sốt một cách kịp thời, dẫn tới tình trạng, một mặt, gây khó khăn, phiền nhiễu cho hoạt động của các đơn vị được kiểm tra, thanh tra; mặt khác, để cho một số vụ việc kéo dài nhiều năm, gây hậu quả phức tạp.

Thứ tư, việc rà soát, triển khai thực hiện quy định pháp luật phòng,

chống tham nhũng còn chậm hoặc chưa đầy đủ (xây dựng và triển khai Chương trình hành động số 07 -CT/TU ngày 27/11/2006, Kế hoạch số 63 -KH/TU ngày 13/3/2009, Quyết định số 3664/2006/QĐ-UBND ngày 29/12/2006, Kế hoạch số 2488/KH-UBND ngày 19/8/2009 về Chiến lược phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; việc thực hiện một số quy định về phòng ngừa tham nhũng; việc triển khai thực hiện quy tắc ứng xử đạo đức nghề nghiệp; việc chuyển đổi vị trí cơng tác... cịn chậm hoặc chưa đầy đủ; việc triển khai kê khai thài sản, thu nhập cho các đối tượng phải kê khai theo quy định chưa đúng quy trình, chưa đầy đủ đối tượng, việc điền các thông tin vào cột, mục chưa đảm bảo...).

Thứ năm, vai trò, trách nhiệm của cơ quan báo chí, doanh nghiệp, Mặt trận

Tổ quốc các cấp và các đồn thể nhân dân trong cơng tác thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng chưa rõ ràng, chưa cụ thể, chưa được đề cao và phát huy hiệu quả. Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể chưa thật sự chủ động phối hợp với nhau hoặc phối hợp chưa thường xuyên với cơ quan Thanh tra tỉnh (là cơ quan thường trực về cơng tác phịng, chống tham nhũng của tỉnh) và Văn phòng Ban Chỉ đạo về phịng, chống tham nhũng tỉnh trong cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, đôn đốc và thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện pháp luật phịng, chống tham nhũng. Cơng tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các vụ việc tham nhũng hoặc liên quan đến tham nhũng, tiêu cực chưa thường xuyên, chưa kịp thời, việc xử lý chưa kiên quyết. Việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo của một số cấp, các ngành về kết quả thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng chưa đầy đủ, chưa kịp thời (cả thời gian và nội dung trong đó có việc báo cáo định kỳ việc kê khai tài sản cho các đối tượng phải kê khai theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng; việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 2448/KH- UBND của UBND tỉnh qua Thanh tra tỉnh…), do đó đã ảnh hưởng nhiều đến công tác theo dõi, chỉ đạo và tổng hợp, báo cáo chung về thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng trên địa bàn toàn tỉnh theo quy định.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w