Chấp hành pháp luật phòng, chống tham nhũng của Ban Chỉ dạo phòng, chống tham nhũng tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 58 - 62)

dạo phòng, chống tham nhũng tỉnh Phú Thọ

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương (khoá X) mà cụ thể là Nghị quyết số 294A/2007/UBTVQH12 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XII về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế

hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Tỉnh uỷ Phú Thọ đã chỉ đạo xây dựng Đề án bố trí cán bộ Ban Chỉ đạo và thành lập bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo.

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ có Nghị quyết số 23 -NQ/TU ngày 03/3/2008 về nhân sự Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh; Kết luận số 215-KL/TU ngày 03/3/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về thành lập Ban Chỉ đạo và cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh; Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 629/QĐ-UBND ngày 12/3/2008 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo phịng, chống tham nhũng tỉnh; theo đó Ban Chỉ đạo có 8 thành viên là: Trưởng ban là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Trưởng ban thường trực và các uỷ viên gồm: Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh uỷ, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc sở Nội vụ, Chánh Thanh tra tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Chánh án Toà án nhân dân tỉnh; có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 6, Nghị quyết 294A của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XII và đi vào hoạt động từ ngày 15/3/2008; Ban Chỉ đạo có tài khoản và con dấu riêng.

Thứ nhất, về xây dựng cơ chế hoạt động, phối hợp công tác: Sau khi

được thành lập, Ban Chỉ đạo đã họp, thảo luận và ban hành “Quy chế làm việc”; “Phân công nhiệm vụ” cho từng thành viên Ban Chỉ đạo theo ngành, lĩnh vực, địa phương; dự thảo “Quy chế phối hợp” giữa Thường trực Ban Chỉ đạo với cơ quan Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và Toà án nhân dân tỉnh trong việc đẩy nhanh giải quyết các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp; phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh uỷ tổ chức kiểm tra cơng tác phịng, chống tham nhũng tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.

Thứ hai, về xây dựng chương trình cơng tác hàng năm: Ban Chỉ đạo đều

xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình cơng tác (chương trình cơng tác xây dựng theo quý), trong đó tập trung chủ yếu vào 06 nhóm nhiệm vụ chủ yếu là: Cơng tác tổ chức; công tác tuyên truyền, phổ biến

các loại văn bản pháp luật có liên quan đến phịng, chống tham nhũng; cơng tác phịng ngừa tham nhũng; công tác chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng; cơng tác tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng của tỉnh; thực hiện một số nhiệm vụ đột xuất khi được giao.

Tại các cuộc họp giao ban quý hàng năm, Ban Chỉ đạo đã tiến hành kiểm điểm, đánh giá kết quả công tác của từng thành viên Ban Chỉ đạo, đồng thời triển khai nhiệm vụ của quý tiếp theo; sau cuộc họp đã gửi thông báo ý kiến kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo tới các thành viên Ban Chỉ đạo và các cơ quan, đơn vị liên quan đến từng nội dung để tổ chức thực hiện.

Thứ ba, về việc tiếp nhận, xem xét, chuyển, theo dõi, đôn đốc đơn, thư tố

cáo tham nhũng hoặc liên quan đến tham nhũng tại các cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định; hàng năm Ban Chỉ đạo tiếp nhận từ 50 - 90 đơn khiếu nại, tố cáo; trong đó có 14 - 22 đơn tố cáo về hành vi tham nhũng hoặc liên quan đến tham nhũng.

Thứ tư, về công tác chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong cơng tác phịng,

chống tham nhũng, Ban Chỉ đạo đã tập trung các hoạt động sau đây:

- Tuyên truyền pháp luật về phịng, chống tham nhũng trên các phương tiện thơng tin đại chúng gắn với cuộc vận động “Học tập tấm gương đạo đức, lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, thực hiện “Quy chế dân chủ ở cơ sở” và các cuộc vận động lớn trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng (công khai, minh bạch trong các hoạt động; thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; công tác cải cách hành chính; tăng cường cơng tác thanh tra kinh tế - xã hội và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phịng, chống tham nhũng; rà sốt văn bản quy phạm pháp luật về cơng tác phịng, chống tham nhũng...).

- Tăng cường chỉ đạo các cơ quan chức năng nâng cao hiệu quả công tác phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng; chỉ đạo Công an tỉnh, đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và Toà án nhân dân tỉnh tập trung xử lý các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.

Thứ năm, thành lập, kiện tồn Văn phịng Ban Chỉ đạo: Bộ phận giúp

việc Ban Chỉ đạo là Văn phòng Ban Chỉ đạo (tại Điều 3 - Quyết định số 629/QĐ-UBND ngày 12/3/2008 của UBND tỉnh Phú Thọ), theo đó Văn phịng Ban Chỉ đạo có 07 biên chế gồm: Chánh Văn phịng, Phó Chánh văn phịng, các chun viên nghiệp vụ và nhân viên phục vụ (trong đó có 02 biên chế hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP). Sau khi có ý kiến của Văn phịng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, UBND tỉnh Phú Thọ ban hành Quyết định số 2787/QĐ-UBND ngày 30/9/2008 về việc đổi tên Văn phòng Ban Chỉ đạo thành Bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh Phú Thọ; đồng thời bổ sung thêm 01 biên chế hành chính cho Bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo; cơ cấu tổ chức của Bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo gồm: Trưởng bộ phận, Phó bộ phận, các chuyên viên và nhân viên phục vụ; thành lập Chi bộ cơ sở Đảng trực thuộc Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh (có 07 đảng viên) và Cơng đồn cơ sở (có 09 đồn viên) trực thuộc Cơng đồn viên chức tỉnh.

Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, UBND tỉnh Phú Thọ ban hành Quyết định số 104/QĐ-UBND ngày 12/01/2010 về việc đổi tên và ban hành chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Văn phòng Ban Chỉ đạo tỉnh Phú Thọ về phòng, chống tham nhũng (tương đương với cấp sở) theo Quyết định số 138/2009/QĐ-TTg ngày 09/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ; theo đó cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ban Chỉ đạo gồm: Chánh Văn phịng (là Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo); Phó Chánh văn phịng, các chun

viên (08 biên chế) và nhân viên phục vụ (02 biên chế) chia làm 02 phịng: Hành chính và Nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w