luật về phòng, chống tham nhũng
Qua thực tiễn thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng ở tỉnh Phú Thọ cho thấy, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng, chống tham nhũng chưa thực sự hiệu quả; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, phối hợp thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng còn chưa thống nhất, dẫn đến hiệu quả của đấu tranh phòng, chống tham nhũng của địa phương còn nhiều hạn chế, bất cập.
Để cho việc thực hiện pháp luật phịng, chống tham nhũng có hiệu quả cần thiết phải đẩy mạnh cơng tác tun truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng một cách sâu rộng tới mọi cơ quan, tổ chức, địa
phương và mọi người dân. Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phải thực sự giúp nhân dân và những cá nhân, tổ chức có liên quan nắm rõ được các quyền, nghĩa vụ của mình cũng như pháp luật về phịng, chống tham nhũng; từ đó hình thành tri thức pháp luật, tình cảm, niềm tin đối với pháp luật, tiến tới có thói quen và hành vi xử sự hợp pháp, tích cực. Trong thời gian tới, tỉnh Phú Thọ cần tập trung các biện pháp cụ thể sau đây:
Thứ nhất, các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh cần quan tâm
hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan như Hội đồng nhân dân, các cơ quan: Thanh tra, Uỷ ban Kiểm tra, Tư pháp, Cơng an, Tịa án, Kiểm sát, Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể, các cơ quan thơng tin đại chúng thực hiện công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật phòng, chống tham nhũng, coi đây là hoạt động thường xuyên, liên tục của các Cấp ủy, chính quyền địa phương.
UBND tỉnh cần chỉ đạo Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể ở tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục triển khai công tác phổ biến, tuyên truyền và thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng (Luật Phịng, chống tham nhũng, Luật Hình sự, các luật khác có liên quan và văn bản hướng dẫn thi hành; Nghị quyết Trung ương ba khóa X, Nghị quyết Trung ương chín khóa X, các văn bản khác ở Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Chương trình hành động số 07 -CT/TU ngày 27/11/2006 của Tỉnh ủy Phú Thọ về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí; Quyết định số 3664/2007/QĐ- UBND về ngày 29/12/2006 về việc thực hiện Chương trình hành động số 07 -CT/TU ngày 27/11/2006 của Tỉnh ủy Phú Thọ, Kế hoạch số 2488/KH-UBND ngày 19/8/2009 về việc triển khai thực hiện Chiến lược về phòng, chống tham nhũng của tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, các văn bản khác của Tỉnh ủy, UBND
tỉnh về cơng tác phịng, chống tham nhũng). Bên cạnh đó, cần gắn cơng tác tuyên truyền với việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đẩy mạnh thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Quy chế giám sát công đồng và một số cuộc vận động lớn trên địa bàn tỉnh nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành động trong mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng.
Thứ hai, về nội dung, các cơ quan chức năng khi xây dựng chương
trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về phịng, chống tham nhũng nói riêng phải tính đến đặc điểm vùng, miền, đối tượng để có giải pháp phù hợp. Do chủ thể của tham nhũng là những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, vì vậy, đối với những đối tượng này cần tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về những điều cấm của pháp luật; về trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong phòng ngừa tham nhũng; về các hậu quả pháp lý khi có hành vi tham nhũng v.v.. Cịn đối với người dân, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng cần cung cấp để đối tượng này hiểu rõ về quyền và trách nhiệm của mình trong đấu tranh phịng, chống tham nhũng. Cần xây dựng được trong lòng người dân thái độ đúng đắn với hành vi tham nhũng, từ đó sẵn sàng tham gia cùng với các cơ quan chức năng trong việc phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng. Ngoài ra, do tâm lý người dân còn biểu hiện lo sợ, e ngại, né tránh việc tố giác hành vi tham nhũng bởi đụng chạm đến những người có chức, có quyền, vì vậy cần thuyết phục và có những giải pháp bảo đảm để người dân yên tâm, dũng cảm đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Đối với các cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng, việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cần tập trung vào việc nhận thức rõ ràng, đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cán bộ, cơng chức, viên chức để họ có khả năng hồn thành nhiệm vụ. Đặc biệt, cần hình thành trong tư duy và hành động của đội ngũ cán bộ, cơng
chức tham gia phịng, chống tham nhũng hệ thống tri thức pháp lý chắc chắn, kỹ năng nghiệp vụ chặt chẽ, bản lĩnh chính trị vững vàng để họ ln sẵn sàng tham gia vào cuộc đấu tranh đầy cam go này.
Thứ ba, về hình thức tuyên truyền, từ trước tới nay việc tuyên truyền
vẫn được thể hiện dưới nhiều dạng như: Sân khấu hố, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, phát tờ rơi, xét xử lưu động, tuyên truyền trên các phương tỉện thông tin đại chúng, trong hội nghị v.v.. nhưng hiệu quả vẫn còn thấp. Thực tế cho thấy, một vụ việc tham nhũng xảy ra trên địa phương luôn tạo được sự quan tâm của dư luận, vì vậy, việc thông báo cụ thể về vụ việc tham nhũng cũng như công khai kết quả giải quyết của các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ góp phần tạo nên luồng dư luận rộng rãi trong nhân dân. Từ đặc điểm này cho thấy, bên cạnh sử dụng hợp lý các hình thức trên, các địa phương ở tỉnh Phú Thọ cần chú trọng hình thức tun truyền pháp luật phịng, chống tham nhũng thơng qua hình thức thơng báo về xử lý tham nhũng qua hệ thống truyền thanh cơ sở. Bởi hiện nay dân cư trên địa bàn các huyện trong tỉnh sống tập trung hình thành các làng bản, thơn xóm; cấu thành nên nó là sự gắn kết các tổ chức đồn thể xã hội, các dịng họ, gia đình. Trong các cụm dân cư này hầu hết đã có hệ thống loa truyền thanh cơng cộng. Đây được coi là phương tiện chủ yếu để đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân. Ngoài ra, hầu hết các đối tượng liên quan đến tham nhũng đều có sự gắn kết chặt chẽ với gia đình, làng xóm. Vì vậy, việc thơng báo cơng khai về xử lý tham nhũng không chỉ tác động đến người vi phạm mà cịn tác động đến gia đình, dịng họ, làng xóm, các tổ chức đồn thể nơi họ hoặc người thân của họ đang sinh hoạt. Từ đó, những người có ý định tham nhũng sẽ có sự thay đổi trong suy nghĩ, hành động, tránh tình trạng rơi vào vịng lao lý, ảnh hưởng đến truyền thống gia đình, dịng họ.
Tuy nhiên, trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng cũng cần chú ý mặt trái của vấn đề, nghĩa là cần
tránh việc gây ra dư luận không tốt, hoặc làm cho người dân hoang mang, mất niềm tin vào Đảng bộ, chính quyền. Điều quan trọng là thơng qua công tác này, các cơ quan chức năng phải góp phần tạo niềm tin trong các tầng lớp nhân dân đối với cơng cuộc đấu tranh phịng, chống tham nhũng, từ đó mỗi người đều tích cực tham gia vào việc thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng trên phạm vi địa phương, cơ quan, đơn vị.